Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải VBT Vật lý lớp 6 - Bài 17: Tổng kết chương 1: Cơ học

Giải VBT Vật lý lớp 6 - Bài 17: Tổng kết chương 1: Cơ học là tài liệu tham khảo môn Vật lý 6 hay dành cho các em học sinh, giúp các em ôn tập và củng cố kiến thức đã học trên lớp, từ đó hoàn thành tốt mục tiêu học tập của mình.

A. Học theo SGK

I – ÔN TẬP

Trước khi trả lời các câu hỏi trong phần này, các em cần tiến hành ôn tập các bài trong chương 1 bằng cách:

- Đọc lại tất cả các bài trong chương (từ bài 1 đến bài 16).

- Học thuộc phần ghi nhớ của tât cả các bài trên.

1. Hãy nêu tên các:

a) Dụng cụ dùng để đo độ dài là thước.

b) Dụng cụ dùng để đo thể tích chất lỏng là bình chia độ.

c) Dụng cụ dùng để đo lực là lực kế.

d) Dụng cụ dùng để đo khối lượng là cân.

2. Tác dụng đẩy, kéo của vật này lên vật khác gọi là lực.

3. Lực tác dụng lên một vật có thể gây ra những kết quả sau đây:

a) Làm vật bị biến dạng.

b) Làm biến đổi chuyển động của vật.

4. Nếu chỉ có hai lực tác dụng vào cùng một vật đang đứng yên mà vật vẫn đứng yên thì hai lực đó gọi là hai lực cân bằng.

5. Lực hút của Trái Đất lên các vật gọi là trọng lực, có phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống, hướng vào tâm Trái Đất, độ lớn của trọng lực gọi là trọng lượng của các vật đó.

6. Dùng tay ép hai đầu của một lò xo bút bi lại. Lực mà lò xo tác dụng lên tay ta gọi là lực đàn hồi.

7. Trên vỏ một hộp kem giặt VISO có ghi 1 kg. Số đó chỉ khối lượng của kem giặt trong hộp.

8. Tìm từ thích hợp để điền vào chỗ trống: 7800kg/m3 là khối lượng riêng của sắt.

9. Hãy tìm từ thích hợp để điền vào các chỗ trống:

- Đơn vị đo độ dài là mét, kí hiệu là m.

- Đơn vị đo thể tích là mét khối, kí hiệu là m3.

- Đơn vị đo lực là niutơn, kí hiệu là N.

- Đơn vị đo khối lượng là kilôgam, kí hiệu là kg.

- Đơn vị đo khối lượng riêng là kilôgam trên mét khối, kí hiệu là kg/m3.

10. Công thức liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng của cùng một vật: P = 10m.

Trong đó P là trọng lượng (N), m là khối lượng (kg).

11. Công thức tính khối lượng riêng theo khối lượng và thể tích: D = m/V

Trong đó: D là khối lượng riêng của vật (kg/m3)

m là khối lượng của vật (kg).

V là thể tích của vật (m3).

12. Ba loại máy cơ đơn giản mà em đã học là: Mặt phẳng nghiêng, ròng rọc, đòn bẩy.

13.

- Kéo một thùng bêtông lên cao để đố trần nhà, người ta thường dùng ròng rọc.

- Đưa một thùng phuy nặng từ mặt đường lên sàn xe tải, người ta thường dùng mặt phẳng nghiêng.

- Cái chắn ôtô tại những điểm bán vé trên đường cao tốc thường có dạng đòn bẩy.

II - VẬN DỤNG

1. Hãy dùng các từ trong 3 ô sau để viết thành 5 câu khác nhau.

Giải VBT Vật lý lớp 6 - Bài 17: Tổng kết chương 1: Cơ học

a) Con trâu tác dụng lực kéo lên cái cày.

b) Người thủ môn bóng đá tác dụng lực kéo lên quả bóng đá.

c) Chiếc kìm nhổ đinh tác dụng lực kéo lên cái đinh.

d) Thanh nam châm tác dụng lực hút lên miếng sắt.

e) Chiếc vợt bóng bàn tác dụng lực đẩy lên quả bóng bàn.

2. Một học sinh đá vào quả bóng. Có những hiện tượng gì xảy ra đối với quả bóng? Hãy chọn câu trả lời đúng nhất.

A. Quả bóng chỉ bị biến dạng

B. Chỉ có chuyển động của quả bóng bị biến đổi.

C. Quả bóng bị biến dạng, đồng thời chuyển động của nó bị biến đổi.

D. Không có sự biến đổi nào xảy ra

Chọn C

Vì quả bóng bị biến dạng, đồng thời chuyển động của nó bị biến đổi.

3*. Có ba hòn bi có kích thước bằng nhau, được đánh số 1, 2, 3. Hòn bi 1 nặng nhất, hòn bi 3 nhẹ nhất. Trong ba hòn bi có một hòn bằng sắt, bằng nhôm và một hòn bằng chì. Hỏi hòn nào bằng sắt, hòn nào bằng nhôm và một hòn bằng chì.? Chọn cách trả lời đúng trong 3 cách trả lời A, B, C.

Cách

Sắt

Nhôm

Chì

A

Hòn bi 1

Hòn bi 2

Hòn bi 3

B

Hòn bi 2

Hòn bi 3

Hòn bi 1

C

Hòn bi 3

Hòn bi 1

Hòn bi 2

Chọn B.

Dựa vào bảng khối lượng riêng (SGK trang 37) ta thấy: Dchì > Dsắt > Dnhôm.

Do vậy, chọn câu trả lời B: hòn bi 2 (sắt), hòn bi 3 (nhôm), hòn bi 1 (chì).

4.

a) Khối lượng riêng của đồng là 8900 kilôgam trên mét khối (kg/m3).

b) Trọng lượng của một con chó là 70 niutơn (N).

c) Khối lượng của một bao gạo là 50 kilôgam (kg).

d Thể tích nước trong một bể nước là 3 mét khối (m3).

5.

a. Muốn đẩy một chiếc xe máy từ vỉa hè lên nền nhà cao 0,4m phải dùng mặt phẳng nghiêng.

b. Người phụ nề đứng dưới đường, muốn kéo bao xi măng lên tầng hai thường dùng một ròng rọc cố định.

c. Muốn nâng đầu một cây gỗ nặng lên cao khoảng l0cm để kê hòn gạch xuống dưới thì phải dùng đòn bẩy.

d. Ở đầu cần cẩu của các xe cẩu người ta có lắp một ròng rọc động. Nhờ thế, người ta có thể nhấc những cỗ máy rất nặng lên cao bằng lực nhỏ hơn trọng lượng của cỗ máy.

6. a) Kéo cắt kim loại có tay cầm dài hơn lưỡi kéo vì để làm cho lực của lưỡi kéo tác dụng vào tấm kim loại lớn hơn lực mà tay tác dụng vào tay cầm.

b) Kéo cắt giấy, cắt tóc có tay cầm ngắn hơn lưỡi kéo vì cắt giấy hay cắt tóc chỉ cần lực nhỏ.

B. Giải bài tập

Các bài tập vận dụng tương tự

Bài 17a trang 62 Vở bài tập Vật Lí 6

Hãy đặt 3 câu với các từ sau đây: mặt phẳng nghiêng, đòn bẩy, ròng rọc.

Bài 17b trang 62 Vở bài tập Vật Lí 6

Một người xách một vật nặng đi lên cầu thang gác. Mỗi bước lên một bậc. Hãy so sánh lực mà tay người ấy tác dụng vào vật với lực mà ta kéo vật lên theo mặt phẳng nghiêng. Hãy chọn câu lập luận đúng.

A. Vì mỗi bước lên một bậc, nên vật nặng cũng sẽ được kéo lên gác theo một đường xiên giống như ta kéo vật lên theo mặt phẳng nghiêng. Do đó, lực mà tay ta tác dụng vào vật hoàn toàn giống như lực kéo vật trên mặt phẳng nghiêng.

B. Vì các bậc thang đều nằm ngang, nên người ấy bước lên thang theo phương thẳng đứng. Do đó, lực mà tay người tác dụng vào vật khi xách vật cũng có phương thẳng đứng, khác với lực mà tay ta kéo vật lên theo mặt phẳng nghiêng.

C. Vì người đi lên theo một đường gãy khúc, nên vật cũng được nâng lên theo một đường gãy khúc. Do đó, lực mà tay ta tác dụng vào vật khi xách không giống như khi kéo vật lên trên mặt phẳng nghiêng.

D. Lập luận như câu A. Tuy nhiên, khi kéo vật trên mặt phẳng nghiêng, ngoài lực tay người kéo vật, còn có lực mà mặt phẳng nghiêng đỡ vật. Do đó, khi xách vật lên cầu thang, tay người một mặt kéo vật lên như kéo trên mặt phẳng nghiêng, mặt khác còn phải giữ vật giống như lực đỡ vật của mặt phẳng nghiêng.

Lời giải:

Chọn B.

Vì lực mà tay người ta dụng vào vật luôn có phương thẳng đứng, chiều từ dưới lên, tính chất này không thay đổi trong mọi cách đi lên của người.

Bài 17c trang 62 Vở bài tập Vật Lí 6

Có thể coi đùi đĩa-bàn đạp của xe đạp như một cái đòn bẩy. Điểm tựa nằm trên trục của đĩa. Lực chân người tác dụng vào bàn đạp, lực cản do xích tác dụng vào mép đĩa. Hãy chọn câu đúng:

A. Đùi đĩa càng ngắn, bán kính đĩa càng lớn thì đạp càng nhẹ.

B. Đùi đĩa càng ngắn, bán kính đĩa càng nhỏ thì đạp càng nhẹ.

C. Đùi đĩa càng dài, bán kính đĩa càng lớn thì đạp càng nhẹ.

D. Đùi đĩa càng dài, bán kính đĩa càng nhỏ thì đạp càng nhẹ.

Lời giải:

Chọn D.

Khi khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của người lớn hơn khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng lực của vật thì ta càng được lợi về lực.

Vật lý lớp 6 - Bài 17: Tổng kết chương 1: Cơ học là bài tổng kết chương, giúp ta ôn lại những kiến thức cơ bản về cơ học đã học trong chương, củng cố lại những nội dung quan trọng của chương 1: Cơ Học. Mời các em ôn tập và vận dụng kiến thức để giải một số bài tập liên quan.

Các tài liệu liên quan:

Trên đây, VnDoc.com đã giới thiệu tới các bạn tài liệu Giải VBT Vật lý lớp 6 - Bài 17: Tổng kết chương 1: Cơ học. Để học tốt môn Vật lý 6, mời các bạn tham khảo thêm Giải bài tập SGK Vật lý 6, Giải bài tập SBT Vật lý 6 và các đề thi học kì 1 lớp 6 môn Vật lý khác.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
11
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giải VBT Vật lý lớp 6

    Xem thêm