Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải VBT Vật lý lớp 6 - Bài 29: Sự sôi (tiếp theo)

Giải VBT Vật lý lớp 6 - Bài 29: Sự sôi (tiếp theo) là tài liệu tham khảo môn Vật lý 6 hay dành cho các em học sinh, giúp các em ôn tập và củng cố kiến thức đã học trên lớp, từ đó hoàn thành tốt mục tiêu học tập của mình.

A. Học theo SGK

II - NHIỆT ĐỘ SÔI

1. Trả lời câu hỏi

Câu C1 trang 98 VBT Vật Lí 6:

Lời giải:

Bắt đầu thấy xuất hiện các bọt khí ở đáy bình từ nhiệt độ 44oC.

Câu C2 trang 98 VBT Vật Lí 6:

Lời giải:

Bắt đầu thấy các bọt khí tách khỏi đáy bình và đi lên mặt nước ở nhiệt độ 76oC.

Câu C3 trang 98 VBT Vật Lí 6:

Lời giải:

Các bọt khí nổi lên tới mặt nước, vỡ tung ra và hơi nước bay lên nhiều (nước sôi) ở nhiệt độ 99oC.

Câu C4 trang 98 VBT Vật Lí 6:

Lời giải:

Trong khi nước sôi, nhiệt độ của nước không tăng.

2. Rút ra kết luận

Câu C5 trang 98 VBT Vật Lí 6:

Lời giải:

Trong cuộc tranh luận của Bình và An (nêu ở phần đầu bài) thì Bình đúng vì trong quá trình nước sôi ở nhiệt độ của nước không thay đổi.

Câu C6 trang 98 VBT Vật Lí 6:

Lời giải:

a) Nước sôi ở nhiệt độ 100oC. Nhiệt độ này gọi là nhiệt độ sôi của nước.

b) Trong suốt thời gian sôi, nhiệt độ của nước không thay đổi.

c) Sự sôi là một sự bay hơi đặc biệt. Trong suốt thời gian sôi, nước vừa bay hơi tạo ra các bọt khí vừa bay hơi trên mặt thoáng.

III – VẬN DỤNG

Câu C7 trang 98 VBT Vật Lí 6:

Lời giải:

Người ta chọn nhiệt độ của hơi nước đang sôi để làm một mốc chia nhiệt độ.

Vì nhiệt độ sôi này không xác định và không đổi trong quá trình nước sôi.

Câu C8 trang 98 VBT Vật Lí 6:

Lời giải:

Để đo nhiệt độ của hơi nước sôi, người ta phải dùng nhiệt kế thuỷ ngân, mà không dùng nhiệt kế rượu vì nhiệt độ sôi của thuỷ ngân cao hơn nhiệt độ sôi của nước, còn nhiệt độ sôi của rượu thấp hơn nhiệt độ sôi của nước.

Câu C9 trang 98 VBT Vật Lí 6:

Lời giải:

+ Đoạn AB của đường biểu diễn ứng với quá trình tăng nhiệt độ của nước (từ 0oC lên 100oC) và thời gian đun là 10 phút.

+ Đoạn BC của đường biểu diễn ứng với quá trình sôi của nước (nước sôi ở 100oC) và thời gian sôi là: (20 - 10) = 10 phút.

Ghi nhớ:

- Sự sôi là sự bay hơi xảy ra cả ở trong lòng chất lỏng và trên mặt thoáng của chất lỏng đó.

- Mỗi chất lỏng sôi ở nhiệt độ nhất định gọi đó là nhiệt độ sôi.

- Trong suốt quá trình sôi, nhiệt độ của chất lỏng đó không thay đổi cho dù ta vẫn tiếp tục cung cấp nhiệt.

B. Giải bài tập

1. Bài tập trong SBT

Bài 28-29.5 trang 99 VBT Vật Lí 6:

Giải VBT Vật lý lớp 6 - Bài 29: Sự sôi (tiếp theo)

Lời giải:

1. – Từ phút 0 đến phút thứ 5 nước ở thể rắn.

- Từ phút 10 đến phút thứ 25 nước ở thể lỏng và thể hơi.

2. - Từ phút 5 đến phút thứ 10 nước ở thể rắn và lỏng.

- Từ phút 25 đến phút thứ 30 nước ở thể lỏng và thể hơi.

3. - Quá trình nóng chảy diễn ra trong khoảng thời gian từ phút thứ 5 đến phút thứ 10.

- Quá trình bay hơi diễn ra trong khoảng thời gian từ phút thứ 5 đến phút thứ 25.

- Quá trình sôi diễn ra trong khoảng thời gian từ phút thứ 25 đến phút thứ 30.

Bài 28-29.6 trang 100 VBT Vật Lí 6:

Thời gian (phút)

0

2

4

6

8

10

12

14

16

Nhiệt độ (oC)

20

30

40

50

60

70

80

80

80

Lời giải:

1. Vẽ đường biểu diễn sự thay đổi theo thời gian

Đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian

Giải VBT Vật lý lớp 6 - Bài 29: Sự sôi (tiếp theo)

2. Từ phút thứ 12 đến phút thứ 16 chất lỏng sôi có nhiệt độ không thay đổi mặc dù vẫn đun.

3. Chất lỏng này không phải là nước vì nhiệt độ sôi không phải ở 100oC, chất lỏng là rượu.

2. Bài tập tương tự

Bài 29a trang 100 Vở bài tập Vật Lí 6: Bảng dưới đây ghi nhiệt độ sôi và nhiệt độ nóng chảy của một số chất

Chất

Nhiệt độ nóng chảy

Nhiệt độ sôi

Chì

327

1613

Nước

0

100

Ôxi

-219

-183

Thủy ngân

-39

357

Lời giải:

1. Chất nào có nhiệt sôi cao nhất?

A. Chì.

B. Nước.

C. Ôxi.

D. Thủy ngân.

Chọn A.

Chì có nhiệt độ sôi là 1613oC.

2. Cặp chất nào sau đây có thể tồn tại ở cả thể lỏng và thể hơi ở trong phòng có nhiệt độ 25oC?

A. Chì và ôxi.

B. Thủy ngân và ôxi.

C. Nước và thủy ngân.

D. Nước và chì.

Chọn C.

Vì ở 25oC cao hơn nhiệt độ móng chảy và thấp hơn nhiệt độ sôi của nước và thủy ngân.

Bài 29b trang 101 Vở bài tập Vật Lí 6: Khi một chất lỏng đang sôi mà thôi không đun nữa thì nhiệt độ của nó sẽ:

A. Giảm.

B. Tiếp tục tăng.

C. Không thay đổi.

D. Giảm hoặc không thay đổi tùy theo từng chất.

Chọn câu trả lời đúng.

Lời giải:

Chọn A.

Khi một chất lỏng đang sôi mà thôi không đun nữa thì nhiệt độ của nó sẽ giảm.

Ở bài học trước chúng ta đã được tìm hiểu về thí nghiệm về Sự sôi và vẽ được đường biểu diễn của nó. Tiếp theo, chúng ta sẽ tiếp tục nghiên cứu về một tính chất quan trọng của sự sôi có tên là Nhiệt độ sôi. Mời các em cùng nhau tìm hiểu bài Bài 29: Sự sôi (tiếp theo).

Các tài liệu liên quan:

Trên đây, VnDoc.com đã giới thiệu tới các bạn tài liệu Giải VBT Vật lý lớp 6 - Bài 29: Sự sôi (tiếp theo). Để học tốt môn Vật lý 6, mời các bạn tham khảo thêm Giải bài tập SGK Vật lý 6, Giải bài tập SBT Vật lý 6 và các đề thi học kì 1 lớp 6 môn Vật lý khác.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giải VBT Vật lý lớp 6

    Xem thêm