Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải VBT Vật lý lớp 6 - Bài 19: Sự nở vì nhiệt của chất lỏng

Giải VBT Vật lý lớp 6 - Bài 19: Sự nở vì nhiệt của chất lỏng là tài liệu tham khảo môn Vật lý 6 hay dành cho các em học sinh, giúp các em ôn tập và củng cố kiến thức đã học trên lớp, từ đó hoàn thành tốt mục tiêu học tập của mình.

A. Học theo SGK

1 - Trả lời câu hỏi

Câu C1 trang 66 VBT Vật Lí 6:

Lời giải:

Khi ta đặt bình vào chậu nước nóng thì mực nước màu trong ống thủy tinh của bình dâng lênkhi nước trong bình được làm nóng, nước nở ra làm tăng thể tích nước.

Câu C2 trang 66 VBT Vật Lí 6:

Lời giải:

Nếu sau đó ta đặt bình cầu vào nước lạnh thì mực nước trong ống thuỷ tinh hạ xuống vì nước lạnh đã co lại.

Câu C3 trang 66 VBT Vật Lí 6: Nhận xét về sự nở vì nhiệt của rượu, dầu và nước.

Lời giải:

Khi cùng tăng nhiệt độ như nhau với ba chất lỏng: rượu, dầu, ước thì rượu nở ra (tăng thể tích) nhiều nhất kế đến là dầu, còn nước tăng thể tích rất ít.

2. Rút ra kết luận

Câu C4 trang 66 VBT Vật Lí 6:

Lời giải:

a) Thể tích nước trong bình tăng khi nóng lên, giảm khi lạnh đi.

b) Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt không giống nhau.

Câu C5 trang 66 VBT Vật Lí 6:

Lời giải:

Khi đun nước, ta không nên đổ đầy ấm vì khi bị đun nóng, nước trong ấm nở ra và tràn ra ngoài.

Câu C6 trang 66 VBT Vật Lí 6:

Lời giải:

Người ta không đóng thật đầy nước ngọt vào chai, vì tránh tình trạng nắp bật ra khi chất lỏng đựng trong chai nở vì nhiệt. Chất lỏng khi nở, bị nắp chai cản trở, nên gây áp lực lớn đẩy bật nắp ra.

Câu C7 trang 66 VBT Vật Lí 6:

Lời giải:

Nếu trong thí nghiệm mô tả ở hình 19.1, ta cắm hai ống có tiết diện khác nhau vào hai bình có dung tích bằng nhau và đựng cùng một lượng chất lỏng, thì khi tăng nhiệt độ của hai bình lên như nhau, mực chất lỏng trong hai ống dâng cao không như nhau vì hai bình chứa cùng loại và cùng lượng chất lỏng nên chúng nở vì nhiệt như nhau khi nhiệt độ tăng, chất lỏng nở vì nhiệt dâng lên trong hai ống có thể tích bằng nhau. Do đó ống nào có tiết diện nhỏ thì mực chất lỏng sẽ cao hơn.

Lưu ý: Tiết diện ống chính là diện tích của mặt cắt vuông góc với trục của ống, tức là diện tích miệng ống hoặc đáy ống. Đồng thời thể tích của ống trụ bằng tích của chiều cao và tiết diện ống.

Ghi nhớ:

- Các chất lỏng nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi.

- Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau. Chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn.

Chú ý: Đối với nước, khi nhiệt độ tăng từ 0oC đến 4oC thì bị co lại chứ không nở ra. Do vậy nước ở 4oC có trọng lượng riêng lớn nhất.

B. Giải bài tập

1. Bài tập trong SBT

Bài 19.1 trang 67 VBT Vật Lí 6: Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra khi đun nóng một lượng chất lỏng?

A. Khối lượng của chất lỏng tăng.

B. Trọng lượng của chất lỏng tăng.

C. Thể tích của chất lỏng tăng.

D. Cả khối lượng, trọng lượng và thể tích của chất lỏng tăng.

Lời giải:

Chọn C.

Khi đun nóng một lượng chất lỏng, ta thấy chất lỏng nở ra nên thể tích của chất lỏng tăng.

Bài 19.2 trang 67 VBT Vật Lí 6: Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra đối với khối lượng riêng của một chất lỏng khi đun nóng một lượng chất lỏng này trong bình thủy tinh?

A. Khối lượng riêng của chất lỏng tăng.

B. Khối lượng riêng của chất lỏng giảm.

C. Khối lượng riêng của chất lỏng không thay đổi.

D. Khối lượng riêng của chất lỏng thoạt đầu giảm, rồi sau đó mới tăng.

Lời giải:

Chọn B.

Ta có khối lượng riêng được tính bằng công thức:

Khi đun nóng một lượng chất lỏng, thể tích chất lỏng tăng lên, khối lượng không đổi nên khối lượng riêng của chất lỏng giảm.

Bài 19.6 trang 67-68 VBT Vật Lí 6: Bảng ghi thể tích của cùng lượng benzen ở những nhiệt độ khác nhau.

Nhiệt độ (0oC)

Thể tích (cm3)

Độ tăng thể tích (cm3)

0

V0 = 1000

ΔV0 = ⋯

10

V1 = 1011

ΔV1 = ⋯

20

V2 = 1022

ΔV2 = ⋯

30

V3 = 1033

ΔV3 = ⋯

40

V4 = 1044

ΔV4 = ⋯

Lời giải:

1. Hãy tính độ tăng thể tích (so với V0) theo nhiệt độ rồi điền vào bảng.

ΔV0 = 0 cm3; ΔV1 = 11 cm3.

ΔV2 = 22 cm3; ΔV3 = 33 cm3; ΔV4 = 44 cm3.

2. Dùng dấu (+) để ghi độ tăng thể tích ứng với nhiệt độ vào hình 19.1 (ví dụ trong hình đã ghi độ tăng thể tích ΔV2 ứng với nhiệt độ 20oC.

Giải VBT Vật lý lớp 6 - Bài 19: Sự nở vì nhiệt của chất lỏng

a) Các dấu + đều nằm trên một đường thẳng.

b) Có thể dựa vào đường biểu diễn này để tiên đoán độ tăng thể tích ở 25oC. Bằng cách:

Ta thấy: cứ tăng 10oC thì ΔV = 11 cm3.

Do đó cứ tăng 5oC thì ΔV = 11:2 = 5,5 cm3.

Vậy độ tăng thể tích ở 25oC là: 22 + 5,5 = 27,5 cm3.

2. Bài tập tương tự

Bài 19a trang 68 Vở bài tập Vật Lí 6: Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra khi đun nóng một lượng chất lỏng?

A. Khối lượng của chất lỏng tăng.

B. Trọng lượng của chất lỏng tăng.

C. Khối lượng riêng và trọng lượng riêng của chất lỏng tăng.

D. Cả ba hiện tượng trên không xảy ra.

Lời giải:

Chọn D.

Khi đun nóng một lượng chất lỏng, thể tích chất lỏng tăng lên, khối lượng, trọng lượng không đổi nên khối lượng riêng và trọng lượng riêng của chất lỏng giảm.

Bài 19b trang 69 Vở bài tập Vật Lí 6: Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra khi làm lạnh một lượng chất lỏng đã được đun nóng?

A. Khối lượng riêng của chất lỏng tăng.

B. Khối lượng riêng của chất lỏng giảm.

C. Khối lượng riêng của chất lỏng mới đầu tăng, sau đó giảm.

D. Khối lượng riêng của chất lỏng không thay đổi.

Lời giải:

Chọn A.

Ta có khối lượng riêng được tính bằng công thức: D = m/V

Do vậy khi làm lạnh một lượng chất lỏng, thể tích chất lỏng giảm đi do chất lỏng co lại, khối lượng, trọng lượng không đổi nên khối lượng riêng và trọng lượng riêng của chất lỏng tăng.

Bài 19c trang 69 Vở bài tập Vật Lí 6: Tại sao để quan sát sự nở vì nhiệt của chất khí ta chỉ cần áp tay vào bình đựng khí, còn để quan sát sự nở vì nhiệt của chất lỏng ta phải nhúng bình đựng chất lỏng vào nước nóng?

Lời giải:

Do chất khí nở vì nhiệt khá nhiều. Sự nở vì nhiệt của chất khí có thể dễ dàng khảo sát bằng mắt thường mà chỉ cần nhiệt độ xấp xỉ nhiệt độ của cơ thể. Còn chất lỏng chỉ có thể dễ dàng quan sát được trong nhiệt độ của nước nóng vì sự nở vì sự nở vì nhiệt của chất lỏng ít hơn. Cũng vì lí do đó nên khi khảo sát sự nở vì nhiệt của chất rắn, ta cần nung trực tiếp chất rắn với lửa.

Bài 19d trang 69 Vở bài tập Vật Lí 6: Tại sao khi nhúng bầu nhiệt kế vào nước nóng thì mực chất lỏng trong nhiệt kế tụt xuống một chút rồi sau đó mới dâng lên?

Lời giải:

Vì khi nhúng bầu nhiệt kế vào nước nóng, bình thủy tinh nhận nhiệt nên nở ra trước, sau đó nước cũng nóng lên và nở ra. Vì nước nở nhiều hơn thủy tinh, nên mực nước trong ống lại dâng lên và dâng lên cao hơn mức ban đầu.

Ở bài trước, các em đã được học về sự nở vì nhiệt của chất rắn. Chúng ta đã biết, chất rắn gặp nóng thì nở ra, gặp lạnh sẽ co lại. Vậy đối với chất lỏng khi gặp nóng hoặc lạnh có xảy ra hiện tượng đó hay không? Nếu có xảy ra thì nó có điểm gì giống và khác chất rắn? Bài 19 môn Vật lý lớp 6: Sự nở vì nhiệt của chất lỏng sẽ giúp chúng ta có được câu trả lời. Mời các em cùng tham khảo.

Các tài liệu liên quan:

Trên đây, VnDoc.com đã giới thiệu tới các bạn tài liệu Giải VBT Vật lý lớp 6 - Bài 19: Sự nở vì nhiệt của chất lỏng. Để học tốt môn Vật lý 6, mời các bạn tham khảo thêm Giải bài tập SGK Vật lý 6, Giải bài tập SBT Vật lý 6 và các đề thi học kì 1 lớp 6 môn Vật lý khác.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giải VBT Vật lý lớp 6

    Xem thêm