Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải VTH Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức bài 40

Giải vở thực hành Khoa học tự nhiên 8 bài 40: Sinh sản ở người sách Kết nối tri thức hay, chi tiết giúp học sinh tham khảo để làm bài tập trong VTH Khoa học tự nhiên 8.

Bài: Sinh sản ở người

Bài 40.1 trang 61 Vở thực hành KHTN 8: Trình bày chức năng của các cơ quan sinh dục nam và nữ.

Lời giải:

- Các cơ quan sinh dục nam có chức năng sản xuất tinh trùng và tiết hormone sinh dục nam (testosterone).

- Các cơ quan sinh dục nữ có chức năng sản xuất trứng; là nơi diễn ra quá trình thụ tinh, thụ thai, nuôi dưỡng thai và sinh con; sản xuất hormone điều hòa quá trình sinh trứng.

Bài 40.2 trang 61 Vở thực hành KHTN 8: Tinh hoàn nằm trong bìu có thuận lợi gì cho việc sản sinh tinh trùng?

Lời giải:

Bìu nằm ngoài cơ thể nên có thể giúp giữ cho nhiệt độ của tinh hoàn thấp hơn nhiệt độ của cơ thể. Tinh hoàn nằm trong bìu giúp tạo điều kiện nhiệt độ thích hợp (khoảng 35oC) cho quá trình sản sinh tinh trùng.

Bài 40.3 trang 61 Vở thực hành KHTN 8: Phân biệt thụ tinh và thụ thai

Lời giải:

- Thụ tinh là quá trình tinh trùng kết hợp với trứng tạo thành hợp tử, quá trình này thường diễn ra ở khoảng 1/3 phía ngoài của ống dẫn trứng (về phía buồng trứng). Hợp tử hình thành di chuyển đến tử cung, vừa di chuyển vừa phân chia tạo thành phôi.

- Thụ thai là quá trình phôi di chuyển đến tử cung và bám vào niêm mạc tử cung để làm tổ.

Bài 40.4 trang 62 Vở thực hành KHTN 8: Quan sát Hình 40.4 và đọc thông tin mục III.1 SGK KHTN 8, em hãy mô tả sự thay đổi độ dày niêm mạc tử cung trong chu kì kinh nguyệt. Theo em, sự thay đổi này có ý nghĩa gì?

Lời giải:

- Ở giai đoạn bắt đầu chu kì kinh nguyệt (khoảng ngày 1 đến ngày 5 của chu kì), lớp niêm mạc tử cung bị bong ra → lớp niêm mạc tử cung mỏng dần. Ở giai đoạn tiếp theo (khoảng ngày 6 đến ngày 28 của chu kì), lớp niêm mạc của tử cung phát triển dày lên dần → lớp niêm mạc tử cung dày nhất vào cuối của chu kì.

- Ý nghĩa: Sự thay đổi độ dày niêm mạc tử cung trong chu kì kinh nguyệt đảm bảo niêm mạc có độ dày thích hợp (không quá mỏng cũng không quá dày) cho sự làm tổ và phát triển của phôi thai.

Bài 40.5 trang 62 Vở thực hành KHTN 8: Cần sử dụng các biện pháp tránh thai trong những trường hợp nào? Tại sao?

Lời giải:

Cần sử dụng các biện pháp tránh thai khi phát sinh quan hệ tình dục nhưng chưa muốn mang thai, không muốn lây truyền các bệnh qua đường tình dục (sử dụng bao cao su). Việc sử dụng các biện pháp tránh thai giúp tránh mang thai ngoài ý muốn và tránh bị truyền nhiễm các bệnh lây truyền qua đường sinh dục.

Bài 40.6 trang 62 Vở thực hành KHTN 8: Hãy cho biết tác dụng của các biện pháp tránh thai sau đây

Biện pháp tránh thai

Tác dụng

Sử dụng thuốc tránh thai hằng ngày

Sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Sử dụng bao cao su

Sử dụng que cấy tránh thai

Sử dụng dụng cụ tử cung

(vòng tránh thai)

Lời giải:

Biện pháp tránh thai

Tác dụng

Sử dụng thuốc tránh thai hằng ngày

Ngăn không cho trứng chín và rụng

Sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Ngăn không cho trứng chín và rụng hoặc ngăn không cho phôi làm tổ trong tử cung

Sử dụng bao cao su

Ngăn không cho tinh trùng gặp trứng

Sử dụng que cấy tránh thai

Ngăn không cho trứng chín và rụng

Sử dụng dụng cụ tử cung (vòng tránh thai)

Ngăn không cho phôi làm tổ trong tử cung

Bài 40.7 trang 62 Vở thực hành KHTN 8: Các bệnh lây truyền qua đường sinh dục có thể gây ra những hậu quả gì?

Lời giải:

Các bệnh lây truyền qua đường sinh dục có thể gây ra các hậu quả nghiêm trọng về sức khoẻ và tâm lí cho người mắc bệnh như tổn thương các cơ quan trong cơ thể, vô sinh, suy giảm miễn dịch,… thậm chí gây tử vong. Nếu phụ nữ mang thai bị mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục dễ bị sảy thai, sinh non và truyền bệnh cho trẻ sơ sinh khi mang thai, sinh nở hoặc cho con bú.

Bài 40.8 trang 62 Vở thực hành KHTN 8: Từ những hiểu biết về các bệnh lây truyền qua đường sinh dục, em hãy đề xuất biện pháp phòng chống các bệnh đó.

Lời giải:

Đề xuất các biện pháp phòng chống các bệnh lây truyền qua đường sinh dục:

- Tiêm vaccine phòng bệnh như viêm gan B, ung thư cổ tử cung,…

- Sống chung thủy một vợ một chồng. Quan hệ tình dục an toàn, sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục.

- Vệ sinh cá nhân và cơ quan sinh dục đúng cách; sinh hoạt điều độ; tập thể dục thường xuyên để nâng cao sức đề kháng của cơ thể.

- Không sử dụng ma túy.

- Không dùng chung các vật dụng cá nhân như bàn chải đánh răng, khăn tắm,…

- Khám sức khỏe và khám phụ khoa định kì. Đến ngay các cơ sở y tế khi có dấu hiệu bất thường ở cơ quan sinh dục hoặc có nguy cơ mắc bệnh.

Bài 40.9 trang 62 Vở thực hành KHTN 8: Bảo vệ sức khoẻ sinh sản vị thành niên có ý nghĩa gì?

Lời giải:

Bảo vệ sức khỏe sinh sản vị thành niên có ý nghĩa giúp trẻ vị thành niên có hệ sinh dục khoẻ mạnh, không mắc các bệnh đường sinh dục, không mang thai ngoài ý muốn,… Từ đó, trẻ có sức khoẻ tốt, tập trung học tập để có được tương lai tốt đẹp hơn.

Bài 40.10 trang 63 Vở thực hành KHTN 8: Em có thể vận dụng những kiến thức về sinh sản để bảo vệ sức khoẻ bản thân như thế nào?

Lời giải:

Em có thể vận dụng những kiến thức về sinh sản để bảo vệ sức khỏe bản thân bằng cách:

- Biết cách vệ sinh cá nhân và cơ quan sinh dục đúng cách để tránh viêm nhiễm.

- Biết cách sinh hoạt điều độ, tập thể dục thường xuyên, chế độ dinh dưỡng hợp lí nhằm nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.

- Biết cách phòng chống các bệnh lây truyền qua đường sinh dục.

- Biết các biện pháp tránh thai và tác dụng của mỗi biện pháp, sử dụng trong các trường hợp cần thiết.

Bài 40.11 trang 63 Vở thực hành KHTN 8: Xây dựng nội dung tuyên truyền nhằm nâng cao hiểu biết về sức khoẻ sinh sản vị thành niên.

Lời giải:

Ví dụ: Nội dung tuyên truyền "Nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng chống AIDS".

• Nguyên nhân gây bệnh AIDS: Bệnh AIDS do virus HIV gây ra. HIV là virus gây suy giảm miễn dịch ở người.

• HIV lây truyền từ người này sang người khác theo 3 con đường:

+ Qua đường máu: Người có vết thương hở, khi tiếp xúc trực tiếp với máu hoặc dịch tiết của người bệnh có nguy cơ lây nhiễm cao. Sử dụng chung bơm kim tiêm, dụng cụ xăm mình,… với người nhiễm HIV cũng khiến bệnh lây lan trong cộng đồng.

+ Qua đường tình dục: Quan hệ tình dục với người nhiễm HIV sẽ có nguy cơ lây bệnh cao, đặc biệt trong trường hợp không sử dụng các biện pháp bảo vệ (bao cao su).

+ Mẹ truyền sang con: Những người mẹ nhiễm HIV có thể truyền virus cho con qua nhau thai và qua sữa mẹ.

• Triệu chứng bệnh AIDS:

Xây dựng nội dung tuyên truyền nhằm nâng cao hiểu biết về sức khoẻ sinh sản

• Biện pháp phòng chống AIDS:

- Tránh xa các tệ nạn xã hội như ma túy, mại dâm,…

- Tiệt trùng các dụng cụ y tế khi sử dụng; không dùng chung bơm kim tiêm; chỉ nhận máu và các chế phẩm máu đã xét nghiệm HIV; không dùng chung các vật dụng như dao cạo, bàn chải đánh răng, bấm móng tay;…

- Kiểm tra sức khỏe trước khi mang thai. Nếu phát hiện nhiễm HIV thì không nên mang thai. Khi mang thai mà nhiễm HIV thì khi sinh con ra cần cách li không cho con bú sữa mẹ.

Bài 40.12 trang 63 Vở thực hành KHTN 8: Một người phụ nữ bị viêm tắc ống dẫn trứng sẽ ảnh hưởng như thế nào đến sự thụ thai?

Lời giải:

Một người phụ nữ bị viêm tắc ống dẫn trứng sẽ khiến tinh trùng và trứng khó gặp nhau trong ống dẫn trứng. Nếu cả hai ống đều bị ngăn chặn hoàn toàn, người phụ nữ khó có thể mang thai tự nhiên mà không cần điều trị hỗ trợ.

Bài 40.13 trang 63 Vở thực hành KHTN 8: Biện pháp nào dưới đây không chỉ giúp tránh thai mà còn phòng ngừa được các bệnh lây truyền qua đường sinh dục?

A. Uống thuốc tránh thai.

B. Thắt ống dẫn tinh.

C. Tính ngày rụng trứng.

D. Sử dụng bao cao su.

Lời giải:

Đáp án đúng là D

Sử dụng bao cao su là biện pháp không chỉ giúp tránh thai mà còn phòng ngừa được các bệnh lây truyền qua đường sinh dục.

Bài 40.14 trang 63 Vở thực hành KHTN 8: Tại sao phụ nữ mang thai không còn xuất hiện kinh nguyệt mỗi tháng?

Lời giải:

Phụ nữ mang thai không còn xuất hiện kinh nguyệt mỗi tháng vì: Nếu trứng được thụ tinh, lớp niêm mạc tử cung sẽ được duy trì nhờ hormone progesterone tiết ra từ thể vàng trong khoảng 3 tháng đầu và từ nhau thai sau đó. Nhờ đó, lớp niêm mạc tử cung không bị bong ra nên không xuất hiện hiện tượng kinh nguyệt.

>>> Bài tiếp theo: Giải VTH Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức bài 41

Trên đây là toàn bộ lời giải Giải Vở thực hành KHTN lớp 8 bài 40: Sinh sản ở người Kết nối tri thức với cuộc sống. Các em học sinh tham khảo thêm KHTN lớp 8 Chân trời sáng tạo KHTN lớp 8 Cánh Diều. VnDoc liên tục cập nhật lời giải cũng như đáp án sách mới của SGK cũng như SBT các môn cho các bạn cùng tham khảo.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Hai lúa
    Hai lúa

    🤠🤠🤠🤠🤠🤠🤠

    Thích Phản hồi 10:15 15/05
    • Người Nhện
      Người Nhện

      🤟🤟🤟🤟🤟🤟🤟🤟

      Thích Phản hồi 10:15 15/05
      • Gấu Đi Bộ
        Gấu Đi Bộ

        😘😘😘😘😘😘😘😘😘

        Thích Phản hồi 10:15 15/05
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        KHTN 8

        Xem thêm