Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải VTH Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức bài 4

Với nội dung bài Giải vở thực hành Khoa học tự nhiên 8 bài 4: Dung dịch và nồng độ sách Kết nối tri thức hay, chi tiết giúp học sinh tham khảo để làm bài tập trong VTH Khoa học tự nhiên 8.

Bài: Dung dịch và nồng độ

Bài 4.1 trang 13 Vở thực hành KHTN 8: Quan sát hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm Nhận biết dung dịch, chất tan và dung môi (trang 20, SGK KHTN 8) và trả lời các câu hỏi sau:

1. Trong các cốc (1), (2), (3), cốc nào chứa dung dịch?

…………………………………………………………………………………………….

Dựa vào dấu hiệu nào để nhận biết?

…………………………………………………………………………………………….

Chỉ ra các chất tan, dung môi trong dung dịch thu được.

…………………………………………………………………………………………….

2. Phần dung dịch ở cốc (4) có phải là dung dịch bão hoà ở nhiệt độ phòng không? Giải thích.

…………………………………………………………………………………………….

Lời giải:

1.

- Cốc (1) và cốc (2) chứa dung dịch.

- Dấu hiệu nhận biết: Do hai cốc này là hỗn hợp đồng nhất của chất tan và dung môi.

- Chỉ ra các chất tan, dung môi trong dung dịch thu được:

Cốc (1): chất tan là muối ăn; dung môi là nước;

Cốc (2): chất tan là copper(II) sulfate; dung môi là nước.

2. Phần dung dịch ở cốc (4) là dung dịch bão hòa ở nhiệt độ phòng. Do ở điều kiện này dung dịch không thể hòa tan thêm chất tan được nữa.

Bài 4.2 trang 14 Vở thực hành KHTN 8: Hãy nêu cách pha dung dịch bão hòa của sodium carbonate (Na2CO3) trong nước.

Lời giải:

Cho dần dần sodium carbonate (Na2CO3) vào cốc chứa một lượng nước xác định (giả sử 200 mL). Khuấy đều cho đến khi Na2CO3 không thể hòa tan thêm được nữa. Tách bỏ chất rắn không tan, ta thu được dung dịch bão hòa.

Bài 4.3 trang 14 Vở thực hành KHTN 8: Ở nhiệt độ 25°C, khi cho 12 gam muối X vào 20 gam nước, khuấy kĩ thì còn lại 5 gam muối không tan. Tính độ tan của muối X.

Lời giải:

Áp dụng công thức:

S=\frac{mct}{m_{H2O}}.100

Trong đó: mnước= 20 gam; mct= 12 – 5 = 7 gam.

S=\frac{7}{20}.100=35(g/100gnước).

Bài 4.4 trang 14 Vở thực hành KHTN 8: Ở 18°C, khi hoà tan hết 53 gam Na2CO3 trong 250 gam nước thì được dung dịch bão hoà. Tính độ tan của Na2CO3 trong nước ở nhiệt độ trên.

Lời giải:

Độ tan của Na2CO3 trong nước ở 18oC là:

S=\frac{mct}{mH2O}.100=\frac{53}{250}.100=21,2(g/100gnước).

Bài 4.5 trang 14 Vở thực hành KHTN 8: Tính khối lượng H2SO4 có trong 20 gam dung dịch H2SO4 98%.

Lời giải:

Khối lượng H2SO4 có trong 20 gam dung dịch H2SO4 98% là:

mct=\frac{C\%.mdd}{100\%}=\frac{98\%.20}{100\%}=19,6(gam).

Bài 4.6 trang 14 Vở thực hành KHTN 8: Trộn lẫn 2 lít dung dịch urea 0,02 M (dung dịch A) với 3 lít dung dịch urea 0,1 M (dung dịch B), thu được 5 lít dung dịch C.

a) Tính số mol urea trong dung dịch A, B và C.

b) Tính nồng độ mol của dung dịch C. Nhận xét về giá trị nồng độ mol của dung dịch C so với nồng độ mol của dung dịch A và B.

Lời giải:

a) Số mol urea trong dung dịch A là: n(A)= 0,02 . 2 = 0,04 (mol).

Số mol urea trong dung dịch B là: n(B)= 0,1 . 3 = 0,3 (mol).

Số mol urea trong dung dịch C là: n(C)= 0,04 + 0,3 = 0,34 (mol).

b) Nồng độ mol của dung dịch C là:

CM(C)=\frac{0,34}{5}=0,068(M).

Ta có: Nồng độ mol của dung dịch A < Nồng độ mol của dung dịch C < Nồng độ mol của dung dịch B.

Bài 4.7 trang 15 Vở thực hành KHTN 8: Tiến hành thí nghiệm Pha 100 gam dung dịch muối ăn nồng độ 0,9% (trang 22 và 23, SGK KHTN 8) và trả lời câu hỏi:

1. Tại sao phải dùng muối ăn khan để pha dung dịch?

2. Dung dịch muối ăn nồng độ 0,9% có thể được dùng để làm gì?

Lời giải:

1. Dùng muối ăn khan pha dung dịch để xác định được chính xác khối lượng chất tan.

2. Dung dịch muối ăn nồng độ 0,9% có thể được dùng để: Làm thuốc nhỏ mắt, thuốc nhỏ mũi, thuốc nhỏ tai, súc miệng và rửa vết thương,…; Dùng làm dịch truyền vào cơ thể để điều trị tình trạng mất nước do một số bệnh lí gây ra…

Bài 4.8* trang 15 Vở thực hành KHTN 8: Hai đồ thị sau cho biết độ tan của oxygen trong nước tinh khiết và trong nước biển ở các nhiệt độ và áp suất khác nhau:

Từ các đồ thị trên hãy đưa ra nhận xét:

a) Khi nhiệt độ tăng, độ tan của oxygen trong nước tinh khiết thay đổi như thế nào?

…………………………………………………………………………………………….

b) Khi áp suất tăng, độ tan của oxygen trong nước tinh khiết thay đổi như thế nào?

…………………………………………………………………………………………….

c) So sánh độ tan của oxygen trong nước tinh khiết và trong nước biển ở:

5oC, 1 atm: ……………………………………………………………

30oC, 4 atm: ……………………………………………………………

Lời giải:

a) Khi nhiệt độ tăng, độ tan của oxygen trong nước tinh khiết giảm dần.

b) Khi áp suất tăng, độ tan của oxygen trong nước tinh khiết giảm dần.

c) So sánh độ tan của oxygen trong nước tinh khiết và trong nước biển ở:

5oC, 1 atm: Độ tan của oxygen trong nước tinh khiết lớn hơn trong nước biển.

30oC, 4 atm: Độ tan của oxygen trong nước tinh khiết lớn hơn trong nước biển.

>>> Bài tiếp theo: Giải VTH Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức bài 5

Trên đây là toàn bộ lời giải Giải Vở thực hành KHTN lớp 8 bài 4: Dung dịch và nồng độ Kết nối tri thức với cuộc sống. Các em học sinh tham khảo thêm KHTN lớp 8 Chân trời sáng tạo KHTN lớp 8 Cánh Diều. VnDoc liên tục cập nhật lời giải cũng như đáp án sách mới của SGK cũng như SBT các môn cho các bạn cùng tham khảo.

Đánh giá bài viết
1 1
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Gấu Bắc Cực
    Gấu Bắc Cực

    😘😘😘😘😘😘😘😘

    Thích Phản hồi 09:22 13/05
    • Ba Lắp
      Ba Lắp

      🖐🖐🖐🖐🖐🖐🖐

      Thích Phản hồi 09:22 13/05
      • Phô Mai
        Phô Mai

        🤠🤠🤠🤠🤠🤠🤠🤠

        Thích Phản hồi 09:22 13/05

        KHTN 8 Kết nối tri thức

        Xem thêm