Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án Âm nhạc 8 tiết 21: Ôn tập bài Khát vọng mùa xuân theo Công văn 551

Giáo án Âm nhạc 8 tiết 21 Ôn tập bài Khát vọng mùa xuân

Giáo án Âm nhạc 8 tiết 21: Ôn tập bài Khát vọng mùa xuân theo Công văn 551 được VnDoc sưu tầm và chia sẻ để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Âm nhạc 8 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn

Tiết 21

Ôn tập bài hát: Khát vọng mùa xuân

Ôn tập: Tập đọc nhạc số 5

Âm nhạc thường thức: Nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn

và bài hát Biết ơn Võ Thị Sáu

I.Mục tiêu:

1. Kiến thức.

- HS thuộc bài hát “Khát vọng mùa xuân” và tập hát diễn cảm.

- Đọc đúng TĐN số 5 và hát lời chính xác.

- HS biết nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn là một tác giả có nhiều đóng góp cho nền âm nhạc cách mạng hiện đại, bài hát “Biết ơn Võ Thị Sáu” là một tác phẩm xuất sắc của ông.

2. Kĩ năng.

- HS hát kết hợp vận động theo nhạc, tập hát diễn cảm, hát hòa giọng.

3. Thái độ.

- HS biết ơn các nhạc sĩ sáng tác đã có nhiều đóng góp cho sự phát triển của nên âm nhạc Việt Nam.

4. Định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh

- Phẩm chất:Có những cảm xúc lạc quan yêu đời, những ước mơ dạt dào của tuổi trẻ trước mùa xuân và cuộc sống.

- Năng lực chung: Năng lực tự học, giải quyết vấn đề.

- Năng lực chuyên biệt: Qua bài học giúp học sinh hình thành 5 năng lực Âm nhạc là: Năng lực thực hành âm nhạc, năng lực hiểu biết âm nhạc, năng lực trình diễn âm nhạc, năng lực cảm thụ âm nhạc, năng lực sáng tạo âm nhạc

II- Chuẩn bị của GV:

1. Giáo viên: Đàn Organ., loa. SGK.

- Ảnh chân dung nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn, chị Võ Thị Sáu. Tập đàn và hát các bài hát của nhạc sĩ như: “Em yêu hoà bình”, “Quê em”, “Chiều trên bến cảng”.

2. Học sinh: Chuẩn bị trước bài học, SGK, vở ghi.

III. Phương pháp:

-Thuyết trình, đặt vấn đề, gợi mở, thực hành, hoạt động nhóm

IV. Tiến trình dạy học.

1. Ổn định. (1p)

2. Kiểm tra bài cũ.

3. Bài mới.

HĐ CỦA GV

NỘI DUNG

HĐ CỦA HS

GV ghi bảng

GV đàn

GV hướng dẫn

GV ghi bảng

GV đàn

GV h/dẫn

GV yêu cầu

GV h/dẫn

GV ghi bảng

GV yêu cầu

GV hỏi

GV thuyết trình

GV thực hiện

GV ghi bảng

GV giới thiệu

GV thực hiện

GV hỏi

I. Ôn hát: Khát vọng mùa xuân

Nhạc Mô – Da

Phỏng dịch lời Việt: Tô Hải

1. Luyện thanh:

2. Ôn tập:

- Hướng dẫn cho hs hát và vận động phụ hoạ nhẹ nhàng.

- Chia nhóm hát lĩnh xướng và hoà giọng.

- Hướng dẫn từng nhóm trình bày bài hát theo cách hát lĩnh xướng và hoà giọng.

II. Ôn tập đọc nhạc: TĐN số 5 - Làng tôi

1. Đọc gam C

2. Ôn tập:

- Cho học sinh nghe lại giai điệu của bài TĐN 1 lần để các em nhớ lại.

- Từng nhóm đọc nhạc và gõ phách.

3. Kiểm tra:

- Gọi 2 em lên bảng trình bày bài hát

- Gọi 2 em lên bảng trình bày bài TĐN (đọc nhạc và đánh nhịp).

* Trò chơi âm nhạc:

Gv đàn 3-4 nốt nhạc trong một câu bất kì cho hs nghe và nhận biết đó là câu nào và đọc lại nguyên vẹn câu nhạc đó.

- GV gõ tiết tấu 1 tiết nhạc bất kì cho hs phát hiện đó là tiết tấu của tiết nhạc nào và gõ lại.

III. Âm nhạc thường thức:

1. ‘’’

Nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn:

- Gọi 2 em đọc sgk/ 43

? Em hãy nêu đôi nét về cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn?

- Ông sinh năm 1929, quê ở Hà Nội. Ông vừa là nhạc sĩ, vừa là hoạ sĩ.

- Ông tham gia cách mạng từ tháng 8 -1945.

- Tác phẩm đầu tiên của ông là bài hát “Ca ngợi Tổ quốc”.

- Các tác phẩm tiêu biểu: Biết ơn Võ Thị Sáu, Noi gương Lý Tự Trọng, Nguyễn Viết Xuân, Bài ca người lái xe, Chiều trên bến cảng, Hà Nội- một trái tim hồng,…

- Đặc điểm âm nhạc của ông là phóng khoáng, tươi trẻ và đậm chất trữ tình.

- Ông được Nhà nước trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học- nghệ thuật.

- Cho hs nghe một số trích đoạn các bài hát khác như: Bài ca người lái xe, chiều trên bến cảng.

2. Bài hát “Biết ơn Võ Thị Sáu”.

- Bài hát được nhạc sĩ sáng tác vào năm 1958 – khi đất nước còn tạm thời bị chia cắt làm 2 miền.

- Cho hs nghe bài hát 2 lần qua đĩa CD

? Nêu cảm nhận của em về bài hát “Biết ơn Võ Thị Sáu”? (Giai điệu của bài hát nhẹ nhàng, mềm mại, tác phẩm gây xúc động cho người nghe về tấm gương hi sinh anh dũng của người con gái trẻ tuổi, quyết không chịu khuất phục trước mũi súng quân thù.)

4. Củng cố. (4p)

- HS nhắc lại nội dung của bài học.

- HS đọc lại bài TĐN một lần.

5. Dặn dò. (1p)

- Về nhà học và chuẩn bị bài mới.

HS ghi bài

HS luyện thanh

HS thực hiện

HS ghi bài

HS đọc gam C

HS thực hiện

HS lên ktra

HS t/gia trò chơi

HS ghi bài

HS đọc sgk

HS trả lời

HS nghe và ghi bài

HS nghe và cảm nhận

HS ghi bài

HS nghe

HS nêu cảm nhận

V. Rút kinh nghiệm giờ dạy:

................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Bài tiếp theo: Giáo án Âm nhạc 8 tiết 22: Học hát: Nổi trống lên các bạn ơi theo Công văn 551

Mời quý thầy cô tham khảo thêm: Thư viện Giáo Án điện tử VnDoc

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án lớp 8

    Xem thêm