Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án Đạo đức lớp 5 bài 12: Em yêu hoà bình - Tiết 2

Giáo án môn Đạo đức lớp 5

Giáo án Đạo đức lớp 5 bài 12: Em yêu hoà bình - Tiết 2 được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Đạo đức 5 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

Giáo án Đạo đức lớp 5 bài: Thực hành giữa học kì 2

Giáo án Đạo đức lớp 5 bài 12: Em yêu hoà bình - Tiết 1

Giáo án Đạo đức lớp 5 bài 13: Em tìm hiểu về Liên Hợp Quốc - Tiết 1

I. Mục tiêu cần đạt:

  • Hs nêu được những điều tốt đẹp do hoà bình đem lại cho trẻ em.
  • Nêu được các biểu hiện của hoà bình trong cuộc sống hàng ngày.
  • Yêu hoà bình, tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ hoà bình phù hợp với khả năng do nhà trường, địa phương tổ chức.

II.Các kĩ năng sống:

  • Kĩ năng xác định giá trị (nhận thức được giá trị của hoà bình, yêu hoà bình).
  • Kĩ năng tác hợp với bạn bè.
  • Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm.
  • Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về các hoạt động bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh ở Việt Nam và trên thế giới.
  • Kĩ năng trình bày suy nghĩ/ ý tưởng về hoà bình và bảo vệ hoà bình.

III. Phương pháp kĩ thuật dạy – học:

Thảo luận nhóm; động não; trình bày 1 phút; phòng tranh; hoàn tất một nhiệm vụ.

IV. Phương tiện dạy – học:

1/ GV: Thẻ màu dùng cho hoạt động dạy học.

2/ HS: Dụng cụ học tập.

V. Các hoạt động dạy – học:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Kiểm tra sĩ số

2. Kiểm tra bài cũ:

Cho HS nêu phần ghi nhớ bài 12.

- GV nhận xét.

3. Bài mới:

a) Giới thiệu bài:

- GV nêu mục tiêu tiết học.

- Ghi tên bài lên bảng.

b) Các hoạt động

Hoạt động 1: Giới thiệu các tư liệu đã sưu tầm

- Yêu cầu HS giới thiệu trước lớp các tranh, ảnh, bài báo về các hoạt động bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh mà các em đã sưu tầm được.

- GV nhận xét, giới thiệu thêm một số tranh ảnh, băng hình và kết luận:

+ Thiếu nhi và nhân dân ta cũng như các nước đã tiến hành nhiều hoạt động để bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh.

+ Chúng ta cần tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh do nhà trường, địa phương tổ chức.

b. Hoạt động 2: Vẽ cây hoà bình

- GV chia nhóm và hướng dẫn các nhóm vẽ "Cây hoà bình" ra giấy khổ to:

+ Rễ cây là các hoạt động bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh, là các việc làm, các cách ứng xử thể hiện tình yêu hoà bình trong sinh hoạt hằng ngày.

+ Hoa, quả và lá cây là những điều tốt đẹp mà hoà bình đã đem lại cho trẻ em nói riêng và mọi người nói chung.

- GV kết luận: Hoà bình mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho trẻ em và mọi người. Song để có được hoà bình, mỗi người chúng ta cần phải thể hiện tinh thần hoà bình trong cách sống và ứng xử hằng ngày; đồng thời cần tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh.

4. Củng cố - dặn dò:

- Yêu cầu HS nhắc lại nội dung bài học.

- Nhận xét

- Yêu cầu vài HS nhận xét tiết học

- Nhận xét tiết học

- Báo cáo sĩ số

- Hát vui.

- 3 HS tiếp nối nhau trình bày.

- Vài HS nhận xét.

- Cả lớp nhận xét bổ sung.

- Lắng nghe.

- Nhiều HS nhắc lại tên bài, đồng thanh.

- HS trưng bày kết quả đã làm việc ở nhà và giới thiệu trước lớp.

- HS lắng nghe.

- HS thảo luận, vẽ tranh.

* Những hoạt động và việc làm để gìn giữ hoà bình:

+ Đấu tranh chống chiến tranh.

+ Phản đối chiến tranh.

+ Đoàn kết, hữu nghị với bạn bè.

+ Giao lưu với các bạn bè thế giới.

+ Biết cách đối thoại để cùng làm việc.

+ Ký tên phản đối chiến tranh xâm lược.

+ Gửi quà ủng hộ trẻ em và nhân dân các vùng có chiến tranh.

* Những điều tốt đẹp mà hoà bình đem lại:

+ Trẻ em được đi học

+ Trẻ em có cuộc sống đầy đủ

+ Mọi gia đình được sống no đủ

+ Thế giới được sống yên ấm

+ Mọi đất nước được phát triển

+ Không có chiến tranh

+ Không có người chết

+ Không có người bị thương

+ Trẻ em không bị mồ côi

+ Trẻ em không bị tàn tật

- Đại diện từng nhóm giới thiệu về tranh của nhóm mình. Các nhóm khác nhận xét.

- Nêu nội dung bài học

- 2, 3 em nhận xét; cả lớp nhận xét.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
6
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án Đạo Đức 5

    Xem thêm