Giáo án lớp 2 sách Kết nối tri thức học kỳ 1

Giáo án lớp 2 học kì 1 sách Kết nối tri thức với cuộc sống là tài liệu được biên soạn theo quy định dành cho các thầy cô tham khảo, lên kế hoạch giảng dạy cụ thể, chuẩn bị hiệu quả cho các Giáo án điện tử lớp 2 tốt hơn.

Do giáo án rất dài, VnDoc chỉ show một số bài, các bạn ấn vào nút tải về để lấy trọn bộ kì 1!

Giáo án lớp 2 sách Kết nối tri thức - Tuần 1

Giáo viên: ….

Lớp: 2A...

Tuần: 1 – Tiết: 1 + 2

Thứ........ ngày..... tháng…. năm ……

KẾ HOẠCH DẠY HỌC

Môn: TIẾNG VIỆT

Bài 1: Tôi là học sinh lớp 2

Tập đọc: Tôi là học sinh lớp 2

I. Mục tiêu:

Sau bài học, HS:

* Kiến thức, kĩ năng

1. a. Đọc đúng các tiếng có âm dễ lẫn do ảnh hưởng của phát âm địa phương. Bước đầu

biết đọc đúng lời kể chuyện và lời nói trực tiếp của nhân vật được đặt trong dấu ngoặc kép với ngữ điệu phù hợp.

b. Nhận biết được các sự việc trong câu chuyện Tôi là học sinh lớp 2. Hiểu được cảm xúc háo hức, vui vẻ của bạn học sinh trong ngày khai giảng năm học lớp 2.

2. Biết viết chữ viết hoa A (chữ cỡ vừa và cỡ nhỏ); viết câu ứng dụng Ánh nắng tràn ngập sân trường.

3. Nhận biết được các sự việc trong tranh minh hoạ về kì nghỉ hè của các bạn nhỏ; nói được điều đáng nhớ trong kì nghỉ hè của mình.

- Đọc đúng, rõ ràng toàn bài, biết nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phẩy giữa các cụm từ.

- Trả lời được các câu hỏi. Hiểu và nắm được nội dung chính của bài.

II. Đồ dùng dạy học:

1. Giáo viên: Laptop; máy chiếu; clip, slide tranh minh họa, ...

+ Cách đọc - hiểu thể loại truyện tự sự. Chú ý cách đọc lời người kể chuyện theo ngôi thứ nhất và cách chuyển đổi giọng đọc lời nhân vật theo lời dẫn trực tiếp.

+ Sưu tầm tranh ảnh về các hoạt động của trẻ em trong kì nghỉ hè để HS tham khảo trong phần Nói và nghe.

+ Mẫu chữ viết hoa A.

2. Học sinh: SHS, vở Tập viết 2 tập 1, bảng con, ...

III. Các hoạt động dạy và học:

TIẾT 1: LUYỆN ĐỌC

TG

ND các hoạt động dạy học

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

3

2

8

10

5

4

2

1. Khởi động

* Giới thiệu bài

2. Đọc văn bản

a. Đọc mẫu

b. Chia đoạn

c. Đọc đoạn

d. Đọc toàn văn bản

* Củng cố

- GV chiếu đoạn phim có hình ảnh lớp những ngày đầu đi học trên nền nhạc bài “Ngày đầu tiên đi học”.

+ Cảm xúc

của em ngày đầu đi học thế nào?

- GV cho HS quan sát tranh minh hoạ, thấy được hình ảnh ngôi trường, cảnh HS nô đùa, cảnh phụ huynh dắt tay con đến trường.

- GV dẫn dắt: Năm nay các em đã lên lớp 2, là anh chị của các em học sinh lớp 1. Quang cảnh ngày khai trường, ngày đầu đến lớp đã trở nên quen thuộc với các em, không còn bỡ ngỡ như năm ngoái nữa. Đây là bài học trong chủ điểm Em lớn lên từng ngày mở đầu môn Tiếng Việt học kì 1, lớp 2 sẽ giúp các em hiểu: mỗi ngày đến trường là một ngày vui, là mỗi ngày em học được bao điều mới lạ để em lớn khôn.

- GV dẫn dắt vào bài đọc bằng cách cho HS trả lời một số câu hỏi gợi ý:

+ Em đã chuẩn bị những gì để đón ngày khai giảng? (đồ dùng học tập, trang phục,...)

+ Em chuẩn bị một mình hay có ai giúp em?

+ Em cảm thấy như thế nào khi chuẩn bị cho ngày khai giảng?

- GV mời 2 - 3 HS nói về những việc mình đã chuẩn bị cho ngày khai giảng.

- GV nhận xét, chuyển ý giới thiệu bài.

GV giới thiệu về bài đọc: Các em ạ, có một câu chuyện kể về một bạn học sinh lớp 2 rất háo hức đón ngày khai trường. Chúng ta cùng nghe bạn kể lại nhé!

- GV ghi đề bài: Tôi là học sinh lớp 2.

- GV đọc mẫu toàn VB, rõ ràng, ngắt nghỉ hơi đúng, dừng hơi lâu hơn sau mỗi đoạn.

- GV hướng dẫn cách đọc lời của nhân vật được đặt trong dấu ngoặc kép.

- GV HD HS chia đoạn.

+ Bài này được chia làm mấy đoạn?

- GV cùng HS thống nhất.

- GV chia nhóm để HS thảo luận, cử đại diện đọc đoạn bất kì theo y/c của GV.

- GV: Sau khi đọc, em thấy tiếng, từ nào khó đọc?

- GV cho HS nêu một số từ ngữ dễ phát âm nhầm do ảnh hưởng của tiếng địa phương.

- GV đọc mẫu từ khó. Yêu cầu HS đọc từ khó.

- GV đưa câu dài và hướng dẫn HS ngắt nghỉ hơi đúng và luyện đọc.

- GV nghe và chỉnh sửa cách phát âm, cách ngắt nghỉ hơi cho HS.

- Gọi 3 HS đọc nối tiếp đoạn.

- GV lắng nghe và sửa sai cho HS.

- GV hướng dẫn HS hiểu nghĩa của từ ngữ đã chú giải trong mục Từ ngữ.

- GV đưa thêm những từ ngữ có thể khó đối với HS.

- Em hãy nói câu có chứa từ ngữ háo hức.

- GV HD luyện đọc theo nhóm.

- GV giúp đỡ HS trong các nhóm gặp khó khăn khi đọc bài, tuyên dương HS đọc tiến bộ.

- GV tổ chức cho HS đọc thi đua.

- GV hướng dẫn HS nhập vai mình là nhân vật Nam, thể hiện giọng vui vẻ hào hứng.

- Gọi HS đọc toàn VB.

- GV cùng HS nhận xét, sửa lỗi phát âm (nếu có).

+ Hôm nay, em đã học những nội dung gì?

- GV tóm tắt nội dung chính.

+ Sau khi học xong bài hôm nay, em có cảm nhận hay ý kiến gì không?

- GV tiếp nhận ý kiến.

- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.

- HS xem và hát theo.

+ HS trả lời theo cảm nhận của mình.

- HS quan sát tranh minh hoạ.

- HS thảo luận nhóm 2.

+ Em đã cùng mẹ mua ba lô mới, đồng phục mới…

+ Em được mẹ chuẩn bị cho.

+ Em có cảm giác rất hồi hộp, phấn khởi,...

+ Em thấy vui và háo hức…

- Đại diện các nhóm chia sẻ, các nhóm khác nhận xét bổ sung.

- HS lắng nghe.

- HS nhắc lại, mở vở ghi đề bài.

- HS lắng nghe.

- Đọc lời của nhân vật với giọng nhanh, thể hiện cảm xúc phấn khích, vội vàng.

- HS chia đoạn theo ý hiểu.

- Lớp lắng nghe và đánh dấu vào sách.

- Bài được chia làm 3 đoạn:

+ Đoạn 1: Từ đầu đến “sớm nhất lớp”.

+ Đoạn 2: Từ “Tôi háo hức”… đến “cùng các bạn”.

+ Đoạn 3: phần còn lại.

- HS thảo luận, cử đại diện.

- HS đọc nối tiếp đoạn lần 1.

- HS nêu từ tiếng khó đọc mà mình vừa tìm.

+VD: loáng, rối rít, ríu rít, rụt rè, níu, vùng dậy.

- HS luyện đọc từ ngữ khó.vừa tìm (CN, nhóm, ĐT).

- HS luyện đọc câu dài.

VD: Nhưng vừa đến cổng trường, tôi đã thấy mấy bạn cùng lớp đang ríu rít nói cười/ ở trong sân.

+ Ngay cạnh chúng tôi,/ mấy em lớp 1/ đang rụt rè/ níu chặt tay bố mẹ, thật giống tôi năm ngoái.

- 3 – 4 HS đọc câu.

- HS nhận xét và đánh giá mình, đánh giá bạn.

- HS đọc nối tiếp đoạn (lượt 2-3).

- HS cùng GV nhận xét, đánh giá.

- HS lắng nghe, tự chỉnh sửa cho đúng.

- HS đọc giải nghĩa từ trong sách học sinh.

+ loáng (một cái): rất nhanh

+ níu: nắm lấy và kéo lại

+ lớn bổng: lớn nhanh và vượt hẳn lên

+ tủm tỉm: kiểu cười không mở miệng, chỉ cử động môi một cách kín đáo

+ háo hức: vui sướng nghĩ đến và nóng lòng chờ đợi một điều hay, vui sắp tới

+ ríu rít: từ diễn tả cảnh trẻ em tụ tập cười nói rộn ràng như bầy chim;

+ rụt rè: tỏ ra e dè, không mạnh dạn làm gì đó

VD: Em háo hức mong chờ ngày khai trường.

- Từng nhóm 3 HS đọc nối tiếp 3 đoạn trong nhóm (như 3 HS đã làm mẫu trước lớp).

- HS góp ý cho nhau.

- HS đọc thi đua giữa các nhóm

- 2HS nhập vai và đọc theo lời nhân vật.

- 1-2HS đọc toàn bài.

- HS nhận xét và đánh giá.

- HS nêu nội dung đã học.

- HS nêu cảm nhận sau tiết học.

- HS lắng nghe.

TIẾT 2: TÌM HIỂU BÀI

3

4

10

12

3

* Ôn tập và khởi động

3. Trả lời câu hỏi

4. Luyện đọc lại

5. Luyện tập theo văn bản đọc

* Củng cố

-Học sinh vận động tại chỗ

- GV cho HS đọc lại toàn bài.

- GV hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung bài và trả lời các câu hỏi theo hình thức hoạt động nhóm.

+ GV nêu câu hỏi, yêu cầu các nhóm thảo luận trong nhóm để nêu câu trả lời.

- GV cho HS đọc lại đoạn 1 của bài.

Câu 1. Những chi tiết nào cho thấy bạn nhỏ rất háo hức đến trường vào ngày khai giảng:

a. vùng dậy

b. muốn đến sớm nhất lớp

c. chuẩn bị rất nhanh

d. thấy mình lớn bổng lên

- GV và HS nhận xét.

- GV và HS thống nhất đáp án.

- GV khen các nhóm đã tích cực trao đổi và tìm được đáp án đúng.

- Nếu HS trả lời câu hỏi nhanh, GV có thể mở rộng câu hỏi:

+ Em có cảm xúc gì khi đến trường vào ngày khai giảng?

- GV chốt ý, chuyển câu hỏi 2.

Câu 2. Bạn ấy có thực hiện được mong muốn đến sớm nhất lớp không? Vì sao?

- GV tổ chức HS làm việc cả lớp.

- GV và HS thống nhất đáp án.

- GV và HS nhận xét.

Câu 3. Bạn ấy nhận ra mình thay đổi như thế nào khi lên lớp 2?

- GV nêu câu hỏi, HS tìm câu trả lời

+ GV và HS nhận xét thống nhất đáp án.

- GV có thể mở rộng câu hỏi liên hệ bản thân:

+ Các em thấy mình có gì khác so với khi các em vào lớp 1?

+ Các em thấy mình có gì khác so với các em lớp 1?

- GV cùng HS nhận xét đánh giá thi đua.

- GV cho HS đọc diễn cảm cả bài.

- GV lắng nghe và sửa chữa cho HS (nếu có).

- GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm 4.

Câu 1. Từ nào dưới đây nói về các em lớp 1 trong ngày khai trường?

a. ngạc nhiên b. háo hức c. rụt rè

- GV và HS thống nhất đáp án đúng (đáp án c).

Câu 2. Thực hiện các yêu cầu sau:

a. Nói lời chào tạm biệt mẹ trước khi đến trường.

- Tổ chức làm việc cả lớp:

+ GV mời 1 - 2 HS nói lời chào tạm biệt mẹ trước khi đi đến trường.

+ GV và cả lớp góp ý.

- GV hướng dẫn HS luyện tập theo cặp/ nhóm.

+ GV động viên HS đưa ra các cách nói lời chào tạm biệt khác nhau.

+ GV khuyến khích HS mở rộng thêm các tình huống khác nhau để nói lời tạm biệt mẹ.

b. Nói lời chào thầy, cô giáo khi đến lớp.

- GV tổ chức làm việc cả lớp:

+ GV mời 2 HS đóng vai. 1 đóng vai thầy/ cô giáo, 1 đóng vai HS.

- GV và cả lớp góp ý.

+ Hôm nay, em đã học những nội dung gì?

- GV tóm tắt nội dung chính.

+ Sau khi học xong bài hôm nay, em có cảm nhận hay ý kiến gì không?

- GV tiếp nhận ý kiến.

- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.

* HS hát tập thể bài Đi học

- 1-2HS đọc bài Tôi là học sinh lớp 2.

- HS đọc câu hỏi và xác định yêu cầu bài.

- 2 HS đọc lại đoạn 1.

- HS làm việc nhóm 4. 1HS đọc to từng câu hỏi, các bạn cùng nhau trao đổi và trả lời cho từng câu hỏi.

+ Đáp án: a, b, c

- Từng em nêu ý kiến của mình, cả nhóm góp ý.

- Cả nhóm thống nhất lựa chọn các đáp án.

- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả. (Một nhóm nêu câu hỏi, một nhóm trả lời và đổi lại).

- Nhóm khác nhận xét, đánh giá.

- HS nêu theo cảm xúc thật của mình.

- 1HS đọc câu hỏi 2.

- HS xác định yêu cầu bài.

- HS làm việc chung cả lớp.

- 1 HS đọc lại đoạn 2, lớp đọc thầm đoạn 2.

- Một số (2 - 3 HS trả lời câu hỏi).

+ Bạn ấy không thực hiện được mong muốn đó vì các bạn khác cũng muốn đến sớm và nhiều bạn đã đến trước bạn ấy.

- HS nhận xét, góp ý cho bạn

- 1HS đọc câu hỏi 2.

- HS xác định yêu cầu bài.

- HS làm việc chung cả lớp.

- 2 - 3 HS trả lời câu hỏi.

+ Bạn ấy thấy mình lớn bổng lên.

- HS nhận xét, góp ý cho bạn.

- Gợi ý: Điểm khác biệt có thể là về tính cách của bản thân (tự tin, nhanh nhẹn hơn), học tập (đã biết đọc, biết viết/ đọc viết trôi chảy), quan hệ bạn bè (nhiều bạn bè hơn, biết tất cả các bạn trong lớp, có bạn thân trong lớp,...), tình cảm với thầy cô (yêu quý các thầy cô), tình cảm với trường lớp (biết tất cả các khu vực trong trường, nhớ vị trí các lớp học,...

- HS liên hệ bản thân.

- HS nhận xét, góp ý cho bạn.

- HS lắng nghe.

- 1-2 HS đọc lại cả bài.

- Cả lớp đọc thầm theo.

- HS làm việc theo nhóm 4.

- Từng HS nêu đáp án và lí do lựa chọn đáp án của mình.

- Đại diện nhóm nêu kết quả.

- HS nhận xét và bổ sung ý kiến.

- 1 - 2 HS nói lời chào tạm biệt mẹ trước khi đi đến trường.

VD: Con chào mẹ, con đi học đấy ạ.

- HS làm việc theo cặp đôi.

+ Từng em đóng vai con để nói lời chào tạm biệt mẹ trước khi đến trường.

VD: Con chào mẹ ạ, con đi học chiều con về mẹ nhé...

VD: Chào tạm biệt mẹ đi công tác (Con chào mẹ ạ, mẹ sớm về với con mẹ nhé), chào tạm biệt mẹ để về quê với ông bà (Con chào mẹ, con sẽ gọi điện cho mẹ hằng ngày nhé),...)

- HS nhận xét và bổ sung ý kiến.

- 2 HS đóng vai. 1 đóng vai thầy/ cô giáo, 1 đóng vai HS.

- HS nói lời chào với thầy, cô giáo khi đến lớp.

VD: Em chào thầy/cô ạ.

- HS nhận xét và bổ sung ý kiến.

- HS nêu nội dung đã học.

- HS nêu cảm nhận sau tiết học.

- HS lắng nghe.

Điều chỉnh sau tiết dạy(nếu có):

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

Trường ......

Giáo viên: ..........

Lớp: 2A...

Tuần: 1 – Tiết: 3

Thứ........ ngày..... tháng…. năm ……

KẾ HOẠCH DẠY HỌC

Môn: TIẾNG vIỆT

Bài 1: Tôi là học sinh lớp 2

Tập viết : Chữ hoa A

I. MỤC TIÊU

- Biết viết chữ hoa A (cỡ vừa và nhỏ); viết câu ứng dụng Ánh nắng tràn ngập sân trường. Chữ viết rõ ràng, tương đối đều nét, thẳng hàng, bước đầu biết nối nét giữa chữ viết hoa với chữ viết thường trong chữ ghi tiếng.

- Ôn bảng chữ cái

II. Đồ dùng dạy học:

Giáo viên: Mẫu chữ A ( cỡ vừa). Bảng phụ viết sẵn mẫu chữ, câu ứng dụng trên dòng kẻ( cỡ vừa và nhỏ).

Học sinh: Vở tập viết, bảng con.

III. Các hoạt động dạy và học:

TG

ND các hoạt động dạy học

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

3

12

12

4

* Khởi động

1. Viết

a. Viết chữ hoa

b. Viết ứng dụng

2. Củng cố, dặn dò

* GV giới thiệu vào bài: Ở lớp 1 các con được làm quen với chữ A viết hoa. Trong tiết học hôm nay cô sẽ hướng dẫn các con viết thật đúng, dẹp chữ A viết hoa cỡ nhỡ và chữ nhỏ.

- GV giới thiệu mẫu chữ viết hoa A và hướng dẫn HS cách viết.

+ GV cho HS quan sát chữ viết mẫu trên bảng lớp (hoặc cho HS quan sát cách viết chữ viết hoa A trên màn hình, nếu có), phân tích cấu tạo của chữ A viết hoa.

+ GV giới thiệu cách viết trên chữ mẫu.

+ GV viết mẫu. Sau đó cho HS quan sát video tập viết chữ A hoa (nếu có).

- GV hướng dẫn HS tự nhận xét và nhận xét lẫn nhau.

- Yêu cầu HS nhắc lại tư thế ngồi viết

- GV cho HS viết bài trong vở. Quan sát giúp đỡ HS gặp khó khăn.

- GV cùng HS nhận xét bài viết.

- GV yêu cầu HS đọc câu ứng dụng trong SHS

- GV hướng dẫn HS:

+ Trong câu ứng dụng chữ nào viết hoa?

+ Vì sao phải viết hoa chữ đó?

+ Nêu cách nối chữ viết hoa với chữ viết thường. (nếu HS không trả lời được, GV sẽ nêu)

+ Khoảng cách giữa các chữ ghi tiếng trong câu bằng bao nhiêu?.

+ Những chữ cái nào cao 2,5 li ? Những chữ cái nào cao 2 li? Con chữ t cao bao nhiêu?

+ Nêu cách đặt dấu thanh ở các chữ cái.

+ Dấu chấm cuối câu đặt ở đâu?

- GV quan sát giúp đỡ HS viết bài.

- GV hướng dẫn chữa một số bài trên lớp, nhận xét, động viên khen ngợi các em.

- GV trưng bày một số bài viết đẹp.

+ Hôm nay, em đã học những nội dung gì?

- GV tóm tắt nội dung chính.

+ Sau khi học xong bài hôm nay, em có cảm nhận hay ý kiến gì không?

- GV tiếp nhận ý kiến.

- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.

- Hs hát tập thể.

- HS lắng nghe, chuẩn bị VTV2/T1.

- HS quan sát chữ viết mẫu:

+ Quan sát chữ viết hoa A: độ cao, độ rộng, các nét và quy trình viết chữ viết hoa A.

• Độ cao: 5 li; độ rộng: 5,5 li.

• Chữ viết hoa A gồm 3 nét: nét 1 gần giống nét móc ngược trái nhưng hơi lượn ở phía trên và nghiêng về bên phải, nét 2 là nét móc ngược phải và nét 3 là nét lượn ngang.

- HS quan sát và lắng nghe.

- HS quan sát GV viết mẫu.

Nét 1: đặt bút ở đường kẻ ngang 3 và đường kẻ dọc 2, viết nét móc ngược trái từ dưới lên, nghiêng về bên phải và lượn ở phía trên, dùng bút ở giao điểm của đường kẻ ngang 6 và đường kẻ dọc 5.

Nét 2: Từ điểm dừng bút của nét 1, chuyển hướng bút viết nét móc ngược phải đến điểm giao đường kẻ ngang 2 và đường kẻ dọc 5,5 thì dừng lại.

Viết nét lượn ngang: Từ điểm kết thúc nét 2, lia bút lên đến phía trên đường kẻ ngang 3 và viết nét lượn ngang thân chữ.

- HS tập viết chữ viết hoa A (trên bảng con hoặc vở ô li, giấy nháp) theo hướng dẫn.

- HS tự nhận xét và nhận xét lẫn nhau.

- HS nêu lại tư thế ngồi viết.

- HS viết chữ viết hoa A (chữ cỡ vừa và chữ cỡ nhỏ) vào vở Tập viết 2 tập một.

- HS lắng nghe, sửa chữa.

- HS đọc câu ứng dụng: Ánh nắng tràn ngập sân trường.

- HS quan sát GV viết mẫu câu ứng dụng trên bảng lớp (hoặc quan sát cách viết mẫu trên màn hình, nếu có).

+Viết chữ viết hoa A đầu câu.

+ Cách nối chữ viết hoa với chữ viết thường: Nét 1 của chữ n tiếp liền với điểm kết thúc nét 3 của chữ viết hoa A.

+ Khoảng cách giữa các chữ ghi tiếng trong câu bằng khoảng cách viết chữ cái o.

+ Độ cao của các chữ cái: chữ cái hoa A, h, g cao 2,5 li (chữ g cao 1,5 li dưới đường kẻ ngang); chữ p cao 2 li (1 li dưới đường kẻ ngang); chữ t cao 1, 5 li; các chữ còn lại cao 1 li.

+ Cách đặt dấu thanh ở các chữ cái: dấu sắc đặt trên chữ hoa A (Ánh) và chữ ă (nắng), dấu huyền đặt trên chữ cái a (tràn) và giữa ơ (trường), dấu nặng đặt dưới chữ cái â (ngập).

+ Vị trí đặt dấu chấm cuối câu: ngay sau chữ cái g trong tiếng trường.

- Học sinh viết vào vở Tập viết 2 tập một.

- HS đổi vở cho nhau để phát hiện lỗi và góp ý cho nhau theo cặp hoặc nhóm.

- HS quan sát, cảm nhận.

- HS nêu nội dung đã học.

- HS nêu cảm nhận sau tiết học.

- HS lắng nghe.

Điều chỉnh sau tiết dạy(nếu có):

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

Trường .......

Giáo viên: ..........

Lớp: 2A...

Tuần: 1 – Tiết: 4

Thứ........ ngày..... tháng…. năm ……

KẾ HOẠCH DẠY HỌC

Môn: Tiếng việt

Bài 1: Tôi là học sinh lớp 2

Kể chuyện: Những ngày hè của em

I. MỤC TIÊU

- Nhận biết được các sự việc trong tranh minh họa về kì nghỉ hè của các bạn nhỏ.

- Nói được điều đáng nhớ trong kì nghỉ hè của mình.

- Viết 2 - 3 câu về những ngày hè của em

II. Đồ dùng dạy học:

1. Giáo viên: Các tranh minh hoạ trong SGK,

2. Học sinh: Giấy, bút. Làm việc theo nhóm

III. Các hoạt động dạy và học:

Giáo án lớp 2 sách Kết nối tri thức - Tuần 2

Thứ........ ngày..... tháng…. năm 2021

KẾ HOẠCH DẠY HỌC

Môn: TIẾNG VIỆT 2

Bài 3: Niềm vui của Bi và Bống

Tập đọc: Niềm vui của Bi và Bống

I. Mục tiêu:

Sau bài học, HS:

* Kiến thức, kĩ năng

- Đọc đúng, rõ ràng toàn bài, biết nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phẩy giữa các cụm từ.

- Trả lời được các câu hỏi. Hiểu và nắm được nội dung chính của bài.

II. Đồ dùng dạy học:

Giáo viên:

+ Laptop; máy chiếu; clip, slide tranh minh họa, ...

+ Nắm được đặc điểm và nội dung VB truyện (nội dung câu chuyện được kể chủ yếu qua đối thoại), cách thể hiện đặc điểm nhân vật và quan hệ giữa các nhân vật trong VB (Nhân vật chính của truyện là hai anh em trong một gia đình, rất yêu thương nhau. Cả hai đều vô tư, trong sáng và nhiều mơ ước).

Học sinh: SHS, vở Tập viết 2 tập 1, bảng con, ...

III. Các hoạt động dạy và học:

TG

ND các hoạt động dạy học

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

2

3

* Ôn bài cũ

1.Khởi động

- GV cho HS nhắc lại tên bài học hôm trước.

- GV cho HS nói về những điều thú vị mà em đã học được ở bài trước.

- GV cho HS quan sát tranh và thảo luận nhóm về câu hỏi:

+ Bức tranh dưới đây vẽ những gì?

+ Đoán xem hai bạn nhỏ nói gì với nhau?

- GV theo dõi các nhóm hoạt động.

- GV tổ chức cho HS báo cáo.

- GV cùng HS nhận xét, góp ý.

* Giới thiệu bài

- GV kết nối vào bài học: Hai bạn nhỏ trong tranh là hai anh em Bi và Bống. Câu chuyện kể về niềm vui và mơ ước của Bi và Bống khi nhìn thấy cầu vồng.

- GV ghi đề bài: Niềm vui của Bi và Bống.

- HS hát và vận động theo bài hát.

- HS nhắc lại tên bài học trước.

(Ngày hôm qua đầu rồi?)

- HS nói về một số điều thú vị mà HS học được từ bài học đó.

- HS quan sát tranh minh hoạ.

- HS thảo luận nhóm 2.

+ Tranh vẽ thiên nhiên cây cối, vẽ bầu trời đang có cầu vồng và hai bạn nhỏ đang ngước nhìn lên trời.

+ Bạn trai chỉ tay và nói: Nhìn kìa, cầu vồng!

- Một số (3 – 4) HS trả lời câu hỏi.

- Các HS khác có thể bổ sung.

- HS nhắc lại, mở vở ghi đề bài.

3

3

14

6

3

2. Đọc văn bản

a. Đọc mẫu

b. Chia đoạn

c. Đọc đoạn

d. Đọc toàn văn bản

* Củng cố

- GV hướng dẫn cả lớp:

+ GV đọc mẫu toàn bài đọc.

+ GV hướng dẫn kĩ cách đọc theo lời thoại của từng nhân vật.

- GV HD HS chia đoạn.

+ Bài này được chia làm mấy đoạn?

- GV cùng HS thống nhất.

- GV chia nhóm để HS thảo luận, cử đại diện đọc đoạn bất kì theo y/c của GV.

- GV: Sau khi đọc, em thấy tiếng, từ nào khó đọc?

- GV đọc mẫu từ khó. Yêu cầu HS đọc từ khó.

- GV hướng dẫn HS luyện đọc lời thoại của hai anh em Bi và Bống..

- GV theo dõi, uốn nắn cho HS.

- GV gọi 3 HS đọc theo đoạn (hoặc đọc phân vai (người kể chuyện, nhân vật Bi, nhân vật Bống).

- GV giải thích nghĩa của từ ngữ khó trong VB.

- Em hãy nói một câu có từ cầu vồng (hoặc ngựa hồng).

- GV cho HS luyện đọc theo nhóm 3 theo như cách GV đã hướng dẫn.

- GV tổ chức đọc thi đua giữa các nhóm.

- GV cùng HS nhận xét, đánh giá thi đua.

- GV cho HS đọc cá nhân.

- GV giúp đỡ HS gặp khó khăn khi đọc bài, tuyên dương HS đọc tiến bộ.

- GV cùng HS nhận xét, sửa lỗi phát âm (nếu có).

- Hôm nay, em đã học những nội dung gì?

- GV tóm tắt nội dung chính.

- Sau khi học xong bài hôm nay, em có cảm nhận hay ý kiến gì không?

- GV tiếp nhận ý kiến.

- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.

- HS lắng nghe.

- HS đọc thầm và gạch chân từ khó đọc.

- Chú ý đọc đúng lời người kể và lời nhân vật. Lời thoại của hai anh em được đọc theo giọng điệu trẻ con, thể hiện được sự vui mừng, trong sáng và vô tư. Ngắt giọng, nhấn giọng đúng chỗ.

- HS chia đoạn theo ý hiểu.

- Lớp lắng nghe và đánh dấu vào sách.

+ Đoạn 1: từ đầu đến quần áo đẹp;

+ Đoạn 2 tiếp đến đủ các màu sắc;

+ Đoạn 3: phần còn lại.

- HS thảo luận, cử đại diện.

- HS đọc nối tiếp đoạn lần 1.

- HS nêu từ tiếng khó đọc mà mình vừa tìm.

+ VD: lát nữa, bầu trời, lấy về…

- HS lắng nghe, luyện đọc (CN, nhóm, ĐT).

- HS luyện đọc lời thoại của hai nhân vật Bi và Bống.

-Bi: Cầu vồng kìa! Em nhìn xem! Đẹp quá!

- Bống: Lát nữa mình sẽ đi lấy về nhé!...

- 3 cặp HS luyện đọc lời thoại.

- HS nhận xét và đánh giá mình, đánh giá bạn.

- HS đọc nối tiếp đoạn (lượt 2).

- HS cùng GV nhận xét, đánh giá.

- HS lắng nghe, tự chỉnh sửa cho đúng.

- HS đọc giải nghĩa từ trong sách học sinh.

+ : (sử dụng tranh số 1 trong phần Nói và nghe để giải nghĩa).

+ cầu vồng: bản chất là sự tán sắc ánh sáng Mặt trời khi khúc xạ và phản xạ qua các giọt nước mưa. Cầu vồng thực ra có rất nhiều màu sắc, trong đó có 7 màu nổi bật là đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm, tím.

+ ngựa hồng: hay hồng mã hay còn gọi là ngựa lông hạt dẻ là những giống ngựa có sắc lông màu nâu hồng.

+ VD: Sau cơn mưa thường có cầu vồng.

- Từng nhóm 3 HS đọc nối tiếp 3 đoạn trong nhóm (như 3 HS đã làm mẫu trước lớp).

- HS góp ý cho nhau.

- HS đọc thi đua giữa các nhóm.

- 1 HS đọc cá nhân toàn bài.

- 3 HS nhập vai và đọc theo lời nhân vật.

- HS nhận xét và đánh giá.

- HS nêu nội dung đã học.

- HS lắng nghe.

- HS nêu cảm nhận của mình.

- HS lắng nghe.

TIẾT 2 – TÌM HIỂU BÀI

12

12

5

5

2

* Ôn tập và khởi động

3. Trả lời câu hỏi

4. Luyện đọc lại

5. Luyện tập theo văn bản đọc

Câu 1. Xếp các từ ngữ vào nhóm thích hợp.

Câu 2. Tìm trong bài những câu cho thấy sự ngạc nhiên của Bi khi nhìn thấy cầu vồng.

* Củng cố, dặn dò

- GV cho HS đọc lại toàn bài.

- GV hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung bài và trả lời các câu hỏi theo hình thức hoạt động nhóm.

+ GV nêu các câu hỏi, yêu cầu các nhóm thảo luận trong nhóm để nêu câu trả lời.

Câu 1. Nếu có bảy hũ vàng, Bi và Bống sẽ làm gì?

GV hướng dẫn HS làm việc nhóm:

- GV cho HS đọc lại đoạn 1 của bài.

- Xem lại đoạn văn 1, tìm câu có chứa đáp án.

- Nhìn tranh minh hoạ:

+ Tranh vẽ những gì?

- Tách ý, trả lời câu hỏi:

+ Bi sẽ làm gì?

+ Bống sẽ làm gì?

- GV và HS thống nhất đáp án: Nếu có bảy hũ vàng, Bi sẽ mua một con ngựa hồng và một cái ô tô; Bống sẽ mua búp bê và quần áo đẹp.

- GV có thể khai thác sâu hơn (tuỳ đối tượng HS):

+ Vì sao Bi nói số hũ vàng dưới chân cầu vồng là 7 hũ?

- GV nhận xét, chốt ý.

Câu 2. Không có bảy hũ vàng, hai anh em làm gì?

- GV hướng dẫn HS làm việc nhóm:

+ Cho 1-2 HS đọc lại đoạn 2 của bài.

+ GV đưa ra câu hỏi 2.

+ Xem lại đoạn văn 2, tìm câu có chứa đáp án.

+ Tách ý, trả lời câu hỏi:

Bi sẽ làm gì?

Bống sẽ làm gì?

- GV và HS thống nhất đáp án.

- GV lưu ý HS: Bống ước mua búp bê và quần áo đẹp nhưng lại muốn vẽ ngựa hồng và ô tô để tặng anh. Bi ước mua ô tô và ngựa hồng, nhưng lại muốn vẽ búp bê và quần áo đẹp để tặng em.

Câu 3. Tìm những câu nói cho thấy hai anh em rất quan tâm và yêu quý nhau.

- GV cho HS thảo luận nhóm, gọi đại diện nhóm trả lời.

+ Bống đã nói gì với anh?

+ Còn anh Bi đã nói gì với em?

- GV và HS thống nhất đáp án.

- GV có thể hỏi thêm: Vì sao những câu nói này lại thể hiện sự yêu thương của hai anh em dành cho nhau?

- GV khen các nhóm đã tích cực trao đổi và tìm được đáp án đúng.

- GV đọc diễn cảm cả bài.

- GV cùng HS lắng nghe, góp ý, bổ sung.

- GV nêu bài tập 1.

- GV cho HS làm việc nhóm, đọc các từ ngữ, bàn phương án sắp xếp.

- GV gọi đại diện nhóm trả lời, chốt đáp án.

- GV nêu bài tập 2.

- GV cho HS rà soát bài đọc để tìm câu trả lời.

- GV chốt đáp án.

- GV có thể gọi một số HS đọc/ nói câu trên với ngữ điệu thể hiện sự ngạc nhiên.

- GV và cả lớp góp ý.

- Hôm nay, em đã học những nội dung gì?

- GV tóm tắt nội dung chính.

- Sau khi học xong bài hôm nay, em có cảm nhận hay ý kiến gì không?

- GV tiếp nhận ý kiến.

- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.

* Lớp hát tập thể một bài.

- 1HS đọc toàn bài.

- HS đọc câu hỏi và xác định yêu cầu bài.

- 2 HS đọc lại đoạn 1.

- HS làm việc nhóm 4. 1HS đọc to từng câu hỏi, các bạn cùng nhau trao đổi và trả lời cho từng câu hỏi.

- Từng em nêu ý kiến của mình, cả nhóm góp ý.

+ Tranh vẽ ô tô, quần áo, búp bê, ngựa.

- Cả nhóm thống nhất lựa chọn các đáp án.

+ Bi mua ngựa hồng và một cái ô tô;

+ Bống mua búp bê và quần áo đẹp.

- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả.

- Nhóm khác nhận xét, đánh giá.

+ Vì cầu vồng có 7 màu nên Bi tưởng tượng như vậy.

- HS trả lời theo ý hiểu. Các bạn nhận xét, góp ý.

- HS đọc câu hỏi.

- 1-2 HS đọc đoạn 2 của bài.

- Lớp đọc thầm đoạn 2 để tìm câu trả lời.

+ Một số (2 - 3 HS trả lời câu hỏi).

+ Bống sẽ lấy bút màu ở nhà để vẽ tặng anh ngựa hồng và ô tô; còn Bi sẽ vẽ tặng em búp bê và quần áo đủ các màu sắc.

+ HS nhận xét, góp ý, bổ sung.

- HS lớp đọc thầm đoạn 3, 1 bạn đọc to đoạn 3.

- HS đọc câu hỏi.

- HS tìm câu trả lời (2 - 3 HS trả lời câu hỏi).

+ Câu nói của Bống: Em sẽ lấy bút màu để vẽ tặng anh ngựa hồng và ô tô;

+ Câu nói của Bi: Còn anh sẽ vẽ tặng em nhiều búp bê và quần áo đủ các màu sắc.

- HS lắng nghe và cùng đánh giá nhận xét.

+ Vì cả hai hiểu được mong muốn của nhau, luôn nghĩ đến nhau, muốn làm cho nhau vui.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe.

- HS đọc toàn bài.

- 3 HS đọc theo hình thức phân vai.

- HS nhận xét, đánh giá.

- HS đọc yêu cầu bài.

- HS làm việc nhóm, đọc các từ ngữ, bàn phương án sắp xếp.

- Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận, giao lưu với HS dưới lớp.

a. Từ ngữ chỉ người: Bi, Bống anh, em

b. Từ ngữ chỉ vật: hũ vàng, búp bê, quần áo, ô tô

- HS cùng GV nhận xét, góp ý.

- HS đọc yêu cầu bài.

- 1 HS đọc lại toàn bài. Lớp đọc thầm tìm câu trả lời.

- HS trả lời câu hỏi (cá nhân).

+ Câu Bi nói với Bống: Cầu vồng kìa! Em nhìn xem! Đẹp quá!

- Lớp nhận xét, góp ý, bổ sung.

- 1-2 HS đọc lại câu nói trên với ngữ điệu thể hiện sự ngạc nhiên.

- HS nêu nội dung đã học.

- HS lắng nghe.

- HS nêu cảm nhận của mình.

- HS lắng nghe.

Điều chỉnh sau tiết dạy (nếu có):

Giáo án lớp 2 sách Kết nối tri thức - Tuần 3

Lớp: 2A...

Tuần: 3 – Tiết: 21 + 22

Thứ........ ngày..... tháng…. năm ……

KẾ HOẠCH DẠY HỌC

Môn: TIẾNG VIỆT 2

Bài 5: Em có xinh không?

Tập đọc: Em có xinh không?

I. Mục tiêu:

Sau bài học, HS:

- Dựa theo tranh và gợi ý để nói về các nhân vật, sự việc trong tranh. Biết chọn kể lại 1-2 đoạn của câu chuyện theo tranh.

- HS khá, giỏi kể lại được toàn bộ câu chuyện.

II. Đồ dùng dạy học:

Giáo viên:

+ Laptop; máy chiếu; clip, slide tranh minh họa, ...

+ Nắm được đặc điểm và nội dung VB truyện kể.

+ Mẫu chữ viết hoa B.

III. Các hoạt động dạy và học:

TG

ND các hoạt động dạy học

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

TIẾT 1 – LUYỆN ĐỌC

3

3

* Ôn bài cũ

1. Khởi động

- GV cho HS nhắc lại tên bài học hôm trước.

- GV cho HS đọc lại một đoạn trong bài Làm việc thật là vui và nêu nội dung của đoạn vừa đọc.

- GV hướng dẫn và tổ chức cho các em quan sát tranh minh hoạ, làm việc theo cặp (hoặc nhóm) để trả lời được câu hỏi: Em thích được khen về điều gì?

+ Các bức tranh thể hiện điều gì?

(Tranh gợi ý về những vẻ đẹp hay năng lực của con người: bạn gái có mái tóc dài hay má lúm đồng tiền, một bạn nam đá bóng giỏi hoặc bơi giỏi).

+ Em có thích mình giống như các bạn trong tranh không?

- GV cho HS chia sẻ về điều mà mình thích được khen.

- GV nhận xét, kết nối vào bài mới.

* Giới thiệu bài

- GV giới thiệu bài học: Ai cũng thích mình được khen. Voi em trong câu chuyện Em có xinh không? cũng rất thích được khen. Bạn ấy đã đi tìm và tìm thấy sự tự tin ở chính bản thân mình đấy các em ạ.

- GV ghi đề bài: Em có xinh không?

- HS hát và vận động theo bài hát: Chú voi con ở bản Đôn

- HS nhắc lại tên bài học trước:

- Làm việc thật là vui?

- 1-2 HS đọc đoạn cuối của bài Làm việc thật là vui và nêu nội dung của đoạn.

- HS quan sát tranh minh hoạ.

- HS làm việc nhóm 2, quan sát và nói về nội dung tranh thể hiện.

+ Tranh thể hiện: bạn gái có mái tóc dài hay má lúm đồng tiền, một bạn nam đá bóng giỏi hoặc bơi giỏi

+ Em rất thích mình giống như các bạn.

- Cặp đôi/ nhóm: Cùng nhau chia sẻ về điều mà mỗi HS thích được khen trong nhóm.

- Đại diện các nhóm lên chia sẻ.

- Các nhóm nhận xét, góp ý.

- HS lắng nghe.

- HS nhắc lại, mở vở ghi đề bài.

25

3

2. Đọc văn bản

a. Đọc mẫu

b. Chia đoạn

c. Đọc đoạn

d. Đọc toàn văn bản

* Củng cố

- GV cho HS quan sát tranh minh hoạ bài đọc, nêu nội dung tranh: Em thấy tranh vẽ gì?

- GV đọc mẫu toàn bài, rõ ràng, ngắt nghỉ hơi đúng, dừng hơi lâu hơn sau mỗi đoạn.

- GV hướng dẫn cách đọc lời của các nhân vật (của voi anh, voi em, hươu và dê).

- GV HD HS chia đoạn.

+ Baif này được chia làm mấy đoạn?

- GV cùng HS thống nhất.

- GV mời 2 HS đọc nối tiếp. để HS biết cách luyện đọc theo cặp.

- GV: Sau khi đọc, em thấy tiếng, từ nào khó đọc?

- GV cho HS nêu một số từ ngữ dễ phát âm nhầm do ảnh hưởng của tiếng địa phương.

- GV đọc mẫu từ khó. Yêu cầu HS đọc từ khó.

- GV kết hợp hướng dẫn HS cách đọc lời của từng nhân vật.

- GV theo dõi, giúp đỡ các nhóm luyện đọc.

- GV cho HS đọc nối tiếp đoạn lượt 2..

- GV cho luyện đọc nối tiếp theo cặp.

- GV giúp đỡ HS trong các nhóm gặp khó khăn khi đọc bài, tuyên dương HS đọc tiến bộ.

- GV tổ chức đọc thi đua giữa các nhóm.

- Gọi HS đọc toàn VB.

- GV cùng HS nhận xét, sửa lỗi phát âm (nếu có).

- Sau khi học xong bài hôm nay, em có cảm nhận hay ý kiến gì không?

- GV tiếp nhận ý kiến.

- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.

- HS quan sát và trả lời: Tranh minh hoạ voi em đang đứng cùng hươu với cặp sừng bằng cành cây khô trên đầu.

- HS lắng nghe.

- HS đọc thầm.

- HS lắng nghe.

- HS chia đoạn theo ý hiểu.

+ Đoạn 1: Từ đầu đến vì cậu không có bộ râu giống tôi.

+ Đoạn 2: Phần còn lại

- Lớp lắng nghe và đánh dấu vào sách.

- HS đọc nối tiếp lần 1.

- HS nêu từ tiếng khó đọc mà mình vừa tìm.

+ VD: xinh lắm, hươu, đôi sừng, lên..

- HS lắng nghe, luyện đọc (CN, nhóm, ĐT).

- HS luyện đọc lời của các nhân vật theo nhóm 4.

VD:

+ Lời của voi em hồn nhiên, tự tin: Em có xinh không?

- Lời của voi anh ân cần, dịu dàng: Em xinh lắm!

…….

- HS đọc nối tiếp (lần 2-3)

- Từng cặp HS đọc nối tiếp 2 đoạn trong nhóm (như 2 HS đã làm mẫu trước lớp). - HS góp ý cho nhau.

- HS đọc thi đua giữa các nhóm.

- HS cùng GV nhận xét và đánh giá.

- 1 - 2 HS đọc toàn bài.

- HS nhận xét và đánh giá mình, đánh giá bạn.

- HS nêu cảm nhận của bản thân.

- HS lắng nghe.

TIẾT 2 – TÌM HIỂU BÀI

3

10

10

10

2

* Ôn tập và khởi động

3. Trả lời câu hỏi

Câu 1.

Câu 2.

Câu 3.

Câu 4.

4. Luyện đọc lại

5. Luyện tập theo văn bản đọc

Câu 1. Những từ ngữ nào chỉ hành động của voi em?

Câu 2. Nếu là voi anh, em sẽ nói gì sau khi voi em bỏ sừng và râu.

* Củng cố, dặn dò

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi.

- GV cho HS đọc lại toàn bài.

- GV hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung bài và trả lời các câu hỏi: GV chia lớp thành 4 nhóm, nêu 4 câu hỏi tìm hiểu bài. Giao nhiệm vụ: các nhóm nghiên cứu tìm câu trả lời cho các câu hỏi: N1. Nghiên cứu kĩ câu hỏi 1; N2. Nghiên cứu kĩ câu hỏi 2; N3. ....câu hỏi 3; N4. ...câu hỏi 4.

- GV tổ chức cho HS trao đổi trước lớp và giao lưu giữa các nhóm với nhau.

- GV theo dõi các nhóm trao đổi.

- GV cùng HS nhận xét, góp ý.

Câu 1. Voi em đã hỏi voi anh, hươu và về điều gì?

Câu 2. Sau khi nghe hươu và dể nói, voi em đã làm gì cho mình xinh hơn?

Câu 3. Trước sự thay đổi của voi em, voi anh đã nói gì?

Câu 4. Em học được điều gì từ câu chuyện của voi em?

Lưu ý: GV có thể cho nhiều HS trả lời vì đây là câu hỏi mở. Trả lời theo cách nào là tuỳ thuộc vào nhận biết và suy nghĩ của HS.

- GV đọc diễn cảm cả bài.

- GVHD HS luyện đọc lời đối thoại.

- GV theo dõi, uốn nắn cho HS.

- GV yêu cầu HS đọc thầm lại VB xem voi em đã làm những việc gì.

- GV và cả lớp góp ý.

- GV cho HS suy nghĩ cá nhân ssau đó trao đổi nhóm 4.

- GV và HS nhận xét câu trả lời của các nhóm.

- GV nhận xét chung.

* Củng cố, dặn dò

- Sau khi học xong bài hôm nay, em có cảm nhận hay ý kiến gì không?

- GV tiếp nhận ý kiến.

- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.

* HS tham gia chơi trò chơi “Trời nắng - Trời mưa”.

- Lớp trưởng điều hành lớp chơi.

- 1-2 HS đọc lại bài.

- 4 HS nối tiếp đọc 4 câu hỏi.

- HS đọc lại các đoạn trong nhóm để tìm câu trả lời.

- HS trao đổi theo nhóm.

+ Từng em nêu ý kiến giải thích của mình, các bạn góp ý.

+ Cả nhóm thống nhất cách trả lời.

- Đại diện các nhóm lên chia sẻ.

- Các nhóm nhận xét, góp ý.

- HS lắng nghe.

+ Voi em đã hỏi: Em có xinh không?

+ Sau khi nghe hươu nói, voi em đã nhặt vài cành cây khô rồi gài lên đầu. Sau khi nghe dê nói, voi em đã nhổ một khóm cỏ dại bên đường và gắn vào cằm.

+ Trước sự thay đổi của voi em, voi anh đã nói: “Trời ơi, sao em lại thêm sừng và rất thế này? Xấu lắm!”

VD: Em chỉ đẹp khi là chính mình/ Em nên tự tin vào vẻ đẹp của mình/...

- HS trả lời theo suy nghĩ của mình ở câu hỏi 4.

- HS lắng nghe.

- HS tập đọc lời đối thoại dựa theo cách đọc của GV.

- Lớp đọc thầm văn bản.

- HS thảo luận nhóm để tìm ra câu trả lời.

- Một số HS trả lời.

- Cả lớp thống nhất câu trả lời (3 từ ngữ chỉ hành động của voi em: nhặt cành cây, nhổ khóm cỏ dại, ngắm mình trong gương).

- HS làm việc cá nhân: suy nghĩ về câu nói của mình nếu là voi anh.

- HS trao đổi theo nhóm.

+ Từng em trong nhóm nói câu nói của mình.

+ Nhóm trưởng tổng hợp lại những câu mà các bạn trong nhóm mình nói.

- Các nhóm báo cáo kết quả trước lớp:

+ Các nhóm nói một câu mà nhóm mình cho là hay nhất trước lớp.

+ Cả lớp và GV nhận xét câu trả lời của các nhóm.

- HS nêu cảm nhận của bản thân.

- HS lắng nghe.

Điều chỉnh sau tiết dạy(nếu có):

……………………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………….

Trường

Giáo viên:

Lớp: 2A...

Tuần: 2 – Tiết: 23

Thứ........ ngày..... tháng…. năm ……

KẾ HOẠCH DẠY HỌC

Môn: TIẾNG vIỆT

Bài 5: Em có xinh không?

Tập viết : Chữ hoa B

I. MỤC TIÊU

- Viết chữ hoa B cỡ vừa và cỡ nhỏ

- Viết câu ứng dụng Bạn bè chia ngọt sẻ bùi.

II. Đồ dùng dạy học:

Giáo viên:

- GV: Laptop; máy chiếu; clip, slide tranh minh họa, ...

+ Mẫu chữ viết hoa Ă, Â.

Học sinh: SHS, vở Tập viết 2 tập 1, bảng con, ...

III. Các hoạt động dạy và học:

TG

ND các hoạt động dạy học

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

3

25

2

* Khởi động

1. Viết

a. Viết chữ hoa Ă, Â

b. Viết câu ứng dụng

2. Củng cố, dặn dò

- GV giới thiệu bài: Các em đã họcvà viết được chữ viết hoa A, Ă, Â tiết học hôm nay cô giới thiệu và HD các em viết chữ hoa tiếp theo đó là chữ hoa B.

- GV ghi bảng tên bài.

- GV giới thiệu mẫu chữ viết hoa B và hướng dẫn HS:

+ Quan sát mẫu chữ B: độ cao, độ rộng, các nét và quy trình viết chữ hoa B.

+ GV giới thiệu cách viết trên chữ mẫu.

+ GV viết mẫu. Sau đó cho HS quan sát video tập viết chữ B hoa (nếu có).

- GV cho HS tập viết chữ hoa B trên bảng con (hoặc nháp).

- GV theo dõi HS viết bài trong VTV2/T1.

- GV hướng dẫn HS tự nhận xét và nhận xét lẫn nhau.

- GV yêu cầu HS đọc câu ứng dụng trong SHS: Bạn bè chia ngọt sẻ bùi.

- HS quan sát GV viết mẫu câu ứng dụng trên bảng lớp (hoặc cho HS quan sát cách viết mẫu trên màn hình, nếu có).

- GV hướng dẫn viết câu ứng dụng:

+ Trong câu ứng dụng chữ nào viết hoa? Vì sao phải viết hoa chữ đó?

+ Nêu cách nối chữ viết hoa với chữ viết thường. (nếu HS không trả lời được, GV sẽ nêu)

+ Khoảng cách giữa các chữ ghi tiếng trong câu bằng bao nhiêu?.

+ Những chữ cái nào cao 2,5 li ? Những chữ cái nào cao 2 li? Con chữ t cao bao nhiêu?

+ Nêu cách đặt dấu thanh ở các chữ cái.

+ Dấu chấm cuối câu đặt ở đâu?

- HS viết vào vở Tập viết 2 tập một.

- HS đổi vở cho nhau để phát hiện lỗi và góp ý cho nhau theo cặp hoặc nhóm.

- GV hướng dẫn chữa một số bài trên lớp, nhận xét, động viên khen ngợi các em.

- GV cho HS nêu lại ND đã học.

+ Hôm nay, em đã học những nội dung gì?

- GV tóm tắt nội dung chính.

+ Sau khi học xong bài hôm nay, em có cảm nhận hay ý kiến gì không?

- GV tiếp nhận ý kiến.

- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.

- HS hát tập thể bài hát Chữ đẹp mà nết càng ngoan.

- HS lấy vở TV2/T1.

- HS quan sát chữ viết mẫu:

+ Quan sát chữ viết hoa B: độ cao, độ rộng, các nét và quy trình viết chữ viết hoa B.

• Độ cao: 5 li.

• Chữ viết hoa B gồm 2 nét: nét 1 nét móc ngược trái có phần trên hơi lượn sang phải, nét 2 là nét cong lượn thắt.

- HS quan sát và lắng nghe.

- HS quan sát GV viết mẫu.

• Nét 1 (móc ngược trái có phần trên hơi lượn sang phải, đầu móc hơi cong): Từ điểm đặt bút ở giao điểm đường kẻ ngang 6 và đường kẻ dọc 4 đưa bút xuống vị trí giao điểm đường kẻ ngang 2 và kẻ dọc 3 thì lượn sang trái tạo nét cong. Điểm kết thúc ở giao điểm đường kẻ ngang 2 và đường kẻ dọc 2.

• Nét 2 (nét cong lượn thắt): Đặt bút tại giao điểm của đường kẻ ngang 5 và khoảng giữa đường kẻ dọc 2, 3 rồi viết nét cong vòng lần 1, tạo nét thắt bên dưới dòng kẻ ngang 4, tiếp tục viết nét cong phải. Điểm kết thúc nằm trên đường kẻ dọc 4 và quãng giữa hai đường kẻ ngang 2, 3.

- HS tập viết chữ viết hoa B (trên bảng con hoặc vở ô li, giấy nháp) theo hướng dẫn.

- HS nêu lại tư thế ngồi viết.

- HS viết chữ viết hoa B (chữ cỡ vừa và chữ cỡ nhỏ) vào vở Tập viết 2 tập một.

- HS góp ý cho nhau theo cặp.

- HS đọc câu ứng dụng: Bạn bè chia ngọt sẻ bùi.

- HS quan sát GV viết mẫu câu ứng dụng trên bảng lớp (hoặc cho HS quan sát cách viết mẫu trên màn hình, nếu có).

+ Viết chữ viết hoa B đầu câu.

+ Cách nối chữ viết hoa với chữ viết thường: con chữ a viết gần vào chữ B hoa, không có nét nối.

+ Khoảng cách giữa các chữ ghi tiếng trong cấu bằng khoảng cách viết chữ cái o.

+ Lưu ý HS độ cao của các chữ cái: chữ cái hoa B, b, g, h cao 2,5 li (chữ g cao 1,5 li dưới đường kẻ ngang); chữ t cao 1, 5 li; các chữ còn lại cao 1 li.

+ Cách đặt dấu thanh ở các chữ cái: dấu nặng đặt dưới a (Bạn) và chữ o (ngọt), dấu huyền đặt trên chữ cái e (bè) và giữa u (bùi).

+ Vị trí đặt dấu chấm cuối câu: ngay sau chữ cái i trong tiếng bùi.

- Học sinh viết vào vở Tập viết 2 tập một.

- HS đổi vở cho nhau để phát hiện lỗi và góp ý cho nhau theo cặp hoặc nhóm.

- HS nêu ND đã học.

- HS nêu cảm nhận sau tiết học.

- HS lắng nghe.

Điều chỉnh sau tiết dạy(nếu có):

……………………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………….

Giáo án lớp 2 sách Kết nối tri thức - Tuần 4

Tuần: 4 – Tiết: 31 + 32

Thứ........ ngày..... tháng…. năm 2021

KẾ HOẠCH DẠY HỌC

Môn: TIẾNG VIỆT 2

Bài 7: Cây xấu hổ

Tập đọc: Cây xấu hổ

I. Mục tiêu:

- Đọc đúng, rõ ràng toàn bài, biết nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phẩy giữa các cụm từ.

- Trả lời được các câu hỏi. Hiểu và nắm được nội dung chính của bài.

II. Đồ dùng dạy học:

1. Giáo viên:

+ Laptop; máy chiếu; clip, slide tranh minh họa, ...

+ Nắm được đặc điểm và nội dung VB truyện kể.

2. Học sinh:

+ SHS, vở Tập viết 2 tập 1, bảng con, ...

III. Các hoạt động dạy và học:

TG

ND các hoạt động dạy học

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

4

* Ôn bài cũ

1.Khởi động

- GV cho HS nhắc lại tên bài học hôm trước.

- GV cho HS đọc lại một đoạn trong bài Một giờ học và nêu lí do khiến bạn Quang tự tin hơn.

- GV hướng dẫn và tổ chức cho các em quan sát tranh minh hoạ cây xấu hổ với những mắt lá khép lại và làm việc theo cặp (hoặc nhóm) với câu hỏi và yêu cầu định hướng như sau:

+ Em biết gì về loài cây trong tranh?

+ Dựa vào tên bài đọc và tranh minh hoạ, thử đoán xem loài cây có gì đặc biệt.

* Giới thiệu bài

- GV cho HS xem tranh/ ảnh minh hoạ cây xấu hổ và giới thiệu về bài đọc: Câu chuyện về một tình huống mà trong đó cây xấu hổ vì quá nhút nhát đã khép những mắt lá lại, không nhìn thấy một con chim xanh tuyệt đẹp để rồi tiếc nuối.

- GV ghi đề bài: Em có xinh không?

- HS hát và vận động theo bài hát.

- HS nhắc lại tên bài học trước:

- Một giờ học?

- 1-2 HS đọc đoạn cuối của bài Một giờ học và nêu lí do khiến bạn Quang tự tin hơn.

- HS quan sát tranh minh hoạ.

- Cặp đôi/ nhóm: Cùng nhau chỉ vào tranh trong SGK, nói về đặc điểm của cây xấu hổ.

+ Đây là cây xấu hổ.

+ ….

- HS lắng nghe.

- HS nhắc lại, mở vở ghi đề bài.

15

2

2. Đọc văn bản

a. Đọc mẫu

b. Chia đoạn

c. Đọc đoạn

d. Đọc toàn văn bản

* Củng cố

- GVHDHS quan sát tranh minh hoạ bài đọc, nêu nội dung tranh.

- GV đọc mẫu toàn bài, rõ ràng, ngắt nghỉ hơi đúng, dừng hơi lâu hơn sau mỗi đoạn.

- GV HD HS chia đoạn.

+ Bài này được chia làm mấy đoạn?

- GV cùng HS thống nhất.

- GV mời 2 HS đọc nối tiếp. để HS biết cách luyện đọc theo cặp.

- GV: Sau khi đọc, em thấy tiếng, từ nào khó đọc?

- GV cho HS nêu một số từ ngữ dễ phát âm nhầm do ảnh hưởng của tiếng địa phương.

- GV đọc mẫu từ khó. Yêu cầu HS đọc từ khó.

- GV theo dõi, giúp đỡ các nhóm luyện đọc.

- GV cho HS đọc nối tiếp đoạn lượt 2.

- GV cho luyện đọc nối tiếp theo cặp.

- GV giúp đỡ HS trong các nhóm gặp khó khăn khi đọc bài, tuyên dương HS đọc tiến bộ.

- GV tổ chức đọc thi đua giữa các nhóm.

- Gọi HS đọc toàn VB.

- GV cùng HS nhận xét, sửa lỗi phát âm (nếu có).

- Sau khi học xong bài hôm nay, em có cảm nhận hay ý kiến gì không?

- GV tiếp nhận ý kiến.

- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.

- HS quan sát và trả lời: Tranh vẽ cây xấu hổ có một số mắt lá đã khép lại.

- HS lắng nghe.

- HS đọc thầm.

- HS chia đoạn theo ý hiểu.

+ Đoạn 1: Từ đầu đến không có gì lạ thật.

+ Đoạn 2: Phần còn lại

- Lớp lắng nghe và đánh dấu vào sách.

- HS đọc nối tiếp lần 1.

- HS nêu từ tiếng khó đọc mà mình vừa tìm.

+ VD: xung quanh, xanh biếc, lóng lánh, xuýt xoa

- HS lắng nghe, luyện đọc (CN, nhóm, ĐT).

- HS luyện đọc lời của các nhân vật theo nhóm 4.

- HS đọc nối tiếp (lần 2-3)

- Từng cặp HS đọc nối tiếp 2 đoạn trong nhóm (như 2 HS đã làm mẫu trước lớp).

- HS góp ý cho nhau.

- HS đọc thi đua giữa các nhóm.

- HS cùng GV nhận xét và đánh giá.

- 1 - 2 HS đọc toàn bài.

- HS nhận xét và đánh giá mình, đánh giá bạn.

- HS nêu cảm nhận của bản thân.

- HS lắng nghe.

TIẾT 2 – TÌM HIỂU BÀI

15

3

* Ôn tập và khởi động

3. Trả lời câu hỏi

Câu 1. Nghe tiếng động lạ cây xấu hổ đã làm gì?

Câu 2. Cây cỏ xung quanh xôn xao về chuyện gì?

Câu 3. Cây xấu hổ nuối tiếc điều gì?

Câu 4. Câu văn nào cho biết cây xấu hổ rất mong con chim xanh quay trở lại?

4. Luyện đọc lại

5. Luyện tập theo văn bản đọc

Câu 1. Những từ ngữ nào dưới đây chỉ đặc điểm?

Câu 2. Nói tiếp lời cây xấu hổ: Mình rất tiếc (...).

* Củng cố, dặn dò

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi.

- GV cho HS đọc lại toàn bài.

- GV hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung bài và trả lời các câu hỏi.

- GV yêu cầu HS xem lại đoạn văn 1 và nhìn tranh minh hoạ: Tranh vẽ những gì?

- GV cùng HS thống nhất câu trả lời.

- GV tổ chức cho HS trao đổi trước lớp và giao lưu giữa các nhóm với nhau.

- GV theo dõi các nhóm trao đổi.

- GV cùng HS nhận xét, góp ý.

- GV tổ chức cho HS làm việc nhóm:

+ Từng nhóm thảo luận, tìm những chi tiết nói về những điều khiến cây cỏ xung quanh xôn xao.

+ GV theo dõi các nhóm, hỗ trợ HS gặp khó khăn trong nhóm.

+ GV mời đại diện một số nhóm trả lời.

- GV cùng HS nhận xét, góp ý.

- GV cho HS trao đổi theo nhóm:

+ Từng em nêu ý kiến giải thích về điều làm cây xấu hổ tiếc.

+ Cả nhóm thống nhất cách giải thích phù hợp nhất.

- Cả lớp và GV nhận xét cầu giải thích của các nhóm, khen tất cả các nhóm đã mạnh dạn nêu cách hiểu của mình.

- Nếu HS có năng lực tốt, GV có thể khai thác sâu hơn:

+ Câu văn nào thể hiện sự nuối tiếc của cây xấu hổ?

+ Theo em, vì sao cây xấu hổ tiếc?

+ Để không phải tiếc như vậy, cây xấu hổ nên làm gì?...

- GV cho HS trao đổi theo nhóm:

+ Từng em nêu ý kiến của mình, cả nhóm góp ý.

+ Cả nhóm thống nhất câu trả lời. Không biết bao giờ con chim xanh huyền diệu ấy quay trở lại?

- GV đọc diễn cảm cả bài.

- GVHD HS luyện đọc lời đối thoại.

- GV theo dõi, uốn nắn cho HS.

- GV yêu cầu HS đọc thầm lại VB.

- GV mời 1 - 2 HS đọc các từ ngữ cho trước.

- GV mời một số HS tìm ra những từ ngữ chỉ đặc điểm trong số các từ đã cho.

- GV và cả lớp góp ý.

- GV hướng dẫn cách thực hiện: Thảo luận nhóm, mỗi HS tự tưởng tượng mình là cấy xấu hổ và sẽ nói điều mình tiếc.

- GV nhận xét chung.

- Sau khi học xong bài hôm nay, em có cảm nhận hay ý kiến gì không?

- GV tiếp nhận ý kiến.

- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.

* HS tham gia chơi trò chơi “Thuyền ai”.

- Lớp trưởng điều hành lớp chơi.

- 1-2 HS đọc lại bài.

- 1 HS đọc lại đoạn 1.

- HS trao đổi nhóm 2.

+ Cây xấu hổ với nhiều mắt lá đã khép lại.

- Cả lớp thống nhất câu trả lời: Nghe tiếng động lạ, cây xấu hổ đã co rúm mình lại.

- HS cũng có thể trả lời sáng tạo hơn (theo tranh) chứ không hoàn toàn theo bài đọc (VD: Nghe tiếng động lạ, cây xấu hổ đã khép những mắt lá lại)

- Đại diện các nhóm lên chia sẻ.

- HS trao đổi theo nhóm.

+ Từng em nêu ý kiến giải thích của mình, các bạn góp ý.

+ Cả nhóm thống nhất cách trả lời: Cây cỏ xung quanh xôn xao chuyện một con chim xanh biếc, toàn thân lóng lánh không biết từ đầu bay tới rồi lại vội bay đi ngay.

- Đại diện các nhóm lên chia sẻ.

- Các nhóm nhận xét, góp ý.

- HS lắng nghe.

- HS trao đổi theo nhóm.

+ Từng em nêu ý kiến giải thích của mình, các bạn góp ý.

+ VD: Do cây xấu hổ nhút nhát nên đã nhắm mắt lại khi nghe tiếng động lạ/ Do cây xấu hổ sợ và nhắm mắt lại nên đã không nhìn thấy con chim xanh rất đẹp.

- Các nhóm nêu cách giải thích trước lớp.

- HS trao đổi theo nhóm.

+ Không biết bao giờ con chim xanh huyền diệu ấy quay trở lại?

- HS lắng nghe.

- HS đọc toàn bài.

- HS tập đọc lời đối thoại dựa theo cách đọc của GV.

- Lớp đọc thầm văn bản.

- HS thảo luận nhóm để tìm ra câu trả lời.

- Một số HS trả lời.

- Cả lớp thống nhất câu trả lời (đẹp, lóng lánh, xanh biếc).

- HS thảo luận nhóm, mỗi HS tự tưởng tượng mình là cấy xấu hổ và sẽ nói điều mình tiếc.

+1- 2 HS nói tiếp lời cây xấu hổ. VD: Mình rất tiếc vì đã không mở mắt để được thấy con chim xanh/ Mình rất tiếc vì đã không thể vượt qua nỗi sợ của mình? Mình rất tiếc vì đã quá nhút nhát nên đã nhắm mắt lại, không nhìn thấy con chim xanh.

- Các HS khác nhận xét, góp ý cho nhau.

- HS nêu cảm nhận của bản thân.

- HS lắng nghe.

Giáo án lớp 2 sách Kết nối tri thức - Tuần 5

Lớp: 2A...

Tuần: 5 – Tiết: 41 + 42

Thứ........ ngày..... tháng…. năm ……

KẾ HOẠCH DẠY HỌC

Môn: TIẾNG VIỆT 2

Bài 9: Cô giáo lớp em

Tập đọc: Cô giáo lớp em

I. Mục tiêu:

- Đọc đúng, rõ ràng toàn bài, biết nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phẩy giữa các cụm từ.

- Trả lời được các câu hỏi. Hiểu và nắm được nội dung chính của bài.

II. Đồ dùng dạy học:

1. Giáo viên:

+ Laptop; màn hình máy chiếu; clip, slide tranh minh họa, ...

+ Cách đọc hiểu thể thơ 5 chữ (thể thơ, ngắt nhịp, vần,...). Cảm nhận được nghệ thuật gợi tả, gợi cảm trong bài thơ.

2. Học sinh: SHS, vở Tập viết 2 tập 1, bảng con, ...

III. Các hoạt động dạy và học:

TG

ND các hoạt động dạy học

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

TIẾT 1 – LUYỆN ĐỌC

3’

2’

* Ôn bài cũ

1. Khởi động

- GV cho lớp hoạt động tập thể.

- GV cho HS nhắc lại tên bài học hôm trước.

- GV cho HS nêu và nói về một số điều thú vị mà HS học được từ bài học đó.

- GV hướng dẫn HS quan sát tranh minh hoạ bài đọc, nêu nội dung tranh.

- GV cho HS nêu tên một số bài thơ hoặc bài hát về thầy cô.

- GV và HS chọn một bài thơ hoặc một bài hát được nhiều bạn trong lớp biết.

* Giới thiệu bài

-GV kết nối bài mới: Bài thơ Cô giáo lớp em là bài thơ nói về suy nghĩ, tình cảm của một HS đối với cô giáo của mình - một cô giáo nhiệt huyết, say mê với nghề giáo; dịu dàng, tận tuỵ với các em học sinh.

- GV ghi đề bài: Cô giáo lớp em

- HS hát và vận động theo bài hát.

- HS nhắc lại tên bài học trước:

- Cầu thủ dự bị.

- 1-2 HS nói về điều thú vị mà mình cảm nhận được qua bài học.

- HS quan sát tranh minh hoạ.

+ Tranh vẽ cô giáo đang hướng dẫn các bạn học bài, cô giáo tươi cười, dịu dàng, trong khung cảnh nắng đang tràn vào lớp qua khung cửa sổ..

+ Mẹ và cô, Cô giáo, …

- 1 – 2 bạn HS đọc bài thơ, hoặc cả lớp hát bài hát đã được chọn.

- HS lắng nghe.

- HS nhắc lại, mở vở ghi đề bài.

2’

1’

20’

5’

2’

2. Đọc văn bản

a. Đọc mẫu

b. Chia đoạn

c. Đọc đoạn

d. Đọc toàn văn bản

* Củng cố

- GV đọc mẫu toàn bài, rõ ràng, ngắt nghỉ hơi đúng theo nhịp 2/3 hoặc 3/2 của bài thơ, dừng hơi lâu hơn sau mỗi khổ thơ.

- GV HD HS chia đoạn.

+ Bài thơ này có mấy khổ thơ?

- GV cùng HS thống nhất.

- GV mời 3 HS đọc nối tiếp.

- GV: Sau khi đọc, em thấy tiếng, từ nào khó đọc?

- GV cho HS nêu một số từ ngữ dễ phát âm nhầm do ảnh hưởng của tiếng địa phương.

- GV đọc mẫu từ khó. Yêu cầu HS đọc từ khó.

- GV cho HS đọc nối tiếp lượt 2.

- GV cho luyện đọc nối tiếp theo nhóm.

- GV giúp đỡ HS trong các nhóm gặp khó khăn khi đọc bài, tuyên dương HS đọc tiến bộ.

- GV tổ chức đọc thi đua giữa các nhóm.

- Gọi HS đọc toàn bài thơ.

- GV cùng HS nhận xét, sửa lỗi phát âm (nếu có).

- Sau khi học xong bài hôm nay, em có cảm nhận hay ý kiến gì không?

- GV tiếp nhận ý kiến.

- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.

- HS lắng nghe.

- HS đọc thầm.

- HS nêu: có 3 khổ thơ.

- Lớp lắng nghe và đánh dấu vào sách.

- HS đọc nối tiếp lần 1.

- HS nêu từ tiếng khó đọc mà mình vừa tìm.

+ VD: nào, lớp, lời, nắng, viết, vào, vở,...

- HS lắng nghe, luyện đọc (CN, nhóm, ĐT).

- HS đọc nối tiếp (lần 2-3)

- Từng nhóm 3 HS đọc nối tiếp 3 khổ trong nhóm (như 3 HS đã làm mẫu trước lớp).

- HS góp ý cho nhau.

- HS đọc thi đua giữa các nhóm.

- HS cùng GV nhận xét và đánh giá.

- 1 - 2 HS đọc toàn bài.

- HS nhận xét và đánh giá mình, đánh giá bạn.

- HS nêu cảm nhận của bản thân.

- HS lắng nghe.

TIẾT 2 – TÌM HIỂU BÀI

3’

12’

7’

11’

2’

* Ôn tập và khởi động

3. Trả lời câu hỏi

Câu 1. Cô giáo đáp lại lời chào của học sinh như thế nào?

Câu 2. Tìm những câu thơ tả cảnh vật khi cô dạy em học bài.

Câu 3. Bạn nhỏ đã kể những gì về cô giáo của mình?

Câu 4. Câu 4. Qua bài thơ, em thấy tình cảm bạn nhỏ dành cho cô giáo thế nào?

4. Đọc thuộc lòng 2 khổ thơ

5. Luyện tập theo văn bản đọc

Câu 1. Nói câu thể hiện sự ngạc nhiên của em khi:

a. Lần đầu được nghe một bạn hát rất hay.

b. Được bố mẹ tặng một món quà bất ngờ.

Câu 2. Nói câu thể hiện tình cảm của em với thầy cô giáo của mình.

* Củng cố, dặn dò

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi.

- GV cho HS đọc lại toàn bài.

- GV hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung bài và trả lời các câu hỏi.

- GV yêu cầu HS xem lại khổ 1 và đọc câu hỏi 1.

- GV tổ chức cho HS trao đổi trước lớp và giao lưu giữa các nhóm với nhau.

- GV cùng HS thống nhất câu trả lời.

- GV cùng HS nhận xét, góp ý.

- GV tổ chức cho HS làm việc nhóm:

+ GV theo dõi các nhóm, hỗ trợ HS gặp khó khăn trong nhóm.

- GV mời 1 số HS trả lời.

- GV cùng HS nhận xét, góp ý.

- GV cho HS làm việc cá nhân.

+ GV và HS thống nhất câu trả lời. (Cô đến lớp rất sớm, cô vui vẻ, dịu dàng (cô mỉm cười thật tươi để đáp lời chào của học sinh, cô dạy các em tập viết, cô giảng bài.)

- GV gợi ý HS chú ý những chi tiết (Lời cô giáo ấm trang vở, bạn HS yêu thương ngắm điểm 10 cô cho) và hướng dẫn HS gọi tên tình cảm của bạn HS dành cho cô giáo: yêu quý, yêu thương.

- GV cho HS phát biểu trước lớp.

- GV cùng HS nhận xét,

- GV đọc diễn cảm cả bài.

- GVHD HS học thuộc lòng bằng cách xóa dần, chỉ để lại các chữ đầu dòng thơ.

- GV tổ chức cho HS thi đọc thuộc lòng trước lớp.

- GV khuyến khích HS đọc thuộc cả bài thơ và về đọc cho người thân nghe.

- GV yêu cầu HS đọc thầm lại bài thơ.

- GV hướng dẫn chung về lời nói thể hiện sự ngạc nhiên:

+ Các câu thể hiện sự ngạc nhiên thường bắt đầu bằng: A!; Ôi!! Chao ôi!,...

+ Câu thể hiện sự ngạc nhiên cần thể hiện được cảm xúc của người nói.

- GV hướng dẫn thực hiện yêu cầu a:

+ Cảm xúc của em khi lần đầu nghe bạn hát rất hay là gì? Em chọn từ ngữ nào để thể hiện cảm xúc đó?

+ Em lựa chọn từ ngữ nào để nhận xét việc bạn hát rất hay?

- GV động viên HS đưa ra các cách nói lời ngạc nhiên khác nhau. (VD: Ôi! Bất ngờ quá, sao bạn hát hay thế!, Ôi chao, mình không ngờ bạn có thể hát hay đến thế!,...)

- GV nhận xét chung.

- GV gợi ý thực hiện yêu cầu b:

+ Em có cảm xúc gì khi được bố mẹ tặng một món quà bất ngờ? Em chọn từ ngữ nào để thể hiện cảm xúc đó?

+ Em hãy tưởng tượng đó là món quà gì. Hãy tìm một từ ngữ khen món quà đó.

+ Khi được tặng quà, em nên nói gì?

- GV cùng HS nhận xét, góp ý.

GV hướng dẫn cách thực hiện: có thể chia nhỏ yêu cầu:

1. Em có tình cảm như thế nào với thầy cô giáo (hoặc với một thầy giáo/ cô giáo cụ thể)?

2. Em nói - 1 - 2 HS nói trước lớp. (VD: Em rất yêu quý thầy cô giáo; Em nhớ thầy giáo cũ của em;...)

- GV khen ngợi HS có cách nói hay và tự tin khi thể hiện.

- Sau khi học xong bài hôm nay, em có cảm nhận hay ý kiến gì không?

- GV tiếp nhận ý kiến.

- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.

* HS tham gia chơi trò chơi “Đi chợ”.

- Lớp trưởng điều hành lớp chơi.

- 1-2 HS đọc lại bài.

- 1 HS đọc lại khổ 1.

- Lớp đọc thầm khổ 1 của bài thơ để tìm câu trả lời.

- HS trao đổi nhóm 2. Đại diện lên trao đổi.

+ Cô giáo đáp lại lời chào của các bạn nhỏ bằng cách mỉm cười thật tươi.)

- Đại diện các nhóm lên chia sẻ.

- HS trao đổi theo nhóm 4:

+ Từng em tự đọc thầm lại bài thơ và trả lời câu hỏi.

+ Trao đổi nhóm thống nhất đáp án.

+ Cả nhóm thống nhất câu trả lời.

Gió đưa thoảng hương nhài; Nắng ghé vào cửa lớp;

Xem chúng em học bài.

- HS lên chia sẻ.

- Các nhóm nhận xét, góp ý.

- HS lắng nghe.

- 1 HS đọc toàn bài thơ.

- HS làm việc cá nhân và nhóm:

+ Từng em tự trả lời câu hỏi.

+ Trao đổi nhóm, bổ sung cho nhau để có câu trả lời hoàn chỉnh.

- Các nhóm nêu cách giải thích trước lớp.

- Cả lớp và GV nhận xét

- HS làm việc chung cả lớp:

+ Từng HS tự đọc thầm lại bài thơ và trả lời câu hỏi.

- 1-2 HS đọc lại toàn bài thơ.

- HS đọc thuộc lòng 2 khổ thơ mà mình yêu thích theo HD của GV.

- HS lên thi đọc thuộc lòng hai khổ thơ mà mình yêu thích.

- HS cùng GV nhận xét, góp ý.

- Lớp đọc thầm bài thơ.

- HS lắng nghe.

+ HS luân phiên nhau nói trong nhóm.

+ Các HS khác nhận xét, góp ý.

+ HS đóng vai trong nhóm để tạo ngữ cảnh thực tế: một HS hát, các HS khác nói lời ngạc nhiên.

+ VD: bất ngờ, không ngờ, ngạc nhiên, thích, thú vị,...

+ VD: hay tuyệt, tuyệt vời, như ca sĩ,...

- Một số HS trả lời.

- Cả lớp thống nhất câu trả lời.

+ VD: bất ngờ, vui, thích, sung sướng...

+ VD: chiếc ba lô rất đẹp, bộ đồ chơi rất hấp dẫn,...

+ VD:Con cảm ơn mẹ ạ.

- HS đóng vai trong nhóm: một HS đóng vai bố mẹ tặng quà cho con, một HS nói câu thể hiện sự ngạc nhiên. (VD: Ôi! Bất ngờ quá, đúng đồ chơi con thích. Con cảm.

- Cặp/ nhóm:

+ Từng em trong nhóm nói câu thể hiện tình cảm với thầy cô.

+ HS trong nhóm/ cặp góp ý cho nhau.

- 2-3 HS lên nói trước lớp.

- HS nêu cảm nhận của bản thân.

- HS lắng nghe.

Điều chỉnh sau tiết dạy (nếu có)

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

Còn tiếp, mời các bạn tải file về để xem đầy đủ.

Ngoài Giáo án lớp 2 sách Kết nối tri thức - HKI trên. Các bạn có thể tham khảo thêm nhiều đề thi hay và chất lượng, các dạng toán nâng cao hay và khó dành cho các bé học Toán lớp 2 được chắc chắn, củng cố và nắm chắc kiến thức nhất. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm tài liệu môn Tiếng Việt 2giải toán lớp 2 hay Tiếng Anh lớp 2, Giải Tự nhiên và xã hội 2, Bài tập cuối tuần lớp 2,.... để học tốt hơn các chương trình của lớp 2.

Giáo án lớp 2 sách Kết nối tri thức - Tất cả các môn

Đánh giá bài viết
7 13.427
Sắp xếp theo

    Giáo án điện tử lớp 2

    Xem thêm