Giáo án lớp 2 Kết nối tri thức (09 môn)
Giáo án lớp 2 sách Kết nối tri thức với cuộc sống đầy đủ các môn học là tài liệu được biên soạn theo quy định dành cho các thầy cô tham khảo. Giáo án lớp 2 sách Kết nối tri thức này gồm 9 môn Âm nhạc, Mĩ thuật, Tiếng Việt, Toán, Tiếng Anh, Tự nhiên xã hội, Giáo dục thể chất, Đạo đức, Hoạt động trải nghiệm.
Giáo án lớp 2 theo công văn 2345
- Giáo án Tiếng Việt lớp 2 sách Kết nối
- Giáo án Toán lớp 2 sách Kết nối
- Giáo án Tự nhiên xã hội lớp 2 sách Kết nối
- Giáo án Giáo Dục thể chất lớp 2 sách Kết nối
- Giáo án Âm nhạc lớp 2 sách Kết nối
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm lớp 2 sách Kết nối
- Giáo án Mĩ thuật lớp 2 sách Kết nối
- Giáo án Tiếng Anh lớp 2 sách Kết nối
- Giáo án Đạo Đức lớp 2 sách Kết nối
- Giáo án lớp 2 sách Kết nối tri thức - Tất cả các môn
Giáo án Tiếng Việt lớp 2 sách Kết nối
TUẦN 1
Tập đọc (Tiết 1+2)
BÀI 1: TÔI LÀ HỌC SINH LỚP 2
I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh:
- Đọc đúng các tiếng trong bài. Bước đầu biết đọc đúng lời kể chuyện và lời nói trực tiếp của nhân vật.
- Hiểu nội dung bài: cảm xúc háo hức, vui vẻ của ácc bạn học sinh trong ngày khai giảng lớp 2.
- Hình thành và phát triển năng lực văn học: nhận biết các nhân vật, diễn biến các sự vật trong chuyện.
- Có tình cảm quý mến bạn bè, niềm vui khi đến trường; rèn kĩ năng hợp tác làm việc nhóm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.
- HS: Vở BTTV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
1. Khởi động: - Cho HS quan sát tranh: Tranh vẽ gì? - GV hỏi: + Em đã chuẩn bị những gì cho ngày khai giảng? + Cảm xúc của em như thế nào? - GV dẫn dắt, giới thiệu bài. 2. Khám phá kiến thức * Hoạt động 1: Đọc văn bản. - GV đọc mẫu. - Luyện đọc câu: GV gọi HS đọc nối tiếp từng câu. - Luyện đọc từ khó: loáng, rối rít, ríu rít, rụt rè, níu, vùng dậy, … - Luyện đọc lời nhân vật: + GV đọc mẫu lời nhân vật: giọng nhanh, thể hiện sự phấn khích. + YC HS luyện đọc. - Luyện đọc câu dài: Nhưng vừa đến cổng trường,/ tôi đã thấy mấy bạn cùng lớp/ đang ríu rít nói cười/ ở trong sân; Ngay cạnh chúng tôi,/ mấy em lớp 1/ đang rụt rè/ níu chặt tay bố mẹ,/ thật giống tôi năm ngoái.;… - Giải nghĩa từ khó: háo hức, tủm tỉm, ríu rít, rụt rè, …. - Luyện đọc đoạn: GV quan sát, hỗ trợ HS. * Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi. - GV gọi HS đọc lần lượt 4 câu hỏi trong sgk/tr.11. - GV HDHS trả lời từng câu hỏi đồng thời hoàn thiện vào VBTTV/tr.4. - GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu. - Nhận xét, tuyên dương HS. * Hoạt động 3: Luyện đọc lại. - GV đọc diễn cảm toàn bài. - Gọi HS đọc toàn bài. - Nhận xét, khen ngợi. * Hoạt động 4: Luyện tập theo văn bản đọc. - Gọi HS đọc lần lượt 2 yêu cầu sgk/ tr.11. - Gọi HS trả lời câu hỏi 1 đồng thời hoàn thiện vào VBTTV/tr.4. - Tuyên dương, nhận xét. - Yêu cầu 2: HDHS đóng vai để luyện nói lời chào tạm biệt, lời chào thầy cô, bạn bè. - GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn. - Gọi các nhóm lên thực hiện. - Nhận xét chung, tuyên dương HS. 3. Củng cố, dặn dò: - Hôm nay em học bài gì? - GV nhận xét giờ học. | - HS thảo luận theo cặp. - 2-3 HS chia sẻ. - Cả lớp đọc thầm. - HS đọc nối tiếp. - HS lắng nghe. - 2-3 HS đọc. - 2-3 HS luyện đọc. - 2-3 HS chia sẻ. - 3 HS đọc nối tiếp các đoạn. - HS lần lượt đọc. - HS lần lượt chia sẻ ý kiến: C1: Đáp án đúng: a, b, c. C2: Bạn ấy không thực hiện được mong muốn vì các bạn khác cũng muốn đến sớm và nhiều bạn đến trước bạn ấy. C3: Điểm thay đổi: tính cách, học tập, quan hệ bạn bè, tình cảm với thầy cô, trường lớp, … C4: Thứ tự tranh: 3-2-1. - HS lắng nghe, đọc thầm. - 2-3 HS đọc. - 2-3 HS đọc. - 2-3 HS chia sẻ đáp án, nêu lí do vì sao lại chọn ý đó. - HS hoạt động nhóm 4, thực hiện đóng vai luyện nói theo yêu cầu. - 4-5 nhóm lên bảng. - HS chia sẻ. |
Tập viết (Tiết 3)
CHỮ HOA A
I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh:
- Biết viết chữ viết hoa A cỡ vừa và cỡ nhỏ.
- Viết đúng câu ứng dựng: Ánh nắng tràn ngập sân trường.
- Rèn cho HS tính kiên nhẫn, cẩn thận.
- Có ý thức thẩm mỹ khi viết chữ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học; Mẫu chữ hoa A.
- HS: Vở Tập viết; bảng con.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
1. Khởi động: - Cho HS quan sát mẫu chữ hoa: Đây là mẫu chữ hoa gì? - GV dẫn dắt, giới thiệu bài. 2. Khám phá kiến thức * Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chữ hoa. - GV tổ chức cho HS nêu: + Độ cao, độ rộng chữ hoa A. + Chữ hoa A gồm mấy nét? - GV chiếu video HD quy trình viết chữ hoa A. - GV thao tác mẫu trên bảng con, vừa viết vừa nêu quy trình viết từng nét. - YC HS viết bảng con. - GV hỗ trợ HS gặp khó khăn. - Nhận xét, động viên HS. * Hoạt động 2: Hướng dẫn viết câu ứng dụng. - Gọi HS đọc câu ứng dụng cần viết. - GV viết mẫu câu ứng dụng trên bảng, lưu ý cho HS: + Viết chữ hoa A đầu câu. + Cách nối từ A sang n. + Khoảng cách giữa các con chữ, độ cao, dấu thanh và dấu chấm cuối câu. * Hoạt động 3: Thực hành luyện viết. - YC HS thực hiện luyện viết chữ hoa A và câu ứng dụng trong vở Luyện viết. - GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn. - Nhẫn xét, đánh giá bài HS. 3. Củng cố, dặn dò: - Hôm nay em học bài gì? - GV nhận xét giờ học. | - 1-2 HS chia sẻ. - 2-3 HS chia sẻ. - HS quan sát. - HS quan sát, lắng nghe. - HS luyện viết bảng con. - 3-4 HS đọc. - HS quan sát, lắng nghe. - HS thực hiện. - HS chia sẻ. |
Nói và nghe (Tiết 4)
NHỮNG NGÀY HÈ CỦA EM
I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh:
- Nhận biết được các sự việc trong tranh minh họa về kì nghỉ hè của các bạn nhỏ.
- Nói được điều đáng nhớ trong kì nghỉ hè của mình.
- Phát triển kĩ năng trình bày, kĩ năng giáo tiếp, hợp tác nhóm.
- Vận dụng kiến thức vào cuộc sống hàng ngày.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.
- HS: Sách giáo khoa.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
1. Khởi động: - Cho HS quan sát tranh: Tranh vẽ gì? - GV dẫn dắt, giới thiệu bài. 2. Khám phá kiến thức * Hoạt động 1: Kể về điều đáng nhớ trong kì nghỉ hè. - GV tổ chức cho HS quan sát từng tranh, trả lời câu hỏi: + Tranh vẽ cảnh ở đâu? + Trong tranh có những ai? + Mọi người đang làm gì? - Theo em, các tranh muốn nói về các sự việc diễn ra trong thời gian nào? - Tổ chức cho HS kể về kì nghỉ hè, lưu ý chọn những điều nổi bật, đáng nhớ nhất. - GV hỗ trợ HS gặp khó khăn. - Nhận xét, động viên HS. * Hoạt động 2: Cảm xúc của em khi trở lại trường sau kì nghỉ hè. - YC HS nhớ lại những ngày khi kết thúc kì nghỉ hè, cảm xúc khi quay lại trường học. - Gọi HS chia sẻ trước lớp; GV sửa cách diễn đạt cho HS. - Nhận xét, khen ngợi HS. * Hoạt động 3: Vận dụng: - HDHS viết 2-3 câu về kì nghỉ hè: có thể viết một hoạt động em thích nhất, một nơi em từng đến, cảm xúc, suy nghĩ của em trong kì nghỉ hè, … - YCHS hoàn thiện bài tập trong VBTTV, tr.4,5. - Nhận xét, tuyên dương HS. 3. Củng cố, dặn dò: - Hôm nay em học bài gì? - GV nhận xét giờ học. | - 1-2 HS chia sẻ. - Mỗi tranh, 2-3 HS chia sẻ. - 1-2 HS trả lời. - HS thảo luận theo cặp, sau đó chia sẻ trước lớp. - HS suy nghĩ cá nhân, sau đó chia sẻ với bạn theo cặp. - HS lắng nghe, nhận xét. - HS lắng nghe. - HS thực hiện. - HS chia sẻ. |
Tập đọc (Tiết 5 + 6)
BÀI 2: NGÀY HÔM QUA ĐÂU RỒI
I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh:
- Đọc đúng các tiếng trong bài, ngắt nghỉ đúng nhịp thơ trong bài.
- Trả lời được các câu hỏi của bài.
- Hiểu nội dung bài: cần phải biết quý trọng thời gian, yêu lao động; nếu để nó trôi qua sẽ không lấy lại được.
- Giúp hình thành và phát triển năng lực văn học: phát triển vốn từ chỉ người, chỉ vật; kĩ năng đặt câu.
- Biết yêu quý thời gian, yêu quý lao động.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.
- HS: Vở BTTV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
1. Khởi động: * Kiểm tra bài cũ - Gọi HS đọc bài Tôi là học sinh lớp 2. - Nêu những thay đổi khi bạn ấy lên lớp 2? - Nhận xét, tuyên dương. - Kể lại những việc em đã làm ngày hôm qua? - GV dẫn dắt, giới thiệu bài. 2. Khám phá kiến thức * Hoạt động 1: Đọc văn bản. - GV đọc mẫu. - Luyện đọc khổ thơ: GV gọi HS đọc nối tiếp từng khổ thơ. - Luyện đọc từ khó: lịch cũ, nụ hồng, tỏa, hạt lúa, chín vàng, gặt hái, vẫn còn,… - Giải nghĩa từ khó: vở hồng. - Luyện đọc nhóm: GV quan sát, hỗ trợ HS. * Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi. - GV gọi HS đọc lần lượt 4 câu hỏi trong sgk/tr.14. - GV HDHS trả lời từng câu hỏi đồng thời hoàn thiện bài 1 tromg VBTTV/tr.5. - GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu. - HDHS học thuộc lòng 2 khổ thơ bất kỳ. - Nhận xét, tuyên dương HS. * Hoạt động 3: Luyện đọc lại. - Gọi HS đọc toàn bài. - Nhận xét, khen ngợi. * Hoạt động 4: Luyện tập theo văn bản đọc. - Gọi HS đọc lần lượt 2 yêu cầu sgk/ tr.14. - Gọi HS trả lời câu hỏi 1, đồng thời hoàn thiện bài 2 trong VBTTV/tr.5. - Tuyên dương, nhận xét. - Yêu cầu 2: HDHS đặt câu với từ vừa tìm được. - GV sửa cho HS cách diễn đạt. - YCHS viết câu vào bài 2, VBTTV/tr.6. - Nhận xét chung, tuyên dương HS. 3. Củng cố, dặn dò: - Hôm nay em học bài gì? - GV nhận xét giờ học. | - 3 HS đọc nối tiếp. - 1-2 HS trả lời. - 2-3 HS chia sẻ. - Cả lớp đọc thầm. - HS đọc nối tiếp. - HS đọc nối tiếp. - HS lắng nghe. - Các nhóm luyện đọc theo cặp. - HS lần lượt chia sẻ ý kiến: C1: Bạn nhỏ hỏi bố ngày hôm qua đâu rồi. C2: Ngày hôm qua ở lại trong hạt lúa mẹ trồng; trên cành hoa trong vườn; nụ hồng lớn thêm mãi, đợi đến ngày tỏa hương, trong vở hồng của em. C3: Bố dặn bạn nhỏ phải học hành chăm chỉ để “ngày qua vẫn còn”. - HS thực hiện. - HS lắng nghe, đọc thầm. - 2-3 HS đọc. - 2-3 HS đọc. - HS nêu nối tiếp. - HS nêu. - HS thực hiện. - HS chia sẻ. |
__________________________________________
Chính tả (Tiết 7)
NGHE – VIẾT: NGÀY HÔM QUA ĐÂU RỒI
I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh:
- Viết đúng đoạn chính tả theo yêu cầu.
- Làm đúng các bài tập chính tả.
- Biết quan sát và viết đúng các nét chữ, trình bày đẹp bài chính tả.
- HS có ý thức chăm chỉ học tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.
- HS: Vở ô li; bảng con.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
1. Khởi động - Tổ chức cho HS hát 2. Khám phá kiến thức * Hoạt động 1: Nghe – viết chính tả. - GV đọc đoạn chính tả cần nghe viết. - Gọi HS đọc lại đoạn chính tả. - GV hỏi: + Đoạn thơ có những chữ nào viết hoa? + Đoạn thơ có chữ nào dễ viết sai? - HDHS thực hành viết từ dễ viết sai vào bảng con. - GV đọc cho HS nghe viết. - YC HS đổi vở soát lỗi chính tả. - Nhận xét, đánh giá bài HS. * Hoạt động 2: Bài tập chính tả. - Gọi HS đọc YC bài 2, 3. - HDHS hoàn thiện vào VBTTV/ tr.6. - GV chữa bài, nhận xét. 3. Củng cố, dặn dò: - Hôm nay em học bài gì? - GV nhận xét giờ học. | - 2-3 HS đọc. - 2-3 HS chia sẻ. - HS luyện viết bảng con. - HS nghe viết vào vở ô li. - HS đổi chép theo cặp. - 1-2 HS đọc. - HS làm bài cá nhân, sau đó đổi chéo kiểm tra. - HS chia sẻ. |
__________________________________________
Luyện từ và câu (Tiết 8)
TỪ NGỮ CHỈ SỰ VẬT, HOẠT ĐỘNG. CÂU GIỚI THIỆU
I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh:
- Tìm được từ ngữ chỉ sự vật, hoạt động.
- Đặt được câu giới thiệu theo mẫu.
- Phát triển vốn từ chỉ sự vật, chỉ hoạt động.
- Rèn kĩ năng đặt câu giới thiệu.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.
- HS: Vở BTTV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
1. Khởi động 2. Khám phá kiến thức * Hoạt động 1: Tìm từ ngữ chỉ sự vật, hoạt động. Bài 1: - GV gọi HS đọc YC bài. - Bài yêu cầu làm gì? - YC HS quan sát tranh, nêu: + Tên các đồ vật. + Các hoạt động. - YC HS làm bài vào VBT/ tr.6. - GV hỗ trợ HS gặp khó khăn. - GV chữa bài, nhận xét. - Nhận xét, tuyên dương HS. * Hoạt động 2: Viết câu giới thiệu. Bài 2: - Gọi HS đọc YC. - Bài YC làm gì? - Gọi HS đọc các từ ngữ cột A, cột B. - GV tổ chức HS ghép các từ ngữ tạo thành câu giới thiệu. - YC làm vào VBT tr.7. - Nhận xét, khen ngợi HS. Bài 3: - Gọi HS đọc YC bài 3. - HDHS đặt câu theo mẫu ở bài 2. - Nhận xét, tuyên dương HS. 3. Củng cố, dặn dò: - Hôm nay em học bài gì? - GV nhận xét giờ học. | - 1-2 HS đọc. - 1-2 HS trả lời. - 3-4 HS nêu. + Tên đồ vật: quần áo, khăn mặt, cặp sách, mũ. + Các hoạt động: đi học, viết bảng, chải tóc. - HS thực hiện làm bài cá nhân. - HS đổi chéo kiểm tra theo cặp. - 1-2 HS đọc. - 1-2 HS trả lời. - 3-4 HS đọc. - HS chia sẻ câu trả lời. - HS làm bài. - HS đọc. - HS đặt câu (Tôi là học sinh lớp 2B). - HS chia sẻ. |
__________________________________________
Luyện viết đoạn (Tiết 9 + 10)
VIẾT ĐOẠN VĂN GIỚI THIỆU BẢN THÂN
I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh:
- Viết được 2-3 câu tự giới thiệu về bản thân.
- Tự tìm đọc, chia sẻ với bạn một bài thơ, câu chuyện yêu thích theo chủ đề.
- Phát triển kĩ năng đặt câu giới thiệu bản thân.
- Biết bày tỏ cảm xúc, tình cảm qua bài thơ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.
- HS: Vở BTTV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
1. Khởi động 2. Khám phá kiến thức * Hoạt động 1: Luyện viết đoạn văn. Bài 1: - GV gọi HS đọc YC bài. - Bài yêu cầu làm gì? - YC HS quan sát tranh, hỏi: + Bình và Khang gặp nhau ở đâu? + Khang đã giới thiệu những gì về mình? - HDHS nói và đáp khi giới thiệu về bản thân. - GV hỗ trợ HS gặp khó khăn. - GV gọi HS lên thực hiện. - Nhận xét, tuyên dương HS. Bài 2: - GV gọi HS đọc YC bài. - Bài yêu cầu làm gì? - GV đưa ra đoạn văn mẫu, đọc cho HS nghe. - YC HS thực hành viết vào VBT tr.7. - GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn. - Gọi HS đọc bài làm của mình. - Nhận xét, chữa cách diễn đạt. * Hoạt động 2: Đọc mở rộng. - Gọi HS đọc YC bài 1, 2. - Tổ chức cho HS tìm đọc một bài thơ, câu chuyện. - Tổ chức cho HS chia sẻ tên bài thơ, câu chuyện, tên tác giả. - Tổ chức thi đọc một số câu thơ hay. - Nhận xét, đánh giá việc đọc mở rộng của HS. 3. Củng cố, dặn dò: - Hôm nay em học bài gì? - GV nhận xét giờ học. | - 1-2 HS đọc. - 1-2 HS trả lời. - 2-3 HS trả lời: + Bình và Khang gặp nhau ở sân bóng đá. + Khang giới thiệu tên, lớp, sở thích. - HS thực hiện nói theo cặp. - 2-3 cặp thực hiện. - 1-2 HS đọc. - 1-2 HS trả lời. - HS lắng nghe, hình dung cách viết. - HS làm bài. - HS chia sẻ bài. - 1-2 HS đọc. - HS tìm đọc bài thơ, câu chuyện ở Thư viện lớp. - HS chia sẻ theo nhóm 4. - HS thực hiện. - HS chia sẻ. |
Bài 18: TỚ NHỚ CẬU
I. MỤC TIÊU
Giúp HS:
- Đọc đúng các tiếng có vần khó, đọc rõ ràng câu chuyện Tớ nhớ cậu, bước đầu biết đọc lời nhân vật với ngữ điệu phù hợp. Nhận biết được các sự việc trong câu chuyện và cách thể hiện tình cảm bạn bè của nhân vật sóc và kiến.
- Nghe – viết đúng chính tả đoạn bài Tớ nhớ cậu (Từ Kiến là ... đến bày tỏ nỗi nhớ nhung); biết trình bày tên bài và đoạn văn; biết viết hoa chữ cái đầu tên truyện, đầu câu.Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt c/ k; iêu/ ươu; en/ eng.
- Phát triển vốn từ chỉ tình cảm bạn bè; Nhận biết câu hỏi, câu kể, câu bộc lộ cảm xúc.
- Viết được 3 – 4 câu kể về một hoạt động em tham gia cùng các bạn.
- Đọc mở rộng bài thơ viết về tìnhbạn.
- Cótinh thần hợp tác trong hoạt động nhóm. Biết yêu quý bạn bè.
II. CHUẨN BỊ
1. Kiến thức
- Đềtài (câu chuyện viết về điều gì?) và đặc điểm VB tự sự.
- Đoạn văn kể lại một sựviệc.
2. Phương tiện dạy học
- GVchuẩn bị clip bài thơ Tình bạn của tác giả Trần Thị Hương hoặc clip về cảnh vui chơi của HS lớp mình trong giờ ra chơi hoặc trong một hoạt động ngoại khoá.
- GVchuẩn bị một số bài thơ về tình bạn để tổ chức tiết dạy Đọc mở rộng như: Rừng sao vui, Bập bênh, Bí mật của thủ môn, Đội lân xóm em, Bông hoa trên bãi biển,...
II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TIẾT 1 – 2
ÔN BÀI CŨ
HS đọc 1 đoạn bài Gọi bạn và nói về một số điều thú vị mà HS học được từ bài học đó.
I. ĐỌC
1. Khởi động
- GV có thể cho HS nghe một bài hát về tình bạn của thiếu
- GV yêu cầu HS làm việc nhóm theo câu hỏi gợi ý:
+ Khi chơi cùng với bạn em cảm thấy thế nào? (rất vui, rất thích, cảm thấy thoải mái,...)
+ Khi xa bạn em cảm thấy thế nào? (rất buồn, không muốn xa bạn, rất nhớ bạn, mong được gặp lại bạn,...)
+ Đại diện một số nhóm chia sẻ trước lớp.
– GV giới thiệu bài mới: Tớ nhớ cậu.
Lưu ý: GV cũng có thể cho HS xem clip về cảnh HS lớp mình đang vui chơi cùng nhau. Sau đó yêu cầu HS thảo luận nhóm theo câu hỏi gợi ý: Khi chơi cùng với bạn, em cảm thấy thế nào?
2. Đọc văn bản
– GV hướng dẫn cả lớp:
+ GV giới thiệu: Bài đọc nói về tình bạn thân thiết giữa kiến và sóc nhưng vì kiến chuyển nhà nên hai bạn phải xa nhau. Các em đoán xem hai bạn đã làm thế nào để thể hiện tình cảm nhớ mong dành cho nhau?
+ GV đọc mẫu toàn bài đọc. Chú ý đọc đúng lời người kể chuyện bằng ngữ điệu nhẹ nhàng; Những câu trong thư của sóc gửi kiến và kiến gửi sóc được đọc bằng giọng biểu cảm, thể hiện nỗi nhớ mong; Ngắt giọng, nhấn giọng đúng chỗ. HS đọc thầm theo GV.
+ GV hướng dẫn HS luyện đọc một số từ ngữ có thể khó đọc đối với các em như nắn nót, nhận lời,... (miền Bắc); thường xuyên, viết thư,... (miền Nam)
+ GV hướng dẫn HS luyện đọc những câu dài. (VD: Kiến không làm sao / cho sóc biết / nó rất nhớ bạn; Cứ thế / nó cặm cụi viết đi viết lại / trong nhiều giờ liền; Không lâu sau / sóc nhận được một lá thư / do kiến gửi đến;…)
+ GV chia VB thành các đoạn (đoạn 1: từ đầu đến Sóc gật đầu nhận lời, đoạn 2: tiếp theo đến A, thư của sóc; đoạn 3: còn lại).
– HS luyện đọc theo nhóm:
+ HS đọc nối tiếp từng đoạn theo nhóm cho đến hết bài.
+ GV giúp đỡ HS gặp khó khăn khi đọc bài, tuyên dương HS đọc tiến bộ.
+ GV mời 1 – 2 HS đọc lời giải thích nghĩa của một số từ ngữ trong VB (cặm cụi, nắn nót).
– GV mời 1 HS đọc lại toàn bộ văn bản.
3. Trả lời câu hỏi
Tùy đối tượng HS, GV có thể hướng dẫn HS làm việc cá nhân hoặc theo cặp, nhóm.
Câu 1. Khi chia tay sóc, kiến có cảm xúc thế nào?
– HS làm việc chung cả lớp:
+ Một HS đọc to câu hỏi, cả lớp đọc thầm.
+ GV nhắc HS đọc lại đoạn 1 và tìm câu trả lời.
+ GV mời 2 – 3 HS trả lời câu hỏi. GV và cả lớp nhận xét, chốt đáp án: Khi chia tay sóc, kiến rất buồn.
Câu 2. Sóc đồng ý với kiến điều gì?
- HS làm việc theocặp:
+ Đọc thầm câu hỏi.
+ Từng em trả lời câu hỏi, sau đó thống nhất câu trả lời. VD: Sóc đồng ý thường xuyên nhớ tới kiến.
- HS làm việc chung cảlớp:
+ GV mới 2 – 3 em trả lời câu hỏi.
+ GV khích lệ HS có cách diễn đạt khác nhau.
- GV có thể nêu 1 câu hỏi để kết nối các sự việc trong câu chuyện: Sóc đã làm gì để giữ lời hứa với kiến?
+ Mời HS xung phong phát biểu.
+ Thống nhất câu trả lời: Sóc đã viết thư cho kiến.
Câu 3. Vì sao kiến phải viết lại nhiều lần lá thư gửi cho sóc ?
- HS làm việcnhóm:
Từng em tự trả lời câu hỏi, sau đó trao đổi nhóm thống nhất đáp án: Kiến phải viết lại nhiều lần lá thư gửi cho sóc vì kiến chưa biết cách diễn tả bằng tình cảm của mình.
- GV mời 2 – 3 HS trả lởi câu hỏi trước lớp và nhận xét.
Câu 4. Theo em, hai bạn sẽ cảm thấy thế nào nếu không nhận được thư của nhau?
- HS làm việc cá nhân và nhóm:
+ Từng em tự trả lời câu hỏi, sau đó trao đổi nhóm.
+ GV mời 2 – 3 HS đại diện nhóm trả lời câu hỏi. GV và cả lớp nhận xét. Vì đây là câu hỏi mở, GV nên khuyến khích HS trình bày theo quan điểm riêng. (Em nghĩ là nếu hai bạn không nhận được thư của nhau thì hai bạn sẽ rất buồn / Hai bạn sẽ rất nhớ nhau / Có thể kiến sẽ giận sóc vì không giữ lời hứa.)
Lưu ý: Sau khi chốt câu trả lời, tùy theo đối tượng HS, GV có thể mở rộng câu hỏi liên hệ thực tế. Chẳng hạn, trong câu chuyện Tớ nhớ cậu, kiến và sóc viết thư cho nhau để thể hiện tình bạn thân thiết. Còn các em thường làm gì để thể hiện tình bạn thân thiết? (em thường rủ bạn đi học cùng, em thường gọi điện trao đổi bài với bạn, em cho bạn mượn những quyển truyện hay,...)
- GV theo dõi các nhóm, hỗ trợ HS gặp khó khăn trong nhóm.
4. Luyện tập sau bài đọc
Câu 1. Đóng vai sóc và kiến để nói lời chào kiến khi chia tay.
HS thảo luận nhóm và thực hành đóng vai:
- GV tổ chức cho HS thảo luận trong nhóm, thay nhau đóng vai sóc nói lời chia tay, đóng vai kiến đáp lời chia
VD:
- Kiến:Tạm biệt cậu! Cậu phải thường xuyên nhớ tớ đấy!
Sóc: Tất nhiên rồi! Tạm biệt cậu nhé!
- Sóc:Chào cậu nhé! Tớ mong được gặp lại cậu.
Kiến: Tạm biệt cậu! Nhớ viết thư cho tớ nhé!
– GV mời một số nhóm lên đóng kịch trước lớp.
Các nhóm khác quan sát và nhận xét bạn về tư thế, tác phong, vẻ mặt cùng lời nói.
Câu 2. Em sẽ nói với bạn thế nào khi: – Bạn chuyển đến một ngôi trường khác; – Tan học, em về trước. Bạn ở lại chờ bố mẹ đến đón.
- HS làm việc cá nhân và thảo luận nhóm:
+ Từng em suy nghĩ về tình huống, sau đó trao đổi nhóm.
+ Trong mỗi nhóm, HS đổi vai cho nhau để nói lời chào tạm biệt và đáp lời chào tạm biệt.
- Ở tình huống thứ nhất, GV nêu câu hỏi gợi ý thảo luận: Hãy tưởng tượng em và bạn học chung một lớp. Sau đó, gia đình bạn chuyển đến nơi khác sinh sống, bạn chuyển đến một trường học mới. Trong tình huống đó, em sẽ nói gì với bạn? Nếu em là bạn, em sẽ đáp lời chào tạm biệt ấy thế nào?
- Ở tình huống thứ hai, GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm bằng gợi ý: Nếu em về trước bạn, em sẽ nói gì với bạn? (Chào cậu nhé, tớ về trước đây./ Hẹn gặp cậu vào sángmai nhé!/ Cậu ở lại sau nhé! Chắc là bố mẹ cậu sắp đến đón rồi đấy./ Tạm biệt cậu nhé. À tớ có một quyển truyện tranh rất Cậu có thích đọc trong lúc chờ bố mẹ đến đón không? Tớ cho cậu mượn.). Nếu em là người ở lại, em sẽ nói gì với bạn? (Tạm biệt cậu!/ Cậu về trước nhé!,…)
- Một số HS đại diện nhóm nói và đáp lời chào tạm biệt trước lớp. GV và cả lớp nhận xét, chốt lại nội dung trả lời đúng.
Lưu ý: Tuỳ điều kiện thời gian, GV có thể chỉ cho HS thực hiện 1 trong 2 tình huống.
5. Luyện đọc lại
1 HS đọc lại cả bài. Cả lớp đọc thầm theo.
TIẾT 3
VIẾT
1. Nghe – viết:
– GV nêu yêu cầu nghe – viết bài Tớ nhớ cậu: Kiến là bạn thân của sóc. Hằng ngày, hai bạn rủ nhau đi học. Một ngày nọ, nhà kiến chuyển sang một cánh rừng khác. Sóc và kiến rất buồn. Hai bạn tìm cách gửi thư cho nhau để bày tỏ nỗi nhớ.
- GV đọc 1 lần đoạn văn sẽ viết chính tả cho HS
- GV mời 1 – 2 HS đọc lại đoạn văn trước lớp.
- GV hướng dẫn HS:
+ Quan sát những dấu câu có trong đoạn văn sẽ viết (có thể cho HS nhìn trong SGK hoặc GV chiếu đoạn văn trên màn hình), giúp các em biết nêu tên các dấu câu: dấu phẩy (2 lần xuất hiện) và dấu chấm (5 lần xuất hiện).
+ Viết hoa tên bài, viết hoa chữ đầu câu.
+ Viết những tiếng khó hoặc những tiếng dễ viết sai lẫn do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương.
VD: chuyển, sang,... (miền Bắc); rủ, buồn,... (miền Nam).
- GV đọc tên bài, đọc từng cụm từ hoặc câu ngắn cho HS viết vào vở.
- GV đọc lại đoạn văn cho HS soát lại bài viết. Sau đó, HS đổi vở cho nhau để phát hiện lỗi và góp ý cho nhau theonhóm.
- GV hướng dẫn chữa một số bài trên lớp, nhận xét, động viên khen ngợi các
2. Tìm từ có tiếng bắt đầu bằng c hoặc k gọi tên mỗi con vật trong hình. Viết các từ tìm được vào vở.
- GVcho HS quan sát tranh con cua, con công, con kì đà, con kiến.
- 1HS đọc yêu cầu, cả lớp đọc thầm
- HS làm việc cá nhân, tìm và viết vào vở từ bắt đầu bằng c hoặc k con vật được vẽ trong
- GV dán lên bảng 4 tờ phiếu dưới mỗi tranh, phát bút dạ mời 4 HS thi làm bài . Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng: cua, công, kì đà,kiến.
3. Hoàn thành bài tập a hoặc b
a. Chọn tiếng có vần iêu hoặc ươu thay cho ô vuông.
– HS làm việc theo nhóm:
+ GV chiếu đoạn văn cần hoàn chỉnh lên bảng và mời 1 HS đọc yêu cầu (đọc cả từ trong ngoặc đơn).
+ HS thảo luận, chọn tiếng có vần iêu hoặc ươu trong ngoặc đơn thay cho ô vuông.
Sau đó viết tiếng tìm được vào phiếu học tập hoặc vào vở.
– GV mời 1 – 2 HS lên bảng chữa bài tập. Cả lớp nhận xét. GV chữa bài tập: nhiều, hươu, khướu.
b. Tìm từ ngữ có tiếng chứa en hoặc eng
- HS làm việc theonhóm:
+ HS thảo luận để tìm tiếng có vần en hoặc eng. VD: dế mèn, thẹn thùng, bẽn lẽn, xen kẽ, len lỏi; xà beng, leng keng, cái xẻng, quên béng,... Viết từ đã hoàn thành vào phiếu học tập hoặc vào vở.
- GV có thể tổ chức hoạt động học tập này dưới hình thức chơi trò chơi hoặc thi tìm từngữ.
+ GV mời đại diện các nhóm trả lời câu hỏi. GV và cả lớp nhận xét, chốt đáp án đúng.
– GV nhận xét tiết học.
TIẾT 4
LUYỆN TẬP VỀ TỪ VÀ CÂU
Bài tập 1. Tìm từ ngữ chỉ tình cảm bạn bè
– HS làm việc theo nhóm:
+ HS nối tiếp nhau tìm từ ngữ chỉ tình cảm bạn bè (Nên viết từ ngữ tìm được vào phiếu học tập của nhóm hoặc viết vào vở. VD: thân thiết, gắn bó, chia sẻ, quý mến,...).
- GV tổ chức chữa bài trướclớp:
+ Đại diện một số nhóm phát biểu kết quả làm việc của nhóm.
+ Cả lớp nhận xét thống nhất đáp án.
- GV khen ngợi các nhóm tìm được nhiều từ ngữ chỉ tình cảm bạnbè.
– Lưu ý: GV cũng có thể thay hình thức trình bày trước lớp bằng các trò chơi.
Bài tập 2. Chọn từ ngữ thích hợp thay cho ô vuông (thân thiết, nhớ, vui đùa)
- GV hướng dẫn HS làm việc theonhóm.
- GVchiếu từ ngữ cần chọn lên bảng. GV gọi 1 HS đọc yêu cầu. Cả lớp đọc thầm.
- GVchiếu đoạn văn cần hoàn thiện lên bảng. Yêu cầu nhóm thảo luận, tìm trong thẻ từ những từ ngữ phù hợp.
- GV yêu cầu các nhóm giơ cao thẻ từ có từ ngữ tìm được. Sau đó mời đại diện một nhóm lên trước lớp trình bày kết quả thảoluận.
- GVvà HS nhận xét đánh giá, thống nhất đáp án.
Để rèn tư duy phản biện, tùy theo đối tượng HS, GV có thể hỏi: Vì sao không chọn từ “vui đùa”? Vì sao “nhớ” không thể đứng ở vị trí ô trống thứ nhất hoặc thứ ba?
- GV mời 1 HS đọc đoạn văn đã hoànthiện.
Bài tập 3. Chọn câu ở cột A phù hợp với ý ở cột B
– HS làm việc chung cả lớp:
+ GV nêu mục đích của BT3: Bài tập này yêu cầu HS hiểu được từng câu dùng để làm gì, từ đó tìm được câu ở cột A phù hợp với ý ở cột B.
+ GV mời 1 − 2 HS đọc yêu cầu (đọc cả nội dung trong khung). Cả lớp đọc thầm.
+ Từng HS làm bài tập sau đó thảo luận nhóm.
- HS làm việc theonhóm:
+ Từng HS làm bài tập sau đó thảo luận nhóm.
+ GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm, trao đổi theo gợi ý: Câu 1 cho biết hai bạn thường làm gì? Câu 2 hỏi về điều gì? Câu 3 thể hiện cảm xúc gì của kiến dành cho sóc? Câu 1/2/3/ dùng để làm gì? (kể lại sự việc/ hỏi điều chưa biết/ bộc lộ cảm xúc). Nói tên dấu câu đặt cuối mỗi câu? (dấu chấm, dấu hỏi chấm, dấu chấm than).
- Mộtsố HS trình bày kết quả thảo luận. GV và HS chốt lại nội dung trả lời.
TIẾT 5 – 6
LUYỆN TẬP
1. Nói về việc làm của các bạn trong tranh
– HS làm việc nhóm:
+ GV chiếu từng tranh lên bảng, yêu cầu HS quan sát tranh thảo luận nhóm theo câu hỏi gợi ý: Tranh vẽ cảnh gì? Vì sao em biết?
+ Một số HS trình bày kết quả thảo luận trước lớp. GV và HS chốt lại nội dung tranh:
+ Tranh 1: Trên con đường làng, có ba bạn học sinh đi đến trường. Các bạn vừa đi vừa chuyện trò vui vẻ, vẻ mặt tươi cười. Phía xa, một em nhỏ được mẹ đưa đến trường. Cánh đồng lúa ven đang đang chín rộ.
+ Tranh 2: Ba bạn đang cùng nhau thảo luận nhóm/ trao đổi bài. Trên bàn có mấy quyển sách. Một bạn ngồi giữa đang lấy tay chỉ vào sách. Hai bạn còn lại đang lắng nghe. Một bạn đặt tay lên cằm như đang suy nghĩ. Có lẽ các bạn đang thảo luận về một vấn đề khá thú vị.
+ Tranh 3: Khung cảnh sân trường giờ ra chơi. Một nhóm 3 bạn đang chơi nhảy dây. Bạn nam có vẻ nhảy dây rất khéo, bàn chân của bạn đưa lên nhịp nhàng theo sợi dây. Một nhóm hai bạn khác đang chơi đá cầu. Trái cầu đang bay lên theo bàn chân của bạn nam. Bạn nữ trong tư thế sẵn sàng đón trái cầu. Giờ ra chơi của các bạn thật là vui.
2. Viết 3 – 4 câu kể về một hoạt động em tham gia cùng bạn
– HS làm việc chung cả lớp:
+ 1 HS đọc yêu cầu của bài, cả lớp đọc thầm.
+ GV mời 2 − 3 HS hỏi đáp cùng GV theo từng câu hỏi gợi ý:
+ Em đã tham gia hoạt động gì cùng bạn?( học tập/ vui chơi/ sinh hoạt câu lạc bộ võ thuật, sinh hoạt câu lạc bộ nghệ thuật, câu lạc bộ cờ vua...).
+ Hoạt động đó diễn ra ở đâu? (trong lớp học, trên sân trường, trong thư viện, trong vườn trường,...)
+ Em và các bạn đã làm những gì? (cùng học toán, học tiếng Việt, học vẽ, thảo luận nhóm, chơi trò chơi trong giờ ra chơi, đọc sách, sinh hoạt sao Nhi đồng, cùng em chơi trốn tìm, cùng chia quà bánh cho nhau,…)
+ Em cảm thấy thế nào khi tham gia hoạt động đó? (vui, thoải mái, thích, luôn muốn được vui chơi/ học tập cùng bạn).
- HShoạt động cặp đôi, cùng nói về hoạt động tham gia cùng bạn.
- HS làm việc cánhân:
+ Từng HS viết đoạn văn vào vở. Viết xong, đổi bài cho bạn cùng soát và sửa lỗi diễn đạt.
- HS làm việc chung cả lớp: Một số HS đọc bài trước lớp. HS nghe nhận xét của thầy cô và các bạn.
- GV thu vở, đánh giá bài làm của
TIẾT 6
ĐỌC MỞ RỘNG
1. Tìm đọc một bài thơ về tình bạn
– GV cho HS nghe một bài thơ viết về tình bạn, chẳng hạn bài Tình bạn của tác giả Trần Thị Hương. GV hỏi HS: Việc các bạn đến thăm thỏ nâu bị ốm thể hiện điều gì?
(tình bạn thân thiết/ tình cảm của các bạn trong lớp dành cho thỏ nâu/ các bạn mong thỏ nâu khỏi ốm để đi học).
- GVgiới thiệu nội dung đọc mở rộng: Thơ về tình bạn.
- HSlàm việc cá nhân và thảo luận nhóm:
+ Mỗi HS chọn đọc một bài thơ. Khi đọc, chú ý đến những điều sau: Tên của bài thơ, tên của tác giả, nội dung bài thơ viết về ai, về việc gì?
+ Viết vào vở những điều em đã tìm hiểu được về bài thơ
+ Trao đổi với bạn về bài thơ em chọn đọc.
- GVtổ chức đánh giá hoạt động đọc của cá nhân, nhóm:
+ GV gọi 3 – 4 HS giới thiệu bài thơ mình đã chuẩn bị.
+ GV và HS nhận xét, góp ý.
2. Nói về những điều em thích trong bài thơ đó.
- HS làm việc cá nhân và theonhóm:
+ Từng HS suy nghĩ về những điều mình thích trong bài thơ. Đó có thể là câu thơ, hình ảnh thơ HS cho là thú vị hoặc nhân vật trong bài thơ, cách gieo vần trong bài thơ,...
+ Trao đổi với bạn điều mình thích trong bài thơ.
- GVtổ chức đánh giá hoạt động đọc của cá nhân, nhóm:
+ GV gọi 3 – 4 HS chia sẻ điều em thích trong bài thơ.
+ GV và HS nhận xét góp ý.
- HS viết một câu thơ vào sổ
CỦNG CỐ
- GV yêu cầu HS nhắc lại những nội dung đã học. GV tóm tắt lại những nội dung chính. Sau bài 18 – Tớ nhớ cậu, các em đã:
+ Hiểu được tình bạn gắn bó thân thiết. Biết cách nói và đáp lời chào lúc chia tay
+ Viết bài chính tả và làm bài tập chính tả.
+ Nhận biết từ ngữ chỉ tình cảm bạn bè.
+ Viết được 3 – 4 câu kể về một hoạt động em tham gia cùng các bạn.
- HS nêu ý kiến về bài học (hiểu hay chưa hiểu, thích hay không thích, cụ thể ở những nội dung hay hoạt động nào). GV tiếp nhận ý kiến phản hồi của HS về bài học.
- GV nhận xét, khen ngợi, động viên
- Khuyến khích HS thực hành giao tiếp ởnhà.
Bài 19 CHỮ A VÀ NHỮNG NGƯỜI BẠN (4 tiết)
I. MỤC TIÊU
Giúp HS:
- Đọc đúng, rõ ràng câu chuyện Chữ A và những người bạn. Biết ngắt hơi ở chỗ có dấucâu. Nhận biết được nhân vật chữ A là người kể chuyện (xưng “tôi”) và những suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật. Quan sát tranh và hiểu được các chi tiết trong tranh (Bức tranh vẽ chữ A và những người bạn trên trang sách mở và khi chỉ có một mình).
- Biết viết chữ hoa I, K cỡ vừa và cỡ nhỏ; viết được câu ứng dụng: Kiến tha lâu cũng đầytổ.
- Biết trao đổi với các bạn về niềm vui của các nhân vật trong tranh và niềm vui của mình.
- Có tinh thần hợp tác và kết nối với bạn bè, có khả năng làm việc nhóm.
II. CHUẨN BỊ
1. Kiến thức
- Đặcđiểm của VB tự sự, ngôi kể trong VB tự sự, cách thể hiện đặc điểm và cảm xúc của nhân vật trong
- Phương pháp dạy học phát huy trải nghiệm, tăng cường hoạt động thực hành giao tiếp.
2. Phương tiện dạy học
- Sưutầm tranh ảnh về các chữ cái hoặc bảng chữ cái phóng
- Mẫuchữ viết hoa I, K, vở Tập viết 2 tập một.
II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TIẾT 1 – 2
ÔN BÀI CŨ
HS đọc lại một đoạn trong bài Tớ nhớ cậu và nêu nội dung của đoạn vừa đọc (hoặc nêu một vài chi tiết thú vị trong bài đọc).
ĐỌC
1. Khởi động
- HS làm việc chung cả lớp: Quan sát tranh minh hoạ các chữ cái trên một trang sáchmở.
- HS làm việc theo nhóm:
+ HS thảo luận nhóm, cùng nói tên từng chữ cái trong tranh (chữ A, chữ Bê, chữ Xê, chữ Đê, chữ E, chữ Giê).
+ Đoán nội dung bài đọc dựa vào tên bài và tranh minh hoạ.
- GVgọi 1 – 3 HS nói tên từng chữ cái có trong
- GVdẫn dắt và giới thiệu về bài đọc (câu chuyện của chữ A).
2. Đọc văn bản
- GV hướng dẫn cảlớp:
+ GV đọc mẫu toàn bài, rõ ràng, ngắt nghỉ hơi đúng, dừng hơi lâu hơn sau mỗi đoạn, HS đọc thầm theo.
+ GV nêu một số từ khó như nổi tiếng, vui sướng, sửng sốt, trân trọng để HS đọc.
+ GV hướng dẫn cách đọc lời tự sự (tự kể chuyện mình) của chữ A (GV đọc giọng chậm rãi, thể hiện rõ giọng nói/ ngữ điệu của người kể chuyện).
+ GV mời 2 HS đọc nối tiếp bài đọc (HS1 đọc từ đầu đến với tôi trước tiên; HS2 đọc phần còn lại) để HS biết cách luyện đọc theo nhóm đôi.
+ GV hướng dẫn HS hiểu nghĩa của từ ngữ đã chú giải ở mục Từ ngữ trong SGK hoặc đưa thêm những từ ngữ còn khó hiểu đối với HS.
HS luyện đọc theo nhóm:
+ GV hướng dẫn HS đọc nối tiếp từng đoạn theo nhóm, đọc lần 2, lần 3 nếu còn thời gian. HS góp ý cho nhau.
+ GV giúp đỡ HS trong các nhóm gặp khó khăn khi đọc bài, tuyên dương HS đọc tiến bộ.
GV mời 1 HS đọc lại toàn bộ văn bản.
3. Trả lời câu hỏi
Câu 1. Trong bảng chữ cái tiếng Việt, chữ A đứng ở vị trí nào?
- HS làm việc nhóm, cùng đọc lại đoạn 1 của bài đọc, thảo luận nhóm; từng em nêu câu trảlời.
- Từng nhóm trao đổi và tìm câu trảlời.
- GVgọi đại diện các nhóm trả lời câu hỏi. Cả lớp và GV nhận xét câu trả lời của các nhóm và chốt đáp án: Trong bảng chữ cái tiếng Việt, chữ A đứng ở vị trí đầu tiên.
Câu 2, Câu 3. Chữ A mơ ước điều gì? Chữ A nhận ra điều gì?
- HS làm việc nhóm:
+ Từng HS lần lượt trả lời cho từng câu hỏi.
+ GV theo dõi các nhóm, hỗ trợ HS gặp khó khăn trong nhóm.
− HS làm việc chung cả lớp:
+ GV gọi đại diện các nhóm trả lời câu hỏi.
+ Cả lớp và GV nhận xét câu trả lời của các nhóm và chốt đáp án: Chữ A mơ ước một mình nó làm ra một cuốn sách; Chữ A nhận ra rằng nếu chỉ có một mình, chữ A chẳng thể nói được với ai điều gì.
Câu 4. Chữ A muốn nhắn nhủ điều gì với các bạn?
− HS làm việc cá nhân và theo nhóm:
+ Mỗi HS đọc thầm các phương án trả lời trắc nghiệm.
+ Từng em nêu ý kiến của mình, cả nhóm góp ý và thống nhất câu trả lời.
− HS làm việc chung cả lớp:
+ GV gọi đại diện các nhóm trả lời câu hỏi.
+ Cả lớp và GV nhận xét câu trả lời của các nhóm và chốt đáp án: Chữ A muốn nhắn nhủ các bạn chăm đọc sách. (chăm viết chữ cái/ chăm đọc sách/ chăm xếp các chữ cái)
4. Luyện tập sau bài đọc
Câu 1. Nói tiếp để có lời cảm ơn của chữ A với các bạn: Cảm ơn các bạn, nhờ có các bạn, chúng ta đã (…)
– HS làm việc cá nhân và theo nhóm:
+ Mỗi HS tưởng tượng mình là chữ A, suy nghĩ, tìm từ ngữ để nói lời cảm ơn với các bạn.
+ Từng HS nói lời cảm ơn, cả nhóm góp ý.
− HS làm việc chung cả lớp:
+ Các nhóm cử đại diện nói lời cảm ơn trước lớp.
+ Cả lớp và GV nhận xét câu trả lời của các nhóm và chốt đáp án (VD: Cảm ơn các bạn, nhờ có các bạn, chúng ta đã làm nên những cuốn sách hay.). GV gợi mở để HS có thể nói thêm nhiều phương án khác sao cho phù hợp với tinh thần bài đọc.
Câu 2. Tìm những từ ngữ chỉ cảm xúc.
– HS làm việc cá nhân và theo nhóm:
+ Mỗi HS đọc thầm các từ ngữ cho trước rồi tìm những từ ngữ chỉ cảm xúc.
+ Từng HS nêu từ ngữ mà mình tìm được.
+ Cả nhóm thống nhất phương án trả lời.
− HS làm việc chung cả lớp:
+ Các nhóm cử đại diện nêu các từ ngữ chỉ cảm xúc trước lớp.
+ Cả lớp và GV nhận xét câu trả lời của các nhóm và chốt đáp án (vui sướng, ngạc nhiên).
– GV nhận xét chung.
5. Luyện đọc lại
– HS lắng nghe GV đọc diễn cảm cả bài.
– HS tập đọc lời đối thoại dựa theo cách đọc của GV.
TIẾT 3
VIẾT
1. Viết chữ hoa
– GV giới thiệu mẫu chữ I, K và hướng dẫn HS:
+ Quan sát mẫu chữ I, K: độ cao, độ rộng, các nét và quy trình viết chữ hoa I, K (đặc biệt là cấu tạo của chữ hoa I như phần đầu của chữ hoa K).
+ Quan sát GV viết mẫu trên bảng lớp (hoặc cho HS quan sát cách viết chữ hoa I, K trên màn hình, nếu có).
- HStập viết chữ hoa I, K (trên bảng con hoặc vở ô li, giấy nháp) theo hướng dẫn (HS có thể chỉ cần viết chữ hoa K vì chữ này đã bao gồm chữ hoa I).
- GVhướng dẫn HS tự nhận xét và nhận xét lẫn
- HSviết chữ hoa I, K vào vở Tập viết.
- HS góp ý cho nhau theo nhómđôi.
2. Viết ứng dụng
- GV yêu cầu HS đọc câu câu ứng dụng trong SGK: Kiến tha lâu cũng đầy tổ.
- HS quan sát GV viết mẫu câu ứng dụng trên bảng lớp (hoặc cho HS quan sát cách viết mẫu trên màn hình, nếucó).
- GV hướng dẫn viết chữ hoa K đầu câu, cách nối chữ viết hoa với chữ viết thường, khoảng cách giữa các tiếng trong câu, vị trí đặt dấu chấm cuối câu.
- Học sinh viết vào vở Tập viết 2 tậpmột.
- HS đổi vở cho nhau để phát hiện lỗi và góp ý cho nhau theo nhóm.
- GV hướng dẫn chữa một số bài trên lớp, nhận xét, động viên khen ngợi các
TIẾT 4
NÓI VÀ NGHE
1. Quan sát tranh và nói về niềm vui của các nhân vật trong mỗi tranh.
Tranh 1
- GV hướng dẫn chung cả lớp: Các em quan sát kĩ bức tranh thứ nhất để biết: Tranh vẽ cảnh ở đâu? Trong tranh có những con vật gì? Lời nói trong tranh là của con vật nào? Con vật đó nóigì?
- HSlàm việc cá nhân theo hướng dẫn của
- Làmviệc chung cả lớp: GV nêu lần lượt các câu hỏi và mời HS trả lời (mỗi HS trả lời 1 câu hỏi).
VD: – Tranh vẽ cảnh ở trong rừng./ –Tranh vẽ 2 con sóc trên cây và con nai bên suối./ – Lời nói trong tranh là của nai./ – Nai nói niềm vui của nai là được đi dạo trong rừng vào mùa xuân.
- GV có thể hỏi thêm (Theo các em, vì sao chú nai thích đi dạo trong cảnh rừng mùa xuân?) và mời 2 – 3 HS trả lời. Sau đó GV nói cho HS hiểu: Nai thích đi dạo vào mùa xuân chắc là vì mùa xuân trời ấm áp (không lạnh giá như mùa đông). Cây cối đâm chồi này lộc, muôn hoa đua nở. Nai lại thích ăn lá cây, uống nước suối trong,...
Tranh 2 và 3
– GV có thể hướng dẫn chung cả lớp cách thực hiện như sau:
+ Làm việc cá nhân: Quan sát kĩ các bức tranh, đọc các bóng nói.
+ Làm việc theo cặp: Hỏi – đáp về nhân vật và niềm vui của các nhân vật trong mỗi tranh. HS tự nêu các câu hỏi về từng bức tranh
VD, bức tranh thứ hai:
- HS 1: Đây là con gì?
- HS 2: Đây là con nhím?
- HS 1: Trên lưng nhím cógì?
- HS 2: Có các quả chín.
- HS 1: Nhím nói gì?
- HS2: Nhím nói niềm vui của nhím là được cây rừng tặng cho nhiều quả chín. Chắc là nhím thích ăn quả chín.
VD: bức tranh thứ ba:
- HS 1: Tranh thứ ba vẽ những ai?
- HS 2: Tranh vẽ 3 bạn HS
- HS 1: Các bạn đang làm gì?
- HS2: Chắc các bạn đang nghe 1 bạn đọc truyện?/ ....
- HS1: Niềm vui của các bạn là gì?
– HS 2: .....
- GVmời 2 – 3 HS xung phong nói 2– 3 câu về mỗi bức tranh, khích lệ các em có lời giới thiệu khác
VD, về bức tranh thứ hai: Tranh vẽ chú nhím con. Trên lưng nhím có rất nhiều trái cây. Nhím nói niềm vui của nhím là được cây rừng cho nhiều quả chín.
- Saukhi HS đã giới thiệu về từng bức tranh, GV nói thêm cho HS hiểu về nội dung tranh.
VD: Loài nhím rất thích ăn lá cây, rễ cây là các loại củ quả. Có lẽ vì thế mà nhím rất vui khi quả chín trên cây rụng vào lưng mình, tha hồ ăn.
2. Niềm vui của em là gì? Điều gì làm em không vui? Hãy chia sẻ cùng các bạn.
- GV khích lệ HS mạnh dạn chia sẻ ý kiến của mình, VD: Các em đã được biết ý kiến của nai, của nhím và ý kiến của 3 bạn HS nói về niềm vui của mình. Vậy niềm vui của các em là gì? Hãy mạnh dạn phát biểu ý kiến của mình cùng các bạn trong nhóm.
- HS làm việc theo nhóm: Nhóm trưởng mời các bạn lần lượt từng bạn phát biểu ý kiến.HS nói theo đúng suy nghĩ của các
- HS làm việc chung cảlớp:
+ GV khích lệ HS xung phong chia sẻ trước lớp niềm vui của mình là gì.
+ GV hỏi: Có điều gì làm các em không vui? Nếu có, hãy chia sẻ cùng cả lớp.
+ HS xung phong phát biểu. Các bạn trong lớp và GV có những phản hồi theo từng ý kiến của HS.
– GV tổng kết tiết học, khích lệ các em tạo niềm vui cho mình và cho bạn bè, người thân,... Khen ngợi các em tích cực chia sẻ ý kiến.
VẬN DỤNG
Nói chuyện với người thân về niềm vui của từng thành viên trong gia đình em.
GV hướng dẫn HS cách thực hiện HĐ vận dụng:
- Bước1: Trước khi nói chuyện với người thân về niềm vui của từng thành viên trong gia đình (ông, bà, bố, mẹ,…), mỗi HS hãy thử đoán niềm vui của các thành viên đó là gì dựa vào sự gần gũi và những gì mỗi HS biết được về những người đó.
- Bước2: HS nói chuyện với người thân để kiểm tra xem điều em đoán có đúng không.
CỦNG CỐ
- GVyêu cầu HS nhắc lại những nội dung đã học. GV tóm tắt lại những nội dung chính.
Sau bài học Chữ A và những người bạn, các em đã:
- Đọc– hiểu bài Chữ A và những người bạn.
- Viết đúng chữ hoa I, K, câu ứng dụng: Kiến tha lâu cũng đầytổ.
- Nóiđược về niềm vui của mình, về điều làm mình không
- HS nêu ý kiến về bài học (Em thích hoạt động nào? Vì sao? Em không thích hoạt độngnào? Vì sao?). GV tiếp nhận ý kiến phản hồi của HS về bài học.
- GV nhận xét, khen ngợi, động viên
Giáo án Toán lớp 2 sách Kết nối
TIẾT 1: ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100
I. MỤC TIÊU:
*Kiến thức, kĩ năng:
- Nhận biết được cấu tạo thập phân của số, phân tích số (viết dạng 42 = 40 + 2).
- Đọc, viết, xếp thứ tự, so sánh được các số đến 100.
- Nhận biết được số chục, số đơn vị của sổ có hai chữ số; ước lượng được số đồ vật theo nhóm chục.
*Phát triển năng lực và phẩm chất:
- Thông qua hoạt động quan sát tranh, hình vẽ,..., HS nêu được câu hỏi và tự tin trả lời được câu hỏi thích hợp với mỗi tình huống, qua đó bước đấu hình thành nãng lực giải quyết vấn để, năng lực giao tiếp toán học.
- Thông qua hoạt động ước lượng sổ đổ vật theo nhóm chục, HS bước đẩu làm quen với thao tác ước lượng rổi đếm để kiểm tra ước lượng, qua đó bước đầu hình thành năng lực tư duy, lập luận toán học,...
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài. Hình phóng to hình ở bài tập 1 (trang 8, SGK Toán 2 tập một) .
- HS: Bộ đồ đùng học Toán 2.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
1. Kiểm tra: 2. Dạy bài mới: 2.1. Luyện tập: Bài 1: - Gọi HS đọc YC bài. - Bài yêu cầu làm gì? - GV HDHS thực hiện lần lượt các YC: - GV hướng dẫn mẫu: + Hàng thứ nhất có mấy bó chục và mấy que tính lẻ ? + Số gồm 3 chục và 4 đơn vị viết thế nào ? Viết thế nào ? - Cho HS làm cá nhân thực hiện hoàn thiện bảng . a) Hàng thứ hai có mấy chục và mấy đơn vị ? Viết số tương ứng b) Hàng thứ ba có mấy chục và mấy đơn vị ? Đọc số tương ứng c) Hàng thứ tư có mấy chục và mấy đơn vị ? Đọc, Viết số tương ứng - GV hỏi : + Khi đọc, viết số, ta viết hàng nào trước, hàng nào sau ? + Khi viết số có hàng đơn vị là 5 thì ta viết l hay n ? - Nhận xét, tuyên dương HS. Bài 2: - Gọi HS đọc YC bài. - Bài yêu cầu làm gì? - Hướng dẫn HS phân tích mẫu. + Củ cà rốt thứ nhất ghi số bao nhiêu ? + Số 54 gồm mấy chục và mấy đơn vị ? Nối với chú thỏ nào ? + YC HS làm việc cá nhân, tự nối số với chú thỏ ghi cấu tạo số tương ứng. - Tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp. Gọi 3 – 5 HS lần lượt nêu các đáp án. GV chiếu hình ảnh trên màn hình. - Nhận xét, tuyên dương. Bài 3: - Gọi HS đọc YC bài. - Bài yêu cầu làm gì? - HDHS phân tích mẫu : - HD HS phân tích bảng : + Những cột nào cần hoàn thiện ? - GV cho HS làm bài vào phiếu. - GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn. - Tổ chức cho HS báo cáo kết quả và nhận xét. - GV chốt, chiếu đáp án. - Nhận xét, đánh giá bài HS. 2.2. Trò chơi “HÁI HOA HỌC TRÒ”: - GV nêu tên trò chơi và phổ biến cách chơi, luật chơi. - Cách chơi: GV đặt sẵn 2 chiếc lọ cắm các bông hoa giấy có ghi số ở mặt bông hoa. GV nêu yêu cầu và HS của 2 đội chơi được gọi sẽ lên chọn bông hoa phù hợp để đính lên bảng. - GV thao tác mẫu. - GV cho HS thảo luận nhóm ba . - Tổ chức cho 2 nhóm lên thi tiếp sức. - GV nhận xét, khen ngợi HS. 3. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét giờ học. | - 2 -3 HS đọc. - 1-2 HS trả lời. - HS thực hiện lần lượt các YC. - 2-3 HS trả lời: + Đáp án 51. + Đáp án 4, 6, Bốn mươi sáu. + Đáp án 5 chục, 5 đơn vị, 55, Năm mươi lăm. - 2-3 HS trả lời: - 2 -3 HS đọc. - 1-2 HS trả lời. - HS thực hiện cá nhân lần lượt các YC hướng dẫn. - HS chia sẻ. - 2 -3 HS đọc. - 1-2 HS trả lời. - HS thực hiện chia sẻ. - HS thảo luận nhóm 3.. - 2 Nhóm lên thi tiếp sức . - HS lắng nghe. - HS quan sát hướng dẫn. |
Toán
TIẾT 2: ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 (TT)
I. MỤC TIÊU:
*Kiến thức, kĩ năng:
- HS nhận biết, phân tích được số có hai chữ số theo số chục và số đơn vị, viết được số có hai chữ số dạng: 35 = 30 + 5 .
- Củng cố về thứ tự, so sánh số có hai chữ số.
*Phát triển năng lực và phẩm chất:
Thông qua hoạt động quan sát tranh, hình vẽ,..., HS nêu được câu hỏi và tự tin trả lời được câu hỏi qua đó bước đấu hình thành nãng lực giải quyết vấn để, năng lực giao tiếp toán học.
Thông qua hoạt động tách gộp số chục và số đơn vị hình thành năng lực tư duy, lập luận toán học,...
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài.
- HS: Bộ đồ đùng học Toán 2. Thẻ đính nam châm ghi các số 3, 5, 7 .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
1. Kiểm tra: 2. Dạy bài mới: 2.1. Luyện tập: Bài 1: - Gọi HS đọc YC bài. - Bài yêu cầu làm gì? - GV HDHS thực hiện lần lượt các YC: - GV hướng dẫn mẫu: + Số 35 gồm mấy chục và mấy đơn vị ? + Số 35 được viết thành phép cộng từ số chục và đơn vị thế nào ? - Cho HS làm cá nhân thực hiện hoàn thiện vào phiếu học tập. - Mời HS chia sẻ cá nhân.. - GV hỏi : + Trong số có hai chữ số, chữ số hàng nào đứng trước ? hàng nào đứng sau ? - Nhận xét, tuyên dương HS. Bài 2: - Gọi HS đọc YC bài. - Bài yêu cầu làm gì? - Gọi HS đọc các số trên các áo. + YC HS làm việc cá nhân, tự sắp xếp các số vào vở ô li. - Tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp. Gọi 3 – 5 HS lần lượt nêu các đáp án. GV chiếu hình ảnh trên màn hình. - Nhận xét, tuyên dương. Bài 3: - Gọi HS đọc YC bài. - Bài yêu cầu làm gì? - HDHS phân tích mẫu : - HD HS phân tích bảng : + Những cột nào cần hoàn thiện ? - GV cho HS làm bài vào phiếu. - GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn. - Tổ chức cho HS báo cáo kết quả và nhận xét. - GV chốt, chiếu đáp án. - Nhận xét, đánh giá bài HS. 2.2. Trò chơi “ONG TÌM SỐ”: - GV nêu tên trò chơi và phổ biến cách chơi, luật chơi. - Cách chơi: GV đặt sẵn 12 thẻ từ ghi các số 3, 5 , 7 lên bảng. GV nêu yêu cầu và HS của 2 đội chơi được gọi sẽ lên chọn thẻ ghép alij tạo thành các số đính lên bảng. - GV cho HS thảo luận nhóm ba . - Tổ chức cho 2 nhóm lên thi tiếp sức. - GV nhận xét, khen ngợi HS. 3. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét giờ học. | - 2 -3 HS đọc. - 1-2 HS trả lời. - HS thực hiện lần lượt các YC. - 2-3 HS trả lời: + Đáp án 67. + Đáp án 59 + Đáp án 55 - 2-3 HS trả lời: - 2 -3 HS đọc. - 1-2 HS trả lời. - HS thực hiện cá nhân lần lượt các YC hướng dẫn. - HS chia sẻ. - 2 -3 HS đọc. - HS thảo luận nhóm 3.. - 2 Nhóm lên thi tiếp sức . - HS lắng nghe. - HS quan sát hướng dẫn. |
Toán
TIẾT 3: ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 (TT)
I. MỤC TIÊU:
*Kiến thức, kĩ năng:
- Giúp HS làm quen với ước lượng theo nhóm chục.
- Ôn tập, củng cố về phân tích số và bảng số từ 1 đến 100 đã học.
*Phát triển năng lực và phẩm chất:
- Thông qua hoạt động ước lượng sổ đổ vật theo nhóm chục, HS bước đầu làm quen với thao tác ước lượng rổi đếm để kiểm tra ước lượng, qua đó bước đầu hình thành năng lực tư duy, lập luận toán học,..
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài.
- HS: Bộ đồ đùng học Toán 2. Tranh phóng to hình bài tập 2.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
1. Kiểm tra: 2. Dạy bài mới: 2.1. Luyện tập: Bài 1: - Gọi HS đọc YC bài. - Bài yêu cầu làm gì? + GV gợi ý để HS thấy có 2 nhóm chục viên bi rổi khoanh tiếp vào 1 nhóm chục viên bi nữa, quan sát thấy được 3 nhóm chục viên bi và thừa ra 2 viên bi lẻ. Từ đó thấy ước lượng được khoảng 3 chục viên bi và đếm được 32 viên bi. - GV cho HS thảo luận nhóm đôi để ước lượng số viên bi ở mỗi phần. - Mời HS chia sẻ, nhận xét. - YC HS đếm số viên bi trong hình để đối chiếu với đáp án ước lượng - GV lưu ý: Khi ước lượng có thể dùng bút chì vẽ vòng tròn lớn để khoanh vùng. - Nhận xét, tuyên dương HS. Bài 2: - Gọi HS đọc YC bài. - Bài yêu cầu làm gì? - Gọi HS đọc YC bài. - Bài yêu cầu làm gì? - GV cho HS thảo luận nhóm đôi để ước lượng số quả cà chua ở mỗi phần. - Mời HS chia sẻ, nhận xét. - YC HS đếm số quả cà chua trong hình để đối chiếu với đáp án ước lượng - GV chiếu hình ảnh trên màn hình. - Nhận xét, tuyên dương. Bài 3: - Gọi HS đọc YC bài. - Bài yêu cầu làm gì? - HDHS phân tích mẫu : - GV cho HS làm bài vào phiếu. - GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn. - Tổ chức cho HS báo cáo kết quả và nhận xét. - GV chốt, chiếu đáp án. - Nhận xét, đánh giá bài HS. Bài 4: Số ? - Gọi HS đọc YC bài. - Bài yêu cầu làm gì? - YC HS quan sát các số ở mỗi miếng bìa A, B, c, D và các số viết ở mỗi vị trí bị trống trong bảng rổi tìm cách lắp các miếng bìa vào vị trí thích hợp trong bảng (theo các màu ở mõi ô trống tương ứng). - GV cho HS thảo luận nhóm ba . - Tổ chức cho các nhóm lên chia sẻ. - GV nhận xét, khen ngợi HS. 3. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét giờ học. | - 2 -3 HS đọc. - HS lắng nghe. - HS thảo luận. - Đại diện một số nhóm chia sẻ. + Đáp án khoảng 3 chục – 32 . - 2 -3 HS đọc. - 1-2 HS trả lời. - HS thảo luận. - HS chia sẻ. - 2 -3 HS đọc. - HS làm phiếu - HS thảo luận nhóm 3.. - 2 Nhóm chia sẻ . - HS lắng nghe. - HS quan sát hướng dẫn. |
Vì tài liệu quá dài nên VnDoc chỉ show một số bài, mời các bạn tải file về để xem đầy đủ 35 tuần!
Giáo án Tự nhiên xã hội lớp 2 sách Kết nối
Tự nhiên và Xã hội
BÀI 1: CÁC THẾ HỆ TRONG GIA ĐÌNH (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU:
*Kiến thức, kĩ năng:
- Kể được các thành viên trong gia đình nhiều thế hệ.
- Vẽ, viết hoặc dán ảnh được các thành viên trong gia đình có hai, ba thế hệ vào sơ đồ.
*Phát triển năng lực và phẩm chất:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Biết yêu quý và kính trọng những người thân trong gia đình.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài; Phiếu học tập ( sơ đồ gia đình có hai, ba thế hệ).
- HS: SGK; tranh ( ảnh) về gia đình mình.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
1. Kiểm tra: 2. Dạy bài mới: 2.1. Khởi động: - Mở cho HS nghe và vận động theo nhịp bài hát Ba ngọn nên lung linh. - Cho HS chia sẻ với bạn theo cặp về gia đình mình. - GV dẫn dắt, giới thiệu bài. 2.2. Khám phá: *Hoạt động 1: Tìm hiểu các thành viên trong gia đình bạn Hoa - YC HS quan sát hình trong sgk/tr.6, thảo luận nhóm 2 để trả lời các câu hỏi: ? Tranh chụp ảnh gia đình Hoa đang đi đâu? ? Gia đình Hoa có những ai? ? Vậy gia đình Hoa có mấy người? ? Trong gia đình Hoa, ai là người nhiểu tuổi nhất? Ai là người ít tuổi nhất? ? Hãy nêu các thành viên trong gia đình Hoa từ người nhiều tuổi nhất đến người ít tuổi? - Tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp. - Nhận xét, tuyên dương. *GV chốt: Gia đình Hoa có ông bà, bố mẹ, Hoa và em trai cùng chung sống. Gia d Hoạt động 2: Gia đình Hoa có nhiều thế hệ cùng chung sống | - HS thực hiện. - HS chia sẻ. - HS quan sát tranh và thảo luận theo nhóm 2. - 2HS đại diện nhóm chia sẻ trước lớp. |
- GV gọi 1 HS đọc câu dẫn mục 2 phần Khám phá: Gia đình Hoa có nhiêu thế hệ cùng chung sống. Những người ngang hàng trên sơ đồ là cùng một thế hệ. -GV giải nghĩa cụm từ “ thế hệ” là những người cùng mọt lứa tuổi. - YC HS quan sát Sơ đồ các thế hệ trong gia đình bạn Hoa, thảo luận nhóm 2 trả lời các câu hỏi sau: ? Những ai trong sơ đồ ngang hàng nhau? - Tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp. -Gv nhận xét, tuyên dương. - GV chỉ sơ đồ và nêu: Những người ngang hàng trên sơ đồ là cùng một thế hệ. ?Vậy gia đình bạn Hoa có những thế hệ nào? ? Vậy gia đình bạn Hoa gồm có mấy tế hệ chung sống? *GV nêu: Gia đình Hoa gồm có 3 thế hệ cùng chung sống gồm thế hệ ông bà; thế hệ bố mẹ; thế hệ con (Hoa và em của Hoa) ?Những gia đình hai thế hệ thường có những ai? -GV gọi HS đọc lời chốt của Mặt trời. | -HS đọc. -HS nghe. -HS quan sát, thảo luận theo yêu cầu của GV. - HS đại diện nhóm chia sẻ trước lớp. -Hs nghe -HS trả lời: Thế hệ ông bà, thế hệ bố mẹ, thế hệ con. -HS trả lời: -HS nghe. -HS trả lời. -2HS đọc. |
Hoạt động 3: Liên hệ thực tế -GV yêu cầu HS giới thiêu về gia đình mình. ( qua tranh, ảnh mang đi) theo nhóm 4 với nội dung sau: + Gia đình em có mấy người? Đó là những ai? + Người lớn tuổi nhất trong gia đình là ai? Người ít tuổi nhất là ai? + Gia đình em là gia đình có mấy thế hệ? + Ngày nghỉ, gia đình em thường làm những gì? - Tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp. - Nhận xét, tuyên dương. *GV hỏi: Gia đình bạn nào có bốn thế | - - HS giới thiệu về gia đình trong nhóm 4 theo yêu cầu. -2HS đại diện nhóm lên trình bày. -HS trả lời. |
hệ? ( hoặc Em biết gia đình nào có bốn thê hệ) -GV đưa hình ảnh gia đình có 4 thế hệ để yêu cầu HS quan sát và trả lời câu hỏi: + Cách xưng hô giữa các thế hệ rong gia đình như thế nào? +Nếu em là thế hệ thứ tư thì em sẽ gọi thé hệ thứ nhất là gì? -GV nhận xét, tuyên dương. 2.3. Thực hành: -GV đưa ra các sơ đồ các thế hệ trong gia đình ( có 2; 3;4 thế hệ) để HS lựa chọn sơ đồ phù hợp với gia đình mình. -Yêu cầu HS vẽ, dán ảnh hoặc viết tên từng thành viên trong gia đình lên sơ đồ. -GV tổ chức cho HS giới thiệu sơ đồ gia đình mình. + Giới thiệu về tên mình. + Gia đình mình có mấy thế hệ? + Giới thiệu về từng thế hệ. | -HS quan sát và trả lời theo ý hiểu. -HS quan sát và lựa chọn sơ đồ. -HS làm việc cá nhân. -HS lên chia sẻ. |
3. Củng cố, dặn dò: - Hôm nay chúng ta học bài gì? - Qua bài học con hiểu thế nào là gia đình có 2( hoặc 3 thế hệ). - GV nhận xét tiết học. |
BÀI 1: CÁC THẾ HỆ TRONG GIA ĐÌNH (Tiết 2)
I. MỤC TIÊU:
*Kiến thức, kĩ năng:
- Nêu sự cần thiết của việc quan tâm chăm sóc, yêu thương nhau giữa các thế hệ trong gia đình và thực hiện được những việc thể hiện điều đó..
- Bày tỏ được tình cảm của bản thân đối với các thành viên trong gia đình.
*Phát triển năng lực và phẩm chất:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Có ý thức giúp đỡ bố mẹ làm việc nhà theo sức của mình.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài.
- HS: SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
1. Kiểm tra: 2. Dạy bài mới: 2.1. Khởi động: - Mở cho HS nghe và vận động theo nhịp bài hát Mẹ là quê hương(Nguyễn Quốc Việt) - GV dẫn dắt, giới thiệu bài. 2.2. Khám phá: Kể những việc làm thường ngày của những người trong gia đình. - YC HS quan sát hình trong sgk/tr.8, thảo | - HS thực hiện. - HS thảo luận theo nhóm 4. |
luận nhóm bốn: + Gia đình Hải có mấy người? +Hãy kể những việc làm của từng người trong gia đình Hải? + Những việc làm của các thành viên trong gia đình Hải thể hiện điều gì? - Tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp. - Nhận xét, tuyên dương. *GV chốt: Sau bữa ăn tối ông dạy em Hải gấp máy bay, mẹ bóp lung cho bà, bố mang hoa quả cho mọi người tráng miệng còn hải lấy giấy ăn. Nhũng việc làm này thể hiện sự quan tâm, chăm sóc giữa các thành viên trong gia đình Hải. -GV hỏi: Tại sao mọi thành viên trong gia đình cần yêu thương, chia sẻ với nhau? -GV nhận xét, tuyên dương. *GV chốt: Việc các thành viên trong gia đình yêu thương, chia sẻ với nhau thể hiện tình yêu thương và lòng biêt sơn giữa các thế hệ trong gia đình. 2.3. Thực hành: - Gọi HS đọc tình huống. + TH1: Mẹ đi làm về muộn ( 18 giờ) em bé đói bụng, chạy ra đòi mẹ cho ăn. Trong tình huống đó em sẽ làm gì? +TH2: Vì mắt kém nên ông nhờ Nam đọc báo cho ông nghe, nhưng lúc đó nạ lại đến rủ Nam đi chơi. Nếu em là Nam, em sẽ nói gì và làm gì? -Cho HS thảo luận theo nhóm đôi. -Tổ chức cho HS nêu cách xử lý tình huống. - YC quan sát tranh sgk/tr.9: *Tình huống 1: + Hình vẽ ai? + Ông nói gì với Nam? + Hải nói gì với Nam? + Nam nên nói gì và làm gì? Vì sao? - Tổ chức cho HS đóng vai tình huống. - GV nhận xét, tuyên dương. | - 3-4 HS đại diện nhóm chia sẻ trước lớp. - HS thảo luận theo cặp, sau đó chia sẻ trước lớp. - 2-3 HS đọc. - 2-3 HS nêu. - HS quan sát, trả lời. - HS thực hiện. |
2.4. Vận dụng: - Gv cho HS thảo luận nhóm đôi theo nội dung: + Kể những việc em đã làm để thể hiện sự quan tâm, chăm sóc các thế hệ trong gia đình ( ông bà, bố mẹ, anh chị em). + Trong những việc đó, em thích làm nhất việc làm nào?vì sao? + Khi làm những việc đó em cảm thấy như thế nào? - GV tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp. - GV nhận xét, tuyên dương. *GV chốt: Những người trong gia đình cần thể hiện sự quan tâm, chăm sóc nhau qua những việc làm cụ thể. Chính những việc làm ấy sẽ làm cho tình cảm gia đình trở lên gắn bó sâu sắc hơn. 2.5. Tổng kết: - GV yêu cầu HS quan sát tranh cuối của trang 9 và trả lời các câu hỏi sau: + Tranh vẽ gì? + Bạn nhỏ trong tranh nói gì? Lời nói đó thể hiện điều gì? + Nếu em là bạn nhỏ đó, em sẽ làm gì? - GV nhận xét, tuyên dương. - GV gọi HS đọc phần chốt của Mặt Trời. 3. Củng cố, dặn dò: - Hôm nay em được biết thêm được điều gì qua bài học? - Nhận xét giờ học? | -HS thảo luận nhóm đôi. - HS chia sẻ. -HS nghe. -HS quan sát tranh và tra lời các câu hỏi. -2,3HS đọc. |
BÀI 2: NGHỀ NGHIỆP CỦA NGƯỜI LỚN TRONG GIA ĐÌNH (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU:
*Kiến thức, kĩ năng:
- Đặt được câu hỏi để tìm thông tin về công việc, nghề nghiệp của những người lớn trong gia đình.
- Nêu được ý nghĩa của những công việc, nghề nghiệp đó đối với gia đình và xã hội.
*Phát triển năng lực và phẩm chất:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Biết yêu quý và kính trọng những người thân trong gia đình.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài; Phiếu học tập
- HS: SGK; tranh ( ảnh) về gia đình mình.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
1. Kiểm tra: 2. Dạy bài mới: 2.1. Khởi động: - Tổ chức trò chơi “Xì điện” kể tên những nghề nghiệp của người lớn mà em biết. - GV dẫn dắt, giới thiệu bài. 2.2. Khám phá: *Hoạt động 1: Kể về công việc hoặc nghề nghiệp của người thân. - GV cho HS thảo luận nhóm 2 trả lời các câu hỏi sau: ? Ông bà ( bố,mẹ,…) làm công việc hay nghề nghiệp gì? ? Công việc hoặc nghề nghiệp đó mang lại lợi ích gì? (GV giải thích nghĩa từ lợi ích: Là những sản phẩm, của cải vât chất, giá trị nghè nghiệp hoặc công việc tạo ra) - Tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp. - Nhận xét, tuyên dương. Hoạt động 2: Kể về công việc hoặc nghề nghiệp khác. - YC HS quan sát các hình(2,3,4,5,6,7) trong sgk/tr10,11; thảo luận nhóm 4 trả lời các câu hỏi: ? Người trong tranh làm công việc hoặc nghề nghiệp gì? ? Công việc hoặc nghề nghiệp đó làm ở | - HS thực hiện. - HS chia sẻ. -HS thảo luận nhóm 2. -HS lên chia sẻ. - HS quan sát tranh và thảo luận theo nhóm 4. +H1: Ngư dân. – H2: Bộ đội hải quân. +H3: Công nhân may + H4:Thợ đan nón. + H5: Nông dân +H7: Người bán hàng. |
đâu? ? Nêu lợi ích của công việc hoặc nghề nghiệp đó? -Tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp. - Nhận xét, tuyên dương. *GV chốt: Mỗi người đề có công việc hoặc nghề nghiệp riêng. - GV yêu cầu HS hoàn thành phiếu học tập. (HS chọn 1 nghề nghiệp hoặc công việc trong các hình vừa thảo luận) ? Tên công việc hoặc nghề nghiệp.: ? Nơi làm việc: ? Công việc hoặc nghề nghiệp có mang lại thu nhập không? ? Lợi ích của công việc hoặc nghề nghiệp? -Tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp. - Nhận xét, tuyên dương. *GV chốt: Mọi công việc hoặc nghề nghiệp đều mang lại thu nhập để đảm bảo cuộc song cho bản thân và gia đình, mang lại lợi ích cho xã hội và đất nước. | - Đại điện 3 nhóm HS trình bày. -HS làm việc cá nhân. -HS lên trình bày trước lớp. |
2.3. Thực hành: *Hoạt động 1: Tìm về công việc hoặc nghề nghiệp khác. -GV cho HS thảo luận theo nhóm 2 trả lời câu hỏi: ? Kể tên một số công việc hoặc nghề nghiệp có thu nhập khác mà em biết. -Tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp. - Nhận xét, tuyên dương. *Hoạt động 2: Tìm hiểu về công việc hoặc nghề nghiệp của người thân. -GV tổ chức cho HS làm việc cá nhân để nói về nghề nghiệp của một người lớn trong gia đình mình theo gợi ý: + Giới thiệu về tên mình, tên và nghề nghiệp của người mình muốn nói đến + Nét chính của nghề nghiệp? ( nơi làm việc, sản phẩm làm ra, lợi ích của nghề nghiệp,…) + Em có suy ngĩ gì về công việc hoặc nghề nghiêp đó? -Tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp. - Nhận xét, tuyên dương. | -HS thảo luận và trả lời theo ý hiểu. -HS đại diện nhóm lên chia sẻ.. -HS làm việc cá nhân. -HS lên chia sẻ. |
3. Củng cố, dặn dò: - Hôm nay chúng ta học bài gì? - Qua bài học hãy kể tên một số nghề nghiệp oặc công việc mà em biết. - GV nhận xét tiết học. |
BÀI 2: NGHỀ NGHIỆP CỦA NGƯỜI LỚN TRONG GIA ĐÌNH (Tiết 2)
I. MỤC TIÊU:
*Kiến thức, kĩ năng:
- Thu thập và nói được một số thông tin về những công việc, nghề có thu nhập; những công việc tình nguyện không nhận lương.
- Chia sẻ được với các bạn, người thân về công việc, nghề nghiệp yêu thích sau này.
*Phát triển năng lực và phẩm chất:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Có ý thức giúp đỡ bố mẹ làm việc nhà theo sức của mình.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài, Hình ảnh mô tả các công việc bác sĩ tình nguyện, thanh niên tình nguyện.
- HS: SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
1. Kiểm tra: 2. Dạy bài mới: 2.1. Khởi động: - Mở cho HS xem clip Sôi nổi các hoạt động tình nguyện hè 2020 để trả lời câu hỏi: ?Nội dung của clip là gì? ?Những người làm công việc hoặc nghề nghiệp tình nguyện có nhận lương không? - GV dẫn dắt, giới thiệu bài. 2.2. Khám phá: - YC HS quan sát hình 1,2,3 trong sgk/tr.12, thảo luận nhóm 4 trả lời các câu hỏi: + Kể tên những công việc trong hình? + Theo em những người làm công việc trên có nhận lương không? + Những từ ngữ nào cho em biết đó là công việc tình nguyện không nhận lương? + Những công việc trên mang lại lợi ích gì cho mọi người và xã hội. - Tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp. - Nhận xét, tuyên dương. *GV chốt: Đây là những công việc tình nguyện. Những người làm các công việc này không nhận lương. Những việc làm trên mang lại nhiều lợi ích cho mọi người và xã hội. | - HS xem và trả lời câu hỏi. - HS thảo luận theo nhóm 4. +H1: Thanh niên tình nguyện. +H2: Khám bệnh miễn phí. +H3: Dạy học miễn phí - 3-4 HS đại diện nhóm chia sẻ trước lớp. |
2.3.Thực hành: *Hoạt động 1: Tìm hiểu các công việc tình nguyện. - YC HS thảo luận nhóm đôi + Hãy kể một số công việc tình nguyện không nhận lương khác mà em biết? - Tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp. - Nhận xét, tuyên dương. *GV chốt: Đây là những công việc tình nguyện. Những người làm các công việc này không nhận lương. *Hoạt động 2: Lợi ích của các công việc tình nguyện: - GV cho HS hoạt động cá nhân trả lời các câu hỏi: + Em và người thân đã từng tham gia công việc tình nguyện nao? + Công việc đó mang lại lợi ích gì? + Những việc làm của các thành viên trong gia đình Hải thể hiện điều gì? - Tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp. - Nhận xét, tuyên dương. *GV chốt: Có nhiều công việc tình nguyện, mang lại lợi ích cho những người xung quanh, cho cộng đồng mà chúng ta có thể làm được. Tùy theo sức của mình, cá em hãy luôn ý thức việc giúp đỡ người khác là một việc tốt, đáng được trân trọng. | -HS thảo luận nhóm 2. -HS chia sẻ trước lớp. -HS là việc cá nhân. - 2-3 HS đọc. |
2.4. Vận dụng: *Hoạt động 1: Nghề nghiệp của em - Gv cho HS thảo luận nhóm đôi theo nội dung: + Lớn lên em thích làm nghề gì? + Vì sao em muốn làm nghề đó? + Em sẽ làm những gì để thực hiện ước mơ đó? - GV tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp. - GV nhận xét, tuyên dương. *Hoạt động 2: Kế hoạch “Tủ sách ủng hộ vùng khó khăn” - GV chia lớp theo nhóm tổ để thực hiện yêu cầu: ? Lên kế hoạch thực hiện ( thành viên, thời gian thực hiện; dự kiến số lượng sách; những khó khan có thể xảy ra) ? Cách thực hiện ( nguồn sách; cách duy trì tủ sách; ….) ?Lý do nhóm muốn thực hiện kế hoạch. ? Khi thực hiện kế hoạch đó em có cảm nghĩ gì? - Tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp. - Nhận xét, tuyên dương. 2.4. Tổng kết: - GV yêu cầu HS quan sát tranh cuối của trang 9 và trả lời các câu hỏi sau: + Tranh vẽ gì? + Những người trong tranh làm nghề nghiệp gì? - GV nhận xét, tuyên dương. *GV chốt: Hình vẽ nhóm người làm các nghề nghiệp khác nhau nhưng đều chung một mục đích là tạo ra của cái vật chất và những giá trị tốt đẹp cho cuộc sống. Vì vậy nghề nghiệp nào cũng đáng quý và đáng trân trọng. - GV gọi HS đọc phần chốt của Mặt Trời. 3. Củng cố, dặn dò: - Hôm nay em được biết thêm được điều gì qua bài học? - Nhận xét giờ học và nhắc HS chuận bị bài sau. | -HS thảo luận nhóm đôi. -HS chia sẻ trước lớp. - HS thảo luận. -HS đại diện nhóm chia sẻ -HS quan sát và trả lời câu hỏi. - 2,3HS đọc. |
Vì tài liệu quá dài nên VnDoc chỉ show một số bài, mời các bạn tải file về để xem đầy đủ cả năm!
Giáo án Giáo Dục thể chất lớp 2 sách Kết nối
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
CHỦ ĐỀ 1: ĐỘI HÌNH ĐỘI NGŨ
Bài 1: CHUYỂN ĐỘI HÌNH HÀNG DỌC THÀNH ĐỘI HÌNH VÒNG TRÒN VÀ NGƯỢC LẠI
(tiết 1)
I. Mục tiêu bài học
1. Về phẩm chất: Bài học góp phần bồi dưỡng cho học sinh các phẩm chất cụ thể:
- Đoàn kết, nghiêm túc, tích cực trong tập luyện và hoạt động tập thể.
- Tích cực tham gia các trò chơi vận động, có trách nhiệm trong khi chơi trò chơi và hình thành thói quen tập luyện TDTT.
2. Về năng lực :
2.1. Năng lực chung:
- Tự chủ và tự học: Tự xem trước cách thực hiện chuyển đội hình hàng dọc thành đội hình vòng tròn và ngược lại trong sách giáo khoa.
- Giao tiếp và hợp tác: Biết phân công, hợp tác trong nhóm để thực hiện các động tác và trò chơi.
2.2. Năng lực đặc thù:
- NL chăm sóc SK: Biết thực hiện vệ sinh sân tập, thực hiện vệ sinh cá nhân để đảm bảo an toàn trong tập luyện.
- NL vận động cơ bản: Thực hiện được cách chuyển đội hình hàng dọc thành đội hình vòng tròn và ngược lại
Biết quan sát tranh, tự khám phá bài và quan sát động tác làm mẫu của giáo viên để tập luyện. Thực hiện được cách chuyển đội hình hàng dọc thành đội hình vòng tròn và ngược lại.
3. Địa điểm – phương tiện
- Địa điểm : Sân trường
- Phương tiện:
+ Giáo viên chuẩn bị: Tranh ảnh, trang phục thể thao, còi phục vụ trò chơi.
+ Học sinh chuẩn bị: Giày thể thao.
II. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học
- Phương pháp dạy học chính: Làm mẫu, sử dụng lời nói, tập luyện, trò chơi và thi đấu.
- Hình thức dạy học chính: Tập luyện đồng loạt (tập thể), tập theo nhóm.
III. Tiến trình dạy học
Bài 1: CHUYỂN ĐỘI HÌNH HÀNG DỌC THÀNH ĐỘI HÌNH VÒNG TRÒN VÀ NGƯỢC LẠI.
(tiết 2)
I. Mục tiêu bài học
1.Về phẩm chất: Bài học góp phần bồi dưỡng cho học sinh các phẩm chất cụ thể:
- Đoàn kết, nghiêm túc, tích cực trong tập luyện và hoạt động tập thể.
- Tích cực tham gia các trò chơi vận động, có trách nhiệm trong khi chơi trò chơi và hình thành thói quen tập luyện TDTT.
2. Về năng lực:
2.1. Năng lực chung:
- Tự chủ và tự học: Tự xem trước cách thực hiện chuyển đội hình hàng dọc thành đội hình vòng tròn và ngược lại trong sách giáo khoa.
- Giao tiếp và hợp tác: Biết phân công, hợp tác trong nhóm để thực hiện các động tác và trò chơi.
2.2. Năng lực đặc thù:
- NL chăm sóc SK: Biết thực hiện vệ sinh sân tập, thực hiện vệ sinh cá nhân để đảm bảo an toàn trong tập luyện.
- NL vận động cơ bản: Thực hiện được cách chuyển đội hình hàng dọc thành đội hình vòng tròn và ngược lại
Biết quan sát tranh, tự khám phá bài và quan sát động tác làm mẫu của giáo viên để tập luyện. Thực hiện được cách chuyển đội hình hàng dọc thành đội hình vòng tròn và ngược lại.
II. Địa điểm – phương tiện
- Địa điểm: Sân trường
- Phương tiện:
+ Giáo viên chuẩn bị: Tranh ảnh, trang phục thể thao, còi phục vụ trò chơi.
+ Học sinh chuẩn bị: Giày thể thao.
III. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học
- Phương pháp dạy học chính: Làm mẫu, sử dụng lời nói, tập luyện, trò chơi và thi đấu.
- Hình thức dạy học chính: Tập luyện đồng loạt( tập thể), tập theo nhóm.
IV. Tiến trình dạy học
Vì tài liệu rất dài (267 trang) nên VnDoc chỉ show một số bài, mời các bạn tải file về để xem đầy đủ cả năm
Giáo án Âm nhạc lớp 2 sách Kết nối
Ngày soạn:
Ngày dạy:
CHỦ ĐỀ 1: SẮC MÀU ÂM THANH
TIẾT 1: HỌC HÁT DÀN NHẠC TRONG VƯỜN
NHẠC VÀ LỜI: TÔ ĐÔNG HẢI
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Biết đôi nét về tác giả Tô Đông Hải
- Biết bài hát Dàn nhạc trong vườn có giai điệu nhịp nhàng nói về một vườn thiên nhiên tuyệt đẹp.
2. Năng lực
- Hát chuẩn xác, thuộc lời bài hát: “Dàn nhạc trong vườn” đúng sắc thái. Thể hiện được bài hát với tính chất nhịp nhàng của nhịp 3/4
- Hình thành cho học sinh một số kỹ năng hát (hát rõ lời, đồng đều,lấy hơi)
- Biết hát kết hợp các hình thức gõ đệm theo phách.
3. Phẩm chất
- Yêu thích môn âm nhạc.
- Góp phần giáo dục các em thêm gắn bó với thiên nhiên, loài vật
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
1. Giáo viên:
- Bài giảng điện tử đủ hết file âm thanh, hình ảnh…
- Giáo án wort soạn rõ chi tiết
- Hát chuẩn bài hát đúng sắc thái.
- Đàn oor gan, nhạc cụ cơ bản (VD nhưthanh phách, song loan, trống con)
2. Học sinh:
- SGK, vở ghi, đồ dùng học tập
- Nhạc cụ cơ bản (VD như thanh phách, song loan, trống con)
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC
Thời gian | Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh |
5’ 15’ 10’ 5’ | + KHỞI ĐỘNG - Nhắc học sinh tư thế ngồi ngay ngắn. - Kiểm tra sĩ số lớp nhắc học sinh chuẩn bị đồ dùng học tập. - Hỏi cảm nhận của các em khi lên lớp 2… - GV HD HS trò chơi em yêu thế giới muôn loài: Chia lớp làm 4 nhóm, Gv phát mỗi nhóm 1 tranh con vật “Vịt, Gà, Mèo, chim” sau đó GV hỏi lần lượt từng nhóm theo tiết tấu sau và từng nhóm trả lời. Hỏi: Bạn thích con gì VD trả lời: Tôi thích con vịt Tôi thích con Gà Tôi thích con Mèo Tôi thích con chim - GV có thể hỏi thêm tiếp trên tiết tấu trên: Vd Hỏi: Nó kêu thế nào-Trả lời: Nó kêu cạp cạp. -Tổ nào phản xạ trả lời đều và nhanh nhất là thắng cuộc + KHÁM PHÁ -Tô Đông Hải Sinh năm: 1946 Nơi sinh: Hà Nội các sáng tác của ông như: - Chú bộ đội và cơn mưa - Mưa bóng mây, bài hát Dàn nhạc trong vườn có giai điệu nhịp nhàng nói về một vườn thiên nhiên tuyệt đẹp với một dàn âm thanh líu lo của các loài chim như Cu Gáy, Vàng Anh, Chích Chòe tạo thành 1 dàn nhạc trong vườn đầy lý thú. + Nghe hát mẫu.(GV tự trình bày) - Hỏi hs nói cảm nhận ban đầu về bài hát.
+ Gv hướng dẫn đọc mẫu lời ca, gõ tiết tấu +Câu 1: kìa con chim gáy cúc cu đố la +Câu 2: Kìa chú vàng anh líu lo lá son +Câu 3:Kìa chim chích chòe, chích chòe lá phà +Câu 4: Một dàn nhạc chim líu lo trong vườn - Mời 1-2 em đọc bài. -Dạy hát nối tiếp từng câu : mỗi câu đàn giai điệu 1 lần hs hát nhẩm sau đó hát mẫu và bắt nhịp HS hát lại -Chú ý : nhắc HS hát ngân chuẩn các tiếng ngân 2,3 phách, các tiếng ngân 1 phách và nghỉ 2 phách, lấy hơi trước các câu - Giáo viên đàn giai điệu cả bài một lần và bắt nhịp cho học sinh nhẩm sau đó hát tập thể hát thể hiện sắc thái của bài, chú ý sủa sai cho học sinh. - Mời bàn, cá nhân. -Chia lớp làm 3 tổ hát nối tiếp, đồng ca +Tổ 1 : hát câu 1 +Tổ 2 : hát câu 2 +Tổ 3 : hát câu 3 +Cả lớp : hát câu 4 - Giáo viên nhận xét. +THỰC HÀNH-LUYỆN TẬP - Giáo viên hướng dẫn cách gõ đệm theo phách : Gõ vào bông hoa màu đỏ và màu vàng. - Cả lớp hát gõ đệm theo phách - Mời dãy, tổ, cá nhân. - Giáo viên nhận xét. +VẬN DỤNG SÁNG TẠO +Nghe và vỗ tay mạnh nhẹ theo tiết tấu. -Trình chiếu hình tiết tấu và giới thiệu: Hình tiết tấu viết ở nhịp ¾ có 1 phách mạnh là bông hoa màu đỏ, 2 phách nhẹ là bông hoa màu vàng. -GV đọc mẫu hình tiết tấu: 1-2-3/1-2-3/1-2-3 -GV bắt nhịp HS đọc cùng GV -GV bắt nhịp HS đọc không cùng GV -GV miệng đọc tay vỗ theo tiết tấu bằng cách Vỗ phách mạnh kêu to, 2 phách nhẹ duỗi thẳng bàn tay ra để âm thanh phát ra nhẹ và vỗ nhẹ so với phách mạnh -GV hd HS thực hiện cùng: nhắc HS vỗ phách mạnh vào bông hoa màu đỏ, phách nhẹ vỗ vào bông hoa màu vàng. -GV đọc tiết tấu HS vỗ tay mạnh nhẹ vài lần cho quen tay. -Chia lớp 2 tổ, tổ 1 đọc tiết tấu, tổ 2 vỗ tay theo tiết tấu mạnh nhẹ và ngược lại. -Chia cặp và các em thực hiện đổi nhau liên tục. - Nhận xét tiết học (khen + nhắc nhở) - Dặn học sinh về nhà ôn lại bài học, chuẩn bị bài mới. Làm bài trong VBT - Hát lại bài hát để kết thúc tiết học. | - Học sinh ngồi ngay ngắn. - Lớp trưởng báo cáo sĩ số. -Trả lời: vui mừng - 4 Nhóm nhận Hình ảnh con vật, lắng nghe và trả lời như GV HD - Lắng nghe, chơi tiếp. -Lắng nghe. - HS chú ý lắng nghe. - Hs nghe giáo viên hát mẫu. - Hs nói cảm nhận bài hát vui tươi, nhịp nhàng - Hs quan sát, đọc lời ca -Thực hiện - Hs thực hiện học hát từng câu. -Ghi nhớ, thực hiện - Học sinh lắng nghe hát nhẩm 1 lần sau đó hat cả bài - Học sinh xung phong - các tổ, lớp thực hiện - Học sinh lắng nghe. - Lớp thực hiện - Học sinh xung phong. - Hs lắng nghe. Theo dõi, lắng nghe. -Theo dõi, lắng nghe. -Lắng nghe. - Thực hiện. - Theo dõi cách vỗ tay tạo âm thanh mạnh nhẹ. -Thực hiện cung GV -ThỰC hiện. -2 tổ thực hiện. -Các cặp thực hiện - Lắng nghe. - Học sinh ghi nhớ và thực hiện. - Học sinh ghi nhớ.hHh |
Tài liệu dài 80 trang, mời các bạn tải file về để xem đầy đủ.
Giáo án Hoạt động trải nghiệm lớp 2 sách Kết nối
Hoạt động giáo dục theo chủ đề
BÀI 1: HÌNH ẢNH CỦA EM
I. MỤC TIÊU:
*Kiến thức, kĩ năng:
- HS đánh giá lại hình ảnh mình thể hiện hằng ngày là vui vẻ hay rầu rĩ, thân thiện hay cau có… để từ đó muốn thực hành thay đổi hình ảnh của chính mình cho vui vẻ, thân thiện hơn.
*Phát triển năng lực và phẩm chất:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.
- Giúp HS thể hiện được hình ảnh thân thiện, vui vẻ của bản thân.
- Có thái độ thân thiện, vui tươi với mọi người xung quanh.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài. Thẻ chữ: THÂN THIỆN, VUI VẺ. Bìa màu.
- HS: Sách giáo khoa. Bút màu.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
1. Khởi động: Chơi trò Máy ảnh thân thiện. - GV hướng dẫn HS chơi: Hai bạn sắm vai chụp ảnh cho nhau. – + GV mời HS chơi theo nhóm bàn. Mỗi bạn sửa soạn quần áo, đầu tóc để bạn bên cạnh làm động tác chụp ảnh mình bằng cách đặt ngón tay trỏ và ngón tay cái ghép vào nhau thành hình vuông mô phỏng chiếc máy ảnh. Mỗi lần chụp, HS hô: “Chuẩn bị! Cười! Xoạch!”. + GV đưa câu hỏi gợi ý để hs nêu cảm nghĩ/ ý kiến của mình khi thực hiện các hoạt động: ? Khi chụp ảnh cho bạn em thường nhắc bạn điều gì? Em muốn tấm ảnh em chụp như thế nào? ? Khi em được bạn chụp ảnh, em thường chuẩn bị gì? Em muốn bức ảnh của mình như thế nào? - GV cho hs xem một số bức ảnh thật GV Kết luận: Hình ảnh tươi vui, thân thiện của mình là hình ảnh chúng ta luôn muốn lưu lại. - GV dẫn dắt, vào bài. 2. Khám phá chủ đề: *Hoạt động 1: Tìm hiểu bản thân - YCHS cùng nhớ lại hình ảnh mình hằng ngày bằng những câu hỏi: + Ra đường, khi gặp hàng xóm, bạn bè, em mỉm cười hay… nhăn mặt? Em chào hỏi vồn vã hay vội vàng bỏ đi? + Em thử hỏi bạn bên cạnh xem, bình thường em cười nhiều hơn hay nhăn mặt nhiều hơn? Ở bên em, bạn có thấy vui vẻ không? - GV nêu: Mỗi chúng ta hãy luôn vui vẻ, thân thiện với bạn bè và mọi người xung quanh. *Hoạt động 2: Em muốn thay đổi. - GV hướng dẫn HS nhận diện những biểu hiện của người vui vẻ qua các câu hỏi gợi ý: + Theo các em, người vui vẻ là người thế nào, thường hay làm gì? + Theo các em, người thân thiện là người thường hay làm gì? - Gv nhận xét, chốt + Em thấy mình đã là người luôn vui vẻ và thân thiện với mọi người xung quanh chưa? + Để trả lời câu hỏi trên, GV cho cả lớp vẽ vào một tờ giấy hoặc một tấm bìa bí mật: Nếu bạn nào thấy mình đã là người vui vẻ, thân thiện, hãy vẽ hình mặt cười . Nếu bạn nào thấy mình chưa vui vẻ, thân thiện lắm, muốn thay đổi hình ảnh của mình trong mắt mọi người, hãy vẽ hình dấu cộng +. Sau đó, GV đưa ra một chiếc hộp to để HS đặt những tờ giấy đã được gấp lại vào đó cùng lời hứa thầy cô sẽ giữ gìn bí mật này cho HS. GV Kết luận: Nếu muốn trở thành người vui vẻ và thân thiện, chúng ta có thể thử thay đổi bản thân mình. GV gắn bảng thẻ chữ THÂN THIỆN, VUI VẺ. 3. Mở rộng và tổng kết chủ đề: Nhận biết hình ảnh thân thiện, tươi vui của em và các bạn - YCHS quan sát tranh trong sgk trang 6 và thảo luận nhóm theo gợi ý: + Em hãy nêu những biểu hiện thân thiện, tươi vui của các bạn trong tranh. + Kể những biểu hiện thân thiện, tươi vui của các bạn khác mà em biết. - Cho HS liên hệ những biểu hiện thân thiện, tươi vui của em và các bạn trong lớp. + GV mời 2 HS lên thể hiện tình huống trước lớp - HS khác cho lời khuyên: đóng góp các “bí kíp” để bạn A thể hiện là người thân thiện, vui vẻ đối với bạn B. + GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. GV có thể đặt câu hỏi gợi ý như: Mắt nhìn vào đâu? Cười hay cau mày? Nên chào thế nào hay lờ đi? Muốn thể hiện sự thân thiện hơn nếu đã thân quen thì có thể làm gì? − GV mời các HS thể hiện sự thân thiện, vui tươi với một người bạn hoặc một nhóm bạn trong lớp. - Gv nhận xét, đưa kết luận: Việc thể hiện vui vẻ, thân thiện với mọi người cũng không quá khó. 4. Cam kết, hành động: - Hôm nay em học bài gì? - Về nhà em hãy cùng bố mẹ ngắm lại những cuốn an-bum ảnh gia đình để tìm những hình ảnh vui vẻ của mình, của cả nhà. Chọn một tấm ảnh hoặc tranh vẽ thể hiện hình ảnh tươi vui, hài hước của em để tham gia triển lãm ảnh của tổ. | - HS quan sát, chơi TC theo HD. + 1- 2 nhóm HS lên chơi trước lớp. ( HS có thể thay đổi vai cho nhau) + HS nối tiếp nêu - HS nối tiếp trả lời. - HS chia sẻ theo nhóm bàn. - HS thảo luận nhóm 4. - Chia sẻ trước lớp - HS lắng nghe. - HS thực hiện cá nhân. - HS đồng thanh đọc to. - HS quan sát tranh và thảo luận theo nhóm 4. - Chia sẻ trước lớp. - HS thực hiện. + 5 − 7 HS đóng góp ý kiến, đưa lời khuyên - HS thực hành trước lớp - Nhận xét, bổ sung ý kiến. |
SƠ KẾT TUẦN
TRIỂN LÃM TRANH, ẢNH VUI .
I. MỤC TIÊU:
* Sơ kết tuần:
- HS nhớ lại những việc mình đã thực hiện được trong tuần. GV hướng dẫn HS những việc cần thực hiện trong tuần tiếp theo.
- Rèn cho HS thói quen thực hiện nền nếp theo quy định.
- Giáo dục HS yêu trường, yêu lớp.
* Hoạt động trải nghiệm:
- HS có thêm động lực thể hiện mình là người thân thiện, vui vẻ với bạn bè, thầy cô và nhiều tình huống khác trong cuộc sống.
- HS chia sẻ thu hoạch của mình sau lần trải nghiệm trước. Thân thiện, vui vẻ, đoàn kết với các thành viên trong lớp.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Tivi chiếu bài. Máy ảnh ( điện thoại chụp ảnh). Bảng nhóm/ Giấy A0
- HS: SGK. Ảnh gia đình
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
1. Hoạt động Tổng kết tuần. a. Sơ kết tuần 1: - Từng tổ báo cáo. - Lớp trưởng tập hợp ý kiến tình hình hoạt động của tổ, lớp trong tuần 1. - GV nhận xét chung các hoạt động trong tuần. * Ưu điểm: …………………………………………… …………………………………………… …………………………………………… * Tồn tại …………………………………………… …………………………………………… ……………………………………………… b. Phương hướng tuần 2: - Tiếp tục ổn định, duy trì nền nếp quy định. - Tiếp tục thực hiện tốt các nội quy của nhà trường đề ra. - Tích cực học tập để nâng cao chất lượng. - Tiếp tục duy trì các hoạt động: thể dục, vệ sinh trường, lớp xanh, sạch, đẹp và cả ý thức nói lời hay, làm việc tốt .... 2. Hoạt động trải nghiệm. a. Chia sẻ cảm xúc sau trải nghiệm lần trước: Triển lãm tranh, ảnh theo tổ. - GV phân vị trí cho mỗi tổ để trưng bày những hình ảnh vui vẻ của mỗi thành viên trong tổ. − GV cho từng HS kể cho các bạn trong tổ và cả lớp nghe về tấm ảnh: Được chụp lúc nào? Liên quan đến những kỉ niệm gì? Vì sao em lại chọn tấm ảnh này để tham dự triển lãm. Kết luận: GV tập hợp cả lớp lại nhưng cho đứng theo tổ để cả lớp cảm nhận niềm vui mà mình vừa chia sẻ cho nhau. b. Hoạt động nhóm: - Gv giúp HS chụp ảnh theo tổ + GV HS tạo các động tác giống nhau hoặc động tác độc đáo của riêng mình. - Khen ngợi, về những gương mặt mình nhìn thấy khi chụp ảnh cho các em và bày tỏ rằng: với sự vui tươi, thân thiện này, lớp chúng ta sẽ rất đoàn kết và thương yêu nhau. 3. Cam kết hành động. −GV cho HS khái quát lại các “bí kíp” để trở thành người vui vẻ, thân thiện theo lời thơ, vừa đọc vừa làm động tác: Mắt nhìn ấm áp (đưa hai tay thành hai mắt tròn xoe) Miệng nở nụ cười (dùng hai tay tạo thành miệng cười) Khoác vai thân thiện (khoác vai nhau) Nói lời vui vui (tạo bàn tay như miệng nói và cười xoà) − GV cho HS chia sẻ xem mình có thể trở thành người vui vẻ, thân thiện . | - Lần lượt từng tổ trưởng, lớp trưởng báo cáo tình hình tổ, lớp. - HS nghe để thực hiện kế hoạch tuần 2. - HS gắn ảnh vào bảng nhóm theo tổ. - HS chia sẻ trước lớp - HS cùng nhau vui cười , tạo động tác khi chụp ảnh. - HS vừa đọc vừa thực hiện các đọng tác. - HS chia sẻ |
Giáo án hay còn gọi là kế hoạch bài dạy. Trên đây là Giáo án Hoạt động trải nghiệm 2 sách kết nối tri thức, soạn theo mẫu giáo án mới nhất. Thao tác tải về rất đơn giản, tài liệu file word có thể chỉnh sửa dễ dàng, mời quý thầy cô tham khảo tải về toàn bộ 35 tuần.
Vì tài liệu rất dài, VnDoc chỉ show 1 số bài, mời các bạn tải file về để xem đầy đủ cả năm nhé!
Giáo án Mĩ thuật lớp 2 sách Kết nối
CHỦ ĐỀ 1:
MĨ THUẬT TRONG CUỘC SỐNG
(1 TIẾT)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- HS nhận biết được hình thức và sự xuất hiện đa dạng của mĩ thuật trong cuộc sống.
2. Năng lực:
- HS nhận biết hình thức và tên gọi một số hình thức biểu hiện của mĩ thuật trong cuộc sống.
- HS nhận biết được sự biểu hiện phong phú của mĩ thuật trong cuộc sống.
3. Phẩm chất:
- HS yêu thích một số hình thức biểu hiện của mĩ thuật trong cuộc sống xung quanh.
- HS có ý thức về việc giữ gìn cảnh quan, sự vật, đồ vật có tính mĩ thuật trong cuộc sống.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Một số tác phẩm MT, clip (nếu có điều kiện)...có nội dung liên quan đến sự xuất hiện của mĩ thuật trong cuộc sống.
- Một số sản phẩm MT gần gũi tại địa phương.
2. Học sinh:
- Sách học MT lớp 2.
- Vở bài tập MT 2.
- Bút chì, tẩy, màu vẽ, giấy vẽ, giấy màu, kéo, keo dán...
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG: - GV cho HS chơi TC “Tranh và tượng”. - GV nêu luật chơi, cách chơi. - Nhận xét, tuyên dương đội chơi biết lựa chọn đúng. - GV giải thích thế nào là tranh và tượng. - GV giới thiệu chủ đề. 2. NỘI DUNG BÀI HỌC: - GV mời một số HS nêu những hiểu biết của mình về các tác phẩm MT, sản phẩm MT qua một số câu hỏi kiểm tra, củng cố kiến thức đã học: + Những tác phẩm MT được biết đến bởi yếu tố nào? + Những sản phẩm MT thường xuất hiện ở đâu? - GV ghi tóm tắt các câu trả lời của HS lên bảng (không đánh giá). - GV yêu cầu HS mở SGK MT 2 trang 5, quan sát hình minh họa và cho biết đó là những tác phẩm, sản phẩm gì. - GV căn cứ những ý kiến HS đã phát biểu để bổ sung, làm rõ hơn về sự xuất hiện của mĩ thuật trong cuộc sống với những hình thức khác nhau như: + Pa nô, áp phích ở ngoài đường vào những dịp kỷ niệm, ngày lễ... + Cờ trang trí ở trường học nhân dịp khai giảng, chào đón năm học mới... + Những sản phẩm thủ công mĩ nghệ, đồ lưu niệm... - GV giải thích cho HS hiểu rõ thêm về những sản phẩm MT được làm từ vật liệu tái sử dụng. Khi giải thích cần phân tích ngắn gọn trên vật thật để HS liên tưởng đến những điều đã được học về yếu tố và nguyên lí tạo hình. - Sau khi giải thích, GV yêu cầu HS quan sát trang 6-7 SGK mĩ thuật 2 để thấy rõ hơn những hình thức khác của mĩ thuật trong cuộc sống. - Sau đó GV mời từng HS nói về các tác phẩm MT, sản phẩm MT mà mình đã nhìn thấy trong trường học cũng như ở nhà hay ở những nơi mà HS đã đến. - GV khen ngợi, động viên HS. *Củng cố: - Yêu cầu HS nêu lại kiến thức bài học. - Khen ngợi HS *Liên hệ thực tế cuộc sống: - GV liên hệ bài học vào thực tế cuộc sống. *Dặn dò: - Về nhà xem trước chủ đề 2: SỰ THÚ VỊ CỦA ĐƯỜNG NÉT. - Chuẩn bị đồ dùng học tập: Bút chì, tẩy, giấy vẽ, màu vẽ, tranh ảnh liên quan đến NÉT... | - Hai nhóm HS lên chơi, mỗi nhóm 3-4 HS. Sau khi xem xong clip, nhóm nào xác định được nhiều tranh, tượng đúng hơn thì thắng cuộc. - Tiếp thu - Mở bài học - HS lắng nghe câu hỏi và nêu những hiểu biết của mình về các tác phẩm MT, sản phẩm MT mà mình biết. - HS nêu - HS nêu - Quan sát, ghi nhớ - Thực hiện, quan sát và cho biết đó là những tác phẩm, sản phẩm gì. - Lắng nghe, tiếp thu kiến thức mà GV truyện đạt. - Tiếp thu - Quan sát, ghi nhớ - Tiếp thu - Lắng nghe, nắm bắt kiến thức mà GV truyền đạt và liên tưởng đến những điều đã được học về yếu tố và nguyên lí tạo hình. - Quan sát trang 6-7 SGK mĩ thuật 2 để thấy rõ hơn những hình thức khác của mĩ thuật trong cuộc sống. - HS nói về các tác phẩm MT, sản phẩm MT mà mình đã nhìn thấy trong trường học cũng như ở nhà hay ở những nơi mà mình đã đến. - Phát huy - HS nêu - Phát huy - Lắng nghe, mở rộng kiến thức - Về nhà xem trước chủ đề 2 - Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập cần thiết cho bài học sau. |
Vì tài liệu rất dài (94 trang) nên VnDoc chỉ show bài đầu tiên, mời các bạn tải file về để xem cả năm!
Giáo án Tiếng Anh lớp 2 sách Kết nối
Giáo án Đạo Đức lớp 2 sách Kết nối
Giáo án lớp 2 sách Kết nối tri thức - Tất cả các môn
- Giáo án Tiếng Việt lớp 2 sách Kết nối tri thức với cuộc sống (cả năm)
- Giáo án Toán lớp 2 sách Kết nối tri thức với cuộc sống (cả năm)
- Giáo án Tiếng Anh lớp 2 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giáo án Tự nhiên và xã hội 2 sách Kết nối tri thức với cuộc sống (cả năm)
- Giáo án Giáo Dục thể chất 2 sách Kết nối tri thức (cả năm)
- Giáo án Đạo Đức lớp 2 sách Kết nối tri thức (cả năm)
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm 2 sách kết nối tri thức (cả năm)
- Giáo án Âm nhạc lớp 2 sách Kết nối tri thức (cả năm)
- Giáo án Mĩ thuật lớp 2 sách Kết nối tri thức (cả năm)