Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án lớp 2 Chân trời sáng tạo

Giáo án lớp 2 sách Chân trời sáng tạo - Đầy đủ các môn (09 môn) là tài liệu được biên soạn theo quy định dành cho các thầy cô tham khảo. Giáo án lớp 2 sách Chân trời này gồm 9 môn Âm nhạc, Mĩ thuật, Tiếng Việt, Tiếng Anh, Toán, Tự nhiên xã hội, Giáo dục thể chất, Đạo đức, Hoạt động trải nghiệm. Với nội dung giáo án được biên soạn kỹ lưỡng, cùng cách trình bày khoa học.

Giáo án lớp 2 môn Tiếng Việt sách Chân trời

TIẾNG VIỆT.

Bài: Bé Mai đã lớn

Đọc: Bé mai đã lớn

(Tiết 1 + 2)

I. Mục tiêu:

Giúp HS:

*Kiến thức:

  • Nói với bạn một việc nhà mà em đã làm; nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài qua tên bài và tranh minh hoạ.
  • Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; phân biệt được lời của các nhân vật và lời người dẫn chuyện; hiểu nội dung bài đọc: Những việc nhà Mai đã làm giúp em lớn hơn trong mắt bố mẹ; biết liên hệ bản thân: tham gia làm việc nhà. Kể được tên một số việc em đã làm ở nhà và ở trường.

* Phẩm chất, năng lực

  • HS nhận thức được mình đã lớn hơn so với năm học lớp Một;
  • Bước đầu thể hiện trách nhiệm với bản thân và gia đình bằng cách tham gia làm những việc nhà vừa sức;

II. Chuẩn bị:

  • SHS, VTV, VBT, SGV.
  • Ti vi/ máy chiếu/ bảng tương tác, tranh ảnh SHS phóng to (nếu được).
  • Mẫu chữ viết hoa A.
  • Tranh ảnh, video clip HS giúp bố mẹ làm việc nhà (nếu có).
  • Bảng phụ ghi đoạn từ Sau đó đến Y như mẹ quét vậy.
  • Thẻ từ ghi sẵn các từ ngữ ở BT 3 để tổ chức cho HS chơi trò chơi.

III. Các hoạt động dạy học:

TG

Hoạt động của Giáo viên

Hoạt động của Học sinh

5’

A. Hoạt động khởi động:

– GV giới thiệu tên chủ điểm và nêu cách hiểu hoặc suy nghĩ của em về tên chủ điểm Em đã lớn hơn (GV khơi gợi để HS nói, không gò ép HS theo mẫu).

– GV yêu cầu HS hoạt động nhóm đôi hoặc nhóm nhỏ, nói với bạn về một việc nhà em đã làm: tên việc, thời gian làm việc,...

– GV giới thiệu bài mới, quan sát GV ghi tên bài đọc mới Bé Mai đã lớn.

– GV yêu cầu HS đọc tên bài kết hợp với quan sát tranh minh hoạ để phán đoán nội dung bài đọc: nhân vật (bé Mai, bố mẹ), việc làm của các nhân vật,…

- Hs nghe và nêu suy nghĩ

- HS chia sẻ trong nhóm

- HS quan sát

- HS đọc

B. Khám phá và luyện tập

1. Đọc

10’

1.1. Luyện đọc thành tiếng

– GV đọc mẫu (Gợi ý: đọc phân biệt giọng nhân vật: giọng người dẫn chuyện với giọng kể thong thả, nhấn giọng ở những từ ngữ chỉ hoạt động của Mai; giọng ba vui vẻ, thể hiện sự ngạc nhiên; giọng mẹ: thể hiện niềm vui, tự hào).

– GV hướng dẫn đọc và luyện đọc một số từ khó: cách, buộc tóc, túi xách,…; hướng dẫn cách ngắt nghỉ và luyện đọc một số câu dài: Bé lại còn đeo túi xách / và đồng hồ nữa. //; Nhưng / bố mẹ đều nói rằng / em đã lớn. //;…

– GV yêu cầu HS đọc thành tiếng câu, đoạn, bài đọc trong nhóm nhỏ và trước lớp.

- HS nghe đọc

- HS đọc thành tiếng câu, đoạn, bài đọc trong nhóm nhỏ và trước lớp

20’

1.2. Luyện đọc hiểu

– GV yêu cầu HS giải thích nghĩa của một số từ khó, VD: ngạc nhiên (lấy làm lạ, hoàn toàn bất ngờ), y như (giống như),...

– GV yêu cầu HS đọc thầm lại bài đọc và thảo luận theo cặp/ nhóm nhỏ để trả lời câu hỏi trong SHS.

– GV yêu cầu HS rút ra nội dung bài và liên hệ bản thân: biết làm việc nhà, giúp đỡ cha mẹ.

- HS giải nghĩa

- HS đọc thầm

- HS chia sẻ

ND: Những việc nhà Mai đã làm giúp em lớn hơn trong mắt bố mẹ

15’

1.3. Luyện đọc lại

– GV yêu cầu HS nhắc lại nội dung bài. Từ đó, bước đầu xác định được giọng đọc của từng nhân vật và một số từ ngữ cần nhấn giọng.

– GV đọc lại đoạn từ Sau đó đến Y như mẹ quét vậy.

– GV yêu cầu HS luyện đọc lời khen của bố với Mai và luyện đọc trong nhóm, trước lớp đoạn từ Sau đó đến Y như mẹ quét vậy

– HS khá, giỏi đọc cả bài

- HS nhắc lại nội dung bài

– HS nghe GV đọc

– HS luyện đọc lời khen của bố với Mai và luyện đọc trong nhóm, trước lớp đoạn từ Sau đó đến Y như mẹ quét vậy

17’

1.4. Luyện tập mở rộng

– GV yêu cầu HS xác định yêu cầu của hoạt động Cùng sáng tạo – Hoa chăm chỉ.

– GV yêu cầu HS kể tên các việc đã làm ở nhà (nấu cơm, quét nhà, trông em,…) à ở trường (lau bảng, tưới cây, sắp xếp kệ sách/ giày dép,…).

– HS nghe một vài nhóm trình bày trước lớp và nhận xét kết quả.

– HS xác định yêu cầu

– HS kể tên các việc đã làm ở nhà

3’

C.Hoạt động củng cố và nối tiếp:4’

(?) Nêu lại nội dung bài

- Nhận xét, đánh giá.

- Về học bài, chuẩn bị

- Nhận xét, tuyên dương.

- Về học bài và chuẩn bị bài cho tiết sau.

TIẾNG VIỆT.

Bài: Bé Mai đã lớn

Viết: Chữ hoa A

Từ và câu

(Tiết 3 + 4)

I. Mục tiêu: Giúp HS:

*Kiến thức:

Viết đúng kiểu chữ hoa A và câu ứng dụng.

Bước đầu làm quen với các khái niệm từ ngữ và câu; tìm và đặt câu với từ ngữ chỉ sự vật, hoạt động.

Chia sẻ với bạn cảm xúc của em sau khi làm việc nhà

* Phẩm chất, năng lực.

- Có ý thức thẩm mỹ khi viết chữ.

- Rèn cho HS tính kiên nhẫn, cẩn thận

II. Chuẩn bị:

– SHS, VTV, VBT, SGV.

– Ti vi/ máy chiếu/ bảng tương tác, tranh ảnh SHS phóng to (nếu được).

– Mẫu chữ viết hoa A.

– Tranh ảnh, video clip HS giúp bố mẹ làm việc nhà (nếu có).

– Bảng phụ ghi đoạn từ Sau đó đến Y như mẹ quét vậy.

– Thẻ từ ghi sẵn các từ ngữ ở BT 3 để tổ chức cho HS chơi trò chơi.

III. Các hoạt động dạy học:

TG

Hoạt động của Giáo viên

Hoạt động của Học sinh

3’

A.Hoạt động khởi động:

- GV cho HS bắt bài hát

- GV giới thiệu bài: Tập viết chữ hoa A và câu ứng dụng.

- GV ghi bảng tên bài

- Hs hát

- HS lắng nghe

10’

2. Viết

2.1. Luyện viết chữ A hoa

– Cho HS quan sát mẫu chữ A hoa, xác định chiều cao, độ rộng, cấu tạo nét chữ của con chữ A hoa.

Chữ A

* Cấu tạo: gồm nét móc ngược trái, nét móc ngược phải và nét lượn.

* Cách viết:

Đặt bút trên đường kẻ (ĐK) ngang 2 viết một nét móc ngược trái, hơi lượn vòng khi đến điểm dừng trên ĐK dọc 3. K

Không nhấc bút, viết tiếp nét móc ngược phải và dừng bút dưới ĐK ngang 2 và trước ĐK dọc 4.

Lia bút đến phía trên ĐK ngang 2, viết nét lượn cắt ngang hai nét móc ngược và dừng bút bên trái ĐK dọc 4, giữa ĐK ngang 1 và 2.

– GV yêu cầu HS quan sát GV viết mẫu và nêu quy trình viết chữ A hoa.

–HD HS viết chữ A hoa vào bảng con.

– HD HS tô và viết chữ A hoa vào VTV.

– HS quan sát mẫu

– HS quan sát GV viết mẫu

– HS viết chữ A hoa vào bảng con, VTV

10’

2.2. Luyện viết câu ứng dụng

– GV yêu cầu HS đọc và tìm hiểu nghĩa của câu ứng dụng “Anh em thuận hoà.”

– GV nhắc lại quy trình viết chữ A hoa và cách nối từ chữ A hoa sang chữ n.

– GV viết chữ Anh.

– Hd HS viết chữ Anh và câu ứng dụng “Anh em thuận hoà.” vào VTV

– HS đọc và tìm hiểu nghĩa của câu ứng dụng

– HS nghe GV nhắc lại quy trình viết

– HS viết

7’

2.3. Luyện viết thêm

– Cho HS đọc và tìm hiểu nghĩa của câu ca dao:

Anh em như thể chân tay

Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần.

– HD HS viết chữ A hoa, chữ Anh và câu ca dao vào VTV.

– HS đọc và tìm hiểu nghĩa của câu ca dao

- HS viết

5’

2.4. Đánh giá bài viết

– GV yêu cầu HS tự đánh giá phần viết của mình và của bạn.

– GV nhận xét một số bài viết.

– HS tự đánh giá phần viết của mình và của bạn.

– HS nghe GV nhận xét một số bài viết.

12’

2. Luyện từ

–GV yêu cầu HS xác định yêu cầu của BT 3

– Cho HS quan sát tranh, đọc từ và chọn từ phù hợp với từng tranh; chia sẻ kết quả trong nhóm đôi/ nhóm nhỏ.

Lưu ý: Mớ: tập hợp gồm một số vật cùng loại được gộp lại thành đơn vị, VD: mua mớ rau muống, mớ tép.

– Cho HS chơi tiếp sức gắn từ ngữ phù hợp dưới hình.

– GV nhận xét kết quả.

– GV yêu cầu HS tìm thêm một số từ ngữ chỉ người, vật và từ ngữ chỉ hoạt động của người, vật.

– HS xác định yêu cầu

– HS kể tên các việc đã làm ở nhà

13’

3. Luyện câu

– GV yêu cầu HS xác định yêu cầu của BT 4, quan sát câu mẫu.

– HD HS đặt câu theo yêu cầu BT trong nhóm đôi. – HS chơi trò chơi Truyền điện để nói miệng câu vừa đặt.

– HS nghe bạn và GV nhận xét câu.

– HS viết vào VBT 1 – 2 câu có chứa một từ ngữ tìm được ở BT 3.

– Yêu cầu HS tự đánh giá bài làm của mình và của bạn

– HS xác định yêu cầu của BT 4

-HS làm BT

– HS chơi trò chơi Truyền điện để nói miệng câu vừa đặt.

– HS viết vào VBT

– HS tự đánh giá bài làm của mình và của bạn

7’

C. Vận dụng

– Cho HS xác định yêu cầu của hoạt động: Chia sẻ với bạn cảm xúc của em sau khi làm việc nhà.

– 1 – 2 HS nói trước lớp cảm xúc sau khi làm một việc nhà để bạn và GV nhận xét, định hướng cho hoạt động nhóm.

– Yêu cầu HS thực hiện hoạt động theo nhóm đôi.

– GV yêu cầu HS nói trước lớp và chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc về những việc nhà mình đã làm, được người thân khen ngợi, cảm nghĩ khi được khen ngợi.

– HS Chia sẻ với bạn cảm xúc của em sau khi làm việc nhà

- HS nói trước lớp cảm xúc sau khi làm một việc nhà

– HS thực hiện hoạt động theo nhóm đôi.

– HS nói trước lớp và chia sẻ

3’

C.Hoạt động củng cố và nối tiếp: 4’

(?) Nêu lại nội dung bài

- Nhận xét, đánh giá.

- Về học bài, chuẩn bị

- Nhận xét, tuyên dương.

- Về học bài và chuẩn bị bài cho tiết sau.

Giáo án lớp 2 môn Toán sách Chân trời

TUẦN 1

TOÁN

ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 ( Tiết 1)

I. Mục tiêu:

*Kiến thức, kĩ năng:

- Đọc số, viết số.

- So sánh. các số, thứ tự số.

- Đếm thêm 1, 2, 5, 10.

- Cấu tạo thập phân của số.

*Năng lực, phẩm chất:

- Năng lực chú trọng: tư duy và lập luận toán học, giao tiếp toán học, mô hình hoá toán học.

- Phẩm chất: trách nhiệm

Tích hợp: Toán học và cuộc sống, Tự nhiên và Xã hội, Tiếng Việt

1. Chuẩn bị:

- GV: 1 thanh chục và 8 khối lập phương, hình vẽ bài Vui liọc.

- HS: 1 thanh chục và 8 khối lập phương.

2. Các hoạt động dạy học:

TL

Hoạt động của giáo viên.

Hoạt động của học sinh.

5’

A.KHỞI ĐỘNG:

- Hát bài hát

- Ổn định

B. BÀI HỌC VÀ THỰC HÀNH:

HS quan sát bảng các số từ 1 đến 100, nhận biết: bảng gồm 10 hàng và 10 cột.

7’

Hoạt động 1. Đọc số

-HS (nhóm bốn) đọc các yêu cầu, nhận biết nhiệm vụ rồi thảo luận.

-GV cho HS đọc nối tiếp, môi em đọc một hàng số (10 số).

- Đọc các số từ 1 đến 100.

- Đọc các số từ 100 đến 1.

a) HS đọc các số tròn chục: 10, 20, 30, 40, 50, 60, 70, 80, 90, 100.

b) HS đọc các số cách 5 đơn vị: 5,10, 15, 20, 25, 30, 35, 40, 45, 50, 55, 60, 65, 70, 75, 80, 85, 90,95,100.

- GV chốt: đếm thêm 5 (có thể sử dụng trong đếm nhanh).

- HS nêu yêu cầu bài tập.

- HS đọc nối tiếp

- HS đọc

- HS đọc

5’

Hoạt động 2:Thứ tự các số trong bảng

- HS (nhóm bốn) đọc các yêu cầu, nhận biết nhiệm vụ, thảo luận.

- GV lưu ý HS lời bạn ong: “Từ trái sang phải, từ trên xuốiig dưới.”

a) Các số trong bảng được sắp xếp theo thứ tự từ bé đến lớn (tính từ trái sang phải, từ trên xuống dưới).

- GV chỉ vào bảng số cho HS đọc một vài số để minh hoạ.

b) Các số trong cùng một hàng (không kể số cuổi cùng) có số chục giống nhau.

c) Các số trong cùng một cột có số đơn vị giống nhau.

d) Nhìn hai số trong cùng một hàng, ta nói ngay: số bên phải lớn hơn số bên trái (so sánh số đơn vị).

Nhìn hai số trong cùng một cột, ta nói ngay: số ở hàng dưới lớn hơn số ở hàng trên (so sánh số chục).

- GV chỉ vào hai số bất kì trong cùng một hàng (hay cùng một cột) cho HS nhận xét.

- GV nhận xét

- HS nêu yêu cầu bài tập.

-HS lắng nghe

-HS đọc

- HS đọc

5’

Hoạt động 3. So sánh các số

a) Phân tích mẫu

- HS so sánh 37 và 60 (bảng con).

- GV chọn hai em có hai cách trình bày khác nhau, nói cách làm của mình trước lớp.

-GV nhận xét.

- HS đọc yêu cầu, nhận biết nhiệm vụ, xem lại mẫu.

HS làm việc nhóm đôi (mỗi em ghi một cách so sánh).

Sửa bài: hai nhóm làm bài , trình bày trước lớp (mỗi nhóm một câu)

79 > 74; 52 > 25 hay 74 < 79; 25 < 52.

- GV chốt: ôn lại các cách so sánh.

• Số có hai chữ số lớn hơn số có một chữ số.

• So sánh số chục, số nào có số chục lớn hơn là số lớn hơn.

• Số chục bằng nhau, so sánh số đơn vị, số nào có số đơn vị lớn hơn là số lớn hơn.

• Có thể dựa vào bảng số.

b) Sắp xếp các số theo thứ tự từ bé đến lớn.

Tương tự câu a.

- Từ bé đến lớn: 38, 43, 70; 9, 29, 82, 87.

- HS nêu yêu cầu bài tập.

-HS so sánh:

3chục bé hơn 6 chục nên 37 < 60

37< 60 hay 60 >37

6 chục lớn hơn 3 chục nên 60 > 37

- Cả lớp nhận xét bài làm của bạn rồi tự nhận xét bài làm của mình

- HS đọc

- HS làm bài theo nhóm

- HS trình bày

- HS lắng nghe

8’

Hoạt động 4.Làm theo mẫu

Phân tích mẫu:

GV cho HS thảo luận nhóm đôi, tìm hiểu mẫu:

• Có mấy việc phải làm?

• Đó là những việc gì?

-Yêu cầu HS trình bày những việc phải làm

- GV chốt: có 5 việc, trong sách có 1 việc, các em sẽ làm tiếp 4 việc nữa cho hoàn tliiện.

- GV tổ chức cho HS chơi tiếp sức để điền vào sơ đồ trên bảng lớp.

- HS thảo luận nhóm

- HS trình bày

• Viết số.

• Viết số chục - số đơn vị.

• Dùng thanh chục và khối lập phương để thể hiện số.

• Viết số vào sơ đồ tách - gộp số.

• Viết số thành tổng của sổ chục và số đơn vị

- HS thực hiện

3’

C. CỦNG CỐ-DẶN DÒ

- Hãy nêu lại số lớn nhất ( nhỏ nhất) có 1 ( 2 ) chữ số ?

- Nêu lại cách tìm số liền trước (liền sau ) của một số ta ?

- Nhận xét bài học tiết học, chuẩn bị bài sau.

- HS trả lời, thực hiện

TOÁN

ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 ( Tiết 2)

I. Mục tiêu:

*Kiến thức, kĩ năng:

- Đọc số, viết số.

- So sánh. các số, thứ tự số.

- Đếm thêm 1, 2, 5, 10.

- Cấu tạo thập phân của số.

*Năng lực, phẩm chất:

- Năng lực chú trọng: tư duy và lập luận toán học, giao tiếp toán học, mô hình hoá toán học.

- Phẩm chất: trách nhiệm

Tích hợp: Toán học và cuộc sống, Tự nhiên và Xã hội, Tiếng Việt

II. Chuẩn bị:

- GV: 1 thanh chục và 8 khối lập phương, hình vẽ bài Vui liọc.

- HS: 1 thanh chục và 8 khối lập phương.

II. Các hoạt động dạy học:

TL

Hoạt động của giáo viên.

Hoạt động của học sinh.

5’

A.KHỞI ĐỘNG:

- Hát bài hát

- Ổn định

B.LUYỆN TẬP:

HS quan sát bảng các số từ 1 đến 100, nhận biết: bảng gồm 10 hàng và 10 cột.

7’

Bài 1:

- GV cho HS đọc yêu cầu

- HS thảo luận (nhóm bốn) tìm cách làm: thêm 1, thêm 2, thêm 5, thêm 10.

- GV gọi HS đọc bài làm theo nhóm (mỗi nhóm đọc 1 dãy số), GV khuyến khích HS nói cách làm.

Cả lớp nhận xét.

- GV chốt

- Mở r ộng: Để đếm nhanh, trong một số trường hợp nên đếm thêm 1, thêm 2, thêm 5, thêm 10, cho ví dụ.

• Thêm 1 : số lượng ít.

• Thêm 2: số lượiig nhiều, đặc biệt khi xuất hiện các “cặp”.

Ví dụ: Đếm chân của nhiều con vật 2 chân (gà, vịt, chim, .. .)•

• Thêm 5: Khi có các nhóm 5.

Ví dụ: Mỗi hộp có 5 cái bánh,...

• Thêm 10: Những thứ để thành từng chục.

Ví dụ: Bó hoa, xâu bánh ú, chục trứng, hộp bút sáp 10 cái, ...

- HS nêu yêu cầu bài tập.

-HS làm cá nhân rồi chia sẻ trong nhóm bốn

-HS chia sẻ trước lớp

• Thêm 1:21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30.

• Thêm 2: 30, 32, 34, 36, 38, 40, 42, 44, 46, 48.

• Thêm 5: 5,10, 15, 20, 25, 30, 35, 40, 45, 50.

• Thêm 10: 10, 20, 30, 40, 50, 60, 70, 80, 90,100.

- HS đếm

5’

Bài 2:

- Tìm hiểu bài: GV vấn đáp giúp HS nhận biết yêụ cầu bài.

Thay dấu (?) bằng số thích hợp. Л, com

- Làm bài:

- HS tìm cách làm “Đếm nhanh” (đếm thêm 2 vì HS chơi theo cặp, 2 em/nhóm).

- HS làm bài (cá nhân) rồi nói vói bạn câu trả lời.

(GV lưu ý: làm dấu khi đếm, đếm lần lượt để không bị trùng lặp).

- Sửa bài:

- GV gọi vài HS nói trước lớp - cả lớp nhận xét.

- GV chốt

Bài 3: Tương tự bài 2.

GV giúp HS biết đếm nhanh (đếm thêm 5).

Kết quả: 35.

- HS nêu yêu cầu bài tập.

-HS đếm nhanh

-HS nói trước lớp:

Có 18 bạn tham gia trò chơi.

- HS thực hiện

5’

Thử thách

-Tìm hiểu đề bài: nhận biết yêu cần, xác định nhiệm vụ.

Khay cuối cùng có bao nliiêu cái bánh?

-Tìm cách làm: HS thảo luận (nhóm bốn).

HS đếm và viết số bánh trên năm khay theo thứ tự: 2, 7,12,17, 22 (đếm thêm 5).

-Làm bài: .

-Kiểm tra. HS chia sẻ trong nhóm để kiểm tra lại kết quả.

-Sửa bài: GV gọi vài em đọc kết quả, nói cách làm.

-GV chốt

- HS nêu yêu cầu bài tập.

-HS thảo luận

-HS làm bài cá nhân

-HS đọc kết quả: Khay cuối cùng có 27 cái bánh..

8’

Vui học

- GV có thể nói câu chuyện, giới thiệu hình vẽ, giúp HS xác định quy định các phòng học, đọc thẻ số của các bạn thủ.

- GV cho HS đọc yêu cầu.

- HS thảo luận nhóm đôi.

- HS nói cho nhau nghe.

- HS nói trước lớp, GV khuyến khích HS vừa nói vừa chỉ vào hình vẽ trên bảng lớp.

- Cả lớp nhận xét.

- HS đọc yêu cầu

-HS thực hiện

- HS nhận xét

3’

C. CỦNG CỐ-DẶN DÒ

- GV cho HS chơi: Đố bạn?

+ Một HS đọc 2 số trong bảng số.

+ Cả lớp viết vào bảng con rồi điền dấu so sánh.

Có thể chơi 3 lần để xác định đội thắng (đội nào đúng nhiều hơn thì thắng cuộc).

Hoạt động thực tê

Cùng người thân chơi trốn tim để tập đếm thêm 5

- HS chơi trò chơi

- HS trả lời, thực hiện

TOÁN

ƯỚC LƯỢNG

I. Mục tiêu:

*Kiến thức, kĩ năng:

- Nhận biết việc ước lượng,

- Vận dụng ước lượng số đồ vật theo nhóm chục.

*Năng lực, phẩm chất:

- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.

- Tư duy lập luận toán học, mô hình hóa toán học, giải quyết vấn đề toán học, giao tiếp toán học.

- Phẩm chất: Chăm chỉ học tập

*Tích hợp: TN & XH

II. Chuẩn bị:

- GV: Hình vẽ để sử dụng cho nội dung bài học và bài tập; Máy tính, máy chiếu (nếu có).

- HS: SGK; Tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. Các hoạt động dạy học:

TL

Hoạt động của giáo viên.

Hoạt động của học sinh.

5’

A. KHỞI ĐỘNG:

-GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh sau 9 (trong vòng 15s) và trả lời câu hỏi :

Đoán xem trong hình có bao nhiêu quả bóng?

- GV ghi lại một số kết quả ở góc bảng

- GV đặt vấn đề: Có nhiều khi chúng ta không đủ thời gian để đếm và có khi cũng không thể đếm hết được. Ví dụ như đếm số con gà đang chạy trên sân. Nếu muốn biết có khoảng bao nhiêu con gà, chúng ta phải ước lượng. Vậy cách ước lượng như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay - Bài 2: Ước lượng.

- HS quan sát hình ảnh và đoán số quả bóng

-HS lắng nghe

B. BÀI HỌC VÀ THỰC HÀNH:

7’

Hoạt động 1. Ước lượng

- GV cho HS quan sát hình vẽ:

Yêu cầu HS chỉ quan sát, không đếm hết, xác định xem có khoảng bao nhiêu con bướm?

GV cho HS thảo luận nhóm để tìm ra cách ước lượng.

- GV gọi đại diện các nhóm trình bày ý kiến

GV hệ thông hoá cách ước lượng: Ta có thể ước lượng theo cột, theo hàng, theo nhóm, ... (gọi chung là nhóm).

- Ước lượng theo cách nào phụ thuộc hai yếu tố sau:

+ Nhóm mẫu có khoảng 10 vật (10, gần được 10 hay hơn 10 một vải vật).

+ Số lượng vật ở các nhóm gần bằng nhau.

- Ở bài này ta ước lượng theo nhóm nào? (Theo hàng)

Tại sao? (Mỗi hàng có khoảng 10 con bướm)

- Ước lượng (GV khái quát cách ước lượng bằng các câu hỏi, HS trả lời cụ thể với hình ảnh các con bướm trong phân bài học).

=> Kiểm tra lại: GV cho HS đếm hết số bướm (sử đụng SGK) để có kết quả chính xác (41 con, chênh lệch 1 con)

GV nhận xét, kết luận:

Chọn nhóm mẫu vật có khoảng 10 chục rồi đếm theo chục

HS quan sát hình, thảo luận cùng tìm ra cách ước lượng

-HS trình bày

-HS lắng nghe

-HS trả lời

HS có thể ước lượng số con bướm trong hình theo hàng, theo cột, theo màu, đếm một nửa,...

+ Các con bướm được xếp thành 4 hàng.

+ Mỗi hàng có khoảng 10 con.

+ Đếm số con bướm theo các hàng (1 chục, 2 chục, 3 chục, 4 chục hay 10, 20, 30, 40).

+ Tất cả có khoảng bao nhiêu con bướm? (Có khoảng 40 con bướm)

5’

Hoạt động 2:Thực hành

Bài 1

- GV yêu cầu HS trao đổi nhóm, quan sát hình máy bay sgk trang 11 và trả lời câu hỏi: Em hãy ước lượng có khoảng bao nhiêu chiếc máy bay và đếm lại xem có bao nhiêu chiếc máy bay?

- GV yêu cầu HS trao đổi nhóm, quan sát hình ngôi sao sgk trang 11 và trả lời câu hỏi: Em hãy ước lượng có khoảng bao nhiêu ngôi sao và đếm lại xem có bao nhiêu ngôi sao?

-GV gọi HS đại diện đứng dậy trả lời.

- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung.

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

- HS nêu yêu cầu bài tập.

HS đọc sgk và thực hiện yêu cầu. GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

-HS trả lời

-HS khác nhận xét, bổ sung.

5’

Hoạt động 3. Luyện tập

GV chia HS thành 3 nhóm, trả lời các bào tập trong phần Luyện tập sgk trang 12:

+ Nhóm 1: Ước lượng và đếm số lượng thuyền giấy

+ Nhóm 2: Ước lượng và đếm số lượng quả bóng tenis.

+ Nhóm 3: Ước lượng và đếm số lượng quả bóng rổ.

GV gọi đại diện các nhóm đứng dậy trả lời.

- GV gọi nhóm khác nhận xét, bổ sung.

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

- HS nêu yêu cầu bài tập.

HS quan sát hình vẽ, thảo luận nhóm hoàn thành nhiệm vụ.

-HS trả lời

- HS khác nhận xét, bổ sung.

3’

C. CỦNG CỐ-DẶN DÒ

- HS so sánh kết quả của luyện tập 3 với kết quả dự đoán ở phần khởi động để thấy tác dụng của việc học ước lượng.

- Nhận xét bài học tiết học, chuẩn bị bài sau.

- HS trả lời, thực hiện

Giáo án lớp 2 môn Tiếng Anh sách Chân trời

UNIT STARTER HELLO!

School :

Subject : ENGLISH

Class : 2

UNIT STARTERS: HELLO!

Period : 1

LESSON : 1

Teacher : ……………………………..……………………………..

Week : 1

Lesson duration : 35 minutes

I. AIMS: Students know how to say 4 colors.

II. OBJECTIVES: By the end of this lesson, students will be able to:

Say 4 color words.

Practice color words in song.

Improve listening and speaking skills.

III. LANGUAGE:

Language focus: listening, speaking

Vocabulary: orange, pink, brown, purple

IV. RESOURCES AND MATERIALS:

Flashcards 1-5, audio tracks 03-05, …

V. TEACHING PROCEDURES:

STAGES

TEACHER’S ACTIVITIES

NOTES

Warm up

8 mins

- Say” Hello” to the whole class.

- Move around shake their hands and say” Hello”.

- Encourage students to say Hello to you.

- Ask students to say Hello to the friends next to them as well as shake hands.

Play Hello song (track 01)

- Practice singing the song

· Singing line by line

· Singing along in chorus

Guessing game:

- Show students 5 pictures in black and white: an apple, a cloud, a lemon, rocks, bananas.

- Ask students to guess what color they are.

- Show them the colored pictures: a red apple, a blue cloud, a green lemon, black rocks, yellow bananas.

whole class

Presentation

5 mins

Lead in:

- Play flashcards 5-8 on the board.

- Point to each picture and say the word.

- Point to the cards, students say the word.

whole class

Guided Practice

7 mins

1. Listen, point and repeat (track 03)

- Ask students to open their books.

- Play track 3, listen and point.

- Play again, ask students to listen and point.

- Play again, ask students to listen and repeat.

Board race Game:

- Stick the flash cards around the class.

- Divide students into 5 groups.

- Students take turns 1 by 1.

- 1 student from each group stand up.

- Ask students to listen and run to the correct flashcards.

- Hold up a color word: Orange.

- Students run to the correct flashcards and say aloud.

2. Listen and point (track 04)

- Play track 4, hold up your book and point.

- Students listen to track 04 again and point.

- Students listen again and say the words.

3. Listen and sing (track 05)

- Show your book to your students, elicit as many information as you can about the picture.

- Play track 05, students listen and point.

- Students listen again and sing along.

individuals

Pair/ Group practice

10 mins

4. Point and say. Stick.

- Show students how to do:

· Point to each color and ask students to say the words.

· Students point and repeat in chorus

· Say:” Let’s stick!

· stick the sticker and say: “pink”

- Ask students to work in pairs to say and stick

- Go around for help if necessary.

Below level: Students draw an object they have with colors orange, pink, brown or purple and color it.

- Ask them to write the color word in that colored pen or crayon.

At level: Ask students to unscramble these anagrams words: pnik, oaerng, bnrwo, pplrue

- Ask them to write the color word in that colored pen or crayon.

Above level: Ask students to unscramble these anagrams words: pnik, oaerng, bnrwo, pplrue

- Ask them to think of 2 more colors and write down.

Pair work: Printable Resources

- Show students how to do the task.

- Students work in pairs.

4. Workbook page 4

- Ask students to do exercises in workbook page 4.

- Go around to help and encourage the students.

groups

pairs

individuals

Conclusion

5 mins

Sing and act out (track 05)

- Divide the class into 4 groups.

- Give each group a flashcard: ROSY, TIM, BILLY, MISS JONES

- Play the chant.

- Students listen and stand up when they hear their group’s name.

GOODBYE SONG (track 02)

groups

VI. REFLECTION:

Giáo án lớp 2 môn Tự nhiên và xã hội sách Chân trời

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

Các thế hệ trong gia đình

(Tiết 1)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức, kĩ năng

  • Sau bài học, HS:
  • Nêu được các thành viên trong gia đình hai thế hệ, ba thế hệ và (hoặc) bốn thế hệ.
  • Vẽ, viết hoặc cắt dán ảnh gia đình có hai thế hệ, ba thế hệ vào sơ đồ cho trước.
  • Nói được sự cần thiết của việc chia sẻ, dành thời gian quan tâm, chăm sóc yêu thương nhau giữa các thế hệ trong gia đình.
  • Thể hiện được sự quan tâm, chăm sóc yêu thương của bản thân với các thế hệ trong gia đình.

2. Năng lực, phẩm chất:

  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: đưa ra ý kiến, phân tích và ra quyết định để giải quyết tình huống trong bài học; Nhận thức cách ứng xử của mọi người xung quanh, nêu và thực hiện cách ứng xử phù hợp
  • Nhân ái: Yêu thương những người thân trong gia đình

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC

  • GV: bài hát, tranh tình huống, một số sơ đồ về các thế hệ trong gia đình.
  • HS: SGK, VBT, tranh vẽ, ảnh chụp về các thành viên trong gia đình.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

TL

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

5’

27’

3’

1. Hoạt động khởi động và khám phá

- GV tổ chức cho HS cùng hát bài “Cả nhà thương nhau”.

- HS trả lời câu hỏi:

+ Gia đình bạn nhỏ trong bài hát gồm những ai?

+ Tình cảm của bạn nhỏ đối với các thành viên trong gia đình như thế nào?

+ Trong gia đình em, ai là người nhiều tuổi nhất? Ai là người ít tuổi nhất?

- GV mời 2 - 3 HS trả lời.

- GV nhận xét chung và dẫn dắt vào bài học: “Các thế hệ trong một gia đình”.

- GV ghi tựa bài lên bảng, vài HS nhắc lại.

2. Hoạt động hình thành kiến thức

Hoạt động 1: Các thành viên trong gia đình hai thế hệ

- GV yêu cầu HS quan sát hình 1 trong SGK trang 8 và trả lời các câu hỏi:

+ Mọi người trong gia đình bạn An đang làm gì?

+ Em hãy giới thiệu các thành viên trong gia đình bạn An theo thứ tự từ người nhiều tuổi đến người ít tuổi.

- GV đặt câu hỏi: Quan sát hình đố các em biết: Gia đình An có mấy thế hệ? Mỗi thế hệ có những ai?

- GV và HS cùng nhận xét và rút ra kết luận.

* Kết luận: Gia đình hai thế hệ là gia đình gồm bố mẹ và các con. Trong đó: thế hệ thứ nhất là bố mẹ, thế hệ thứ hai là các con trong gia đình.

Hoạt động 2: Các thành viên trong gia đình ba thế hệ

- GV treo sơ đồ hình 2 trong SGK trang 9 (phóng to) hoặc trình chiếu sơ đồ và yêu cầu của hoạt động lên bảng.

- HS thảo luận nhóm theo các yêu cầu:

+ Quan sát sơ đồ và giới thiệu các thành viên trong gia đình bạn Hoà?

+ Gia đình bạn Hoà có mấy thế hệ cùng chung sống?

+ Mỗi thế hệ gồm những ai?

- GV mời 2 đến 3 nhóm HS lên trước lớp chỉ và trình bày theo sơ đồ trên bảng.

* Kết luận: Gia đình bạn Hoà có 3 thế hệ cùng chung sống. Gia đình 3 thế hệ gồm ông bà, bố mẹ, các con. Thế hệ thứ nhất là ông bà, thế hệ thứ hai là bố mẹ, thế hệ thứ ba là chị em Hoà.

Hoạt động 3: Thực hành liên hệ gia đình của bản thân

- HS làm việc cặp đôi, hỏi - đáp nhau theo các câu hỏi: Gia đình bạn có mấy thế hệ cùng chung sống? Mỗi thế hệ có những ai?

- GV mời các cặp HS lên hỏi - đáp trước lớp. So sánh các thế hệ trong gia đình mình và bạn.

* Kết luận: Mỗi gia đình thường có các thế hệ ở những độ tuổi khác nhau, cùng chung sống. Có gia đình hai thế hệ, có gia đình ba thế hệ hoặc bốn thế hệ.

3. Hoạt động tiếp nối sau bài học

GV yêu cầu HS về nhà chuẩn bị:

+ Tranh vẽ hoặc ảnh chụp của từng thành viên cùng chung sống trong gia đình mình.

+ Bút chì, bút mực, thước kẻ, tẩy, hồ dán.

- Cả lớp hát bài hát

- 2-3 HS trả lời.

- HS nghe.

- Vài HS nhắc lại tựa bài.

-HS quan sát hình trả lời

-HS tham gia nhận xét

-HS lắng nghe

- HS quan sát tranh, thảo luận nhóm đôi.

- 2-3 cặp HS trình bày trước lớp, HS khác nhận xét.

- HS nghe.

- Vài HS đọc yêu cầu.

-Vài cặp HS lên hỏi - đáp trước lớp

-HS lắng nghe

- HS chú ý lắng nghe.

Tự nhiên và xã hội: Các thế hệ trong gia đình

(Tiết 2)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức, kĩ năng

  • Sau bài học, HS:
  • Nêu được các thành viên trong gia đình hai thế hệ, ba thế hệ và (hoặc) bốn thế hệ.
  • Vẽ, viết hoặc cắt dán ảnh gia đình có hai thế hệ, ba thế hệ vào sơ đồ cho trước.
  • Nói được sự cần thiết của việc chia sẻ, dành thời gian quan tâm, chăm sóc yêu thương nhau giữa các thế hệ trong gia đình.
  • Thể hiện được sự quan tâm, chăm sóc yêu thương của bản thân với các thế hệ trong gia đình.

2. Năng lực, phẩm chất:

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: đưa ra ý kiến, phân tích và ra quyết định để giải quyết tình huống trong bài học.Nhận thức cách ứng xử của mọi người xung quanh, nêu và thực hiện cách ứng xử phù hợp

- Nhân ái: Yêu thương những người thân trong gia đình

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC

  • GV: bài hát, tranh tình huống, một số sơ đồ về các thế hệ trong gia đình.
  • HS: SGK, VBT, tranh vẽ, ảnh chụp về các thành viên trong gia đình.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

TL

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

5’

27’

3’

1. Hoạt động khởi động và khám phá

- Một số HS lên bảng giơ tranh vẽ hoặc hình ảnh về gia đình để cả lớp quan sát và đặt câu hỏi: Đố bạn biết, gia đình mình có mấy thế hệ?

- GV nhận xét, dẫn dắt HS vào tiết 2 của bài học.

- GV ghi tựa bài lên bảng, vài HS nhắc lại.

2. Hoạt động hình thành kiến thức

Hoạt động 1: Thực hành làm sơ đồ các thế hệ trong gia đình

- GV tổ chức cho HS quan sát một số sơ đồ các thế hệ trong gia đình có sẵn (hoặc có thể chiếu máy chiếu cho HS quan sát).

- GV đặt câu hỏi: Trong gia đình này có mấy thế hệ cùng chung sống? Mỗi thế hệ có những ai?

- GV đặt câu hỏi: Các em cần chuẩn bị những gì để làm sơ đồ các thế hệ trong gia đình?

- GV yêu cầu HS thực hành làm sơ đồ các thế hệ trong gia đình mình theo các gợi ý:

+ Gia đình em có mấy thế hệ?

+ Vẽ, viết tên hoặc dán ảnh từng thế hệ vào sơ đồ.

- GV mời HS giới thiệu sơ đồ các thế hệ trong gia đình mình trước lớp.

- HS và GV cùng nhận xét và bình chọn những sơ đồ đúng và đẹp mắt.

* Kết luận: Mỗi gia đình có nhiều thế hệ ở những độ tuổi khác nhau cùng chung sống. Các thế hệ trong gia đình có mối quan hệ ruột thịt, thân thiết với nhau.

Hoạt động 2: Sự yêu thương và quan tâm giữa các thế hệ trong gia đình.

- GV yêu cầu HS quan sát hình 4, 5, 6, 7 trong SGK trang 10 và thảo luận để trả lời các câu hỏi: Hành động nào thể hiện sự quan tâm, yêu thương giữa các thế hệ trong gia đình? Vì sao?

- GV mời HS trình bày ý kiến của mình.

- HS và GV cùng nhau nhận xét, rút ra kết luận.

* Kết luận: Mọi người trong gia đình cần phải yêu thương và quan tâm lẫn nhau. Con cháu cần phải yêu quý và quan tâm đến ông bà, cha mẹ vì đó là những thế hệ đã sinh ra và nuôi dưỡng chúng ta.

Hoạt động 3: Đóng vai xử lí tình huống

- GV yêu cầu HS quan sát hình 8 và 9 trong SGK trang 11 và cho biết nội dung của hình là gì.

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi và cùng đóng vai, giải quyết tình huống.

- HS đóng vai, giải quyết tình huống

- HS và GV cùng nhau nhận xét. GV dặn dò HS cùng chia sẻ với bạn bè, người thân về những việc cần làm để thể hiện sự yêu thương và quan tâm giữa các thế hệ trong gia đình.

* Kết luận: Tất cả mọi người nên bày tỏ tình cảm của mình với người thân; đề nghị hoặc bày tỏ ý kiến khi cần thiết để thể hiện tình yêu thương, sự quan tâm, chăm sóc và gắn bó giữa các thành viên trong gia đình.

Hoạt động 4: Liên hệ bản thân

- GV đặt câu hỏi liên hệ:

+ Em cảm thấy như thế nào khi mọi người trong gia đình em chia sẻ, dành thời gian cho nhau?

+ Em sẽ làm gì để thể hiện sự quan tâm, yêu thương giữa các thế hệ trong gia đình của mình?

- GV dẫn dắt để HS rút ra bài học.

GV dẫn dắt để HS nêu được các từ khoá của bài: “Chia sẻ - Thế hệ - Yêu thương”.

3. Hoạt động tiếp nối sau bài học

GV yêu cầu HS thực hiện những hành động thể hiện sự yêu thương và quan tâm với bố mẹ, ông bà trong gia đình và chia sẻ những việc đã thực hiện vào tiết học sau.

- Nhận xét tiết học, tuyên dương.

-HS giới thiệu hình ảnh gia đình mình

- HS chia sẻ với bạn

- Vài HS nhắc lại tựa bài.

- HS quan sát hình trả lời

- HS trả lời

- HS trả lời và kiểm tra việc chuẩn bị đồ dùng của nhau.

- HS trao đổi sơ đồ của mình với bạn bên cạnh.

- HS chia sẻ trước lớp

- HS tham gia nhận xét

- HS lắng nghe

- HS quan sát tranh, thảo luận nhóm đôi.

- HS chia sẻ trước lớp

- HS khác nhận xét.

- HS nghe.

- HS quan sát hình 8 và 9 trong SGK trang 11 và cho biết nội dung

- HS thảo luận nhóm đôi và cùng đóng vai, giải quyết tình huống.

- HS lắng nghe

- HS trả lời câu hỏi

- HS lắng nghe

- Trung thực: ghi nhận kết quả việc làm của mình một cách trung thực, trình bày chính xác nội dung thảo luận.

- Trách nhiệm: ý thức được trách nhiệm của bản thân trong việc giữ gìn, bảo vệ cơ quan hô hấp.

2. Năng lực

- Tự chủ và tự học: tự giác học tập cá nhân.

- Giao tiếp và hợp tác: thực hiện các hoạt động thảo luận nhóm và báo cáo kết quả trước lớp.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: đưa ra ý kiến, phân tích và ra quyết định để giải quyết tình huống trong bài học.

- Nhận thức khoa học: biết được tên và chức năng của cơ quan hô hấp, hiểu được vai trò của hoạt động thở đối với sự sống của con người.

- Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học: phân tích được một số tình huống liên quan đến bài học.

Giáo án lớp 2 môn Đạo Đức sách Chân trời

TUẦN 1

KẾ HOẠCH DẠY HỌC MÔN ĐAO ĐỨC

CHỦ ĐỀ: QUÝ TRỌNG THỜI GIAN

BÀI 1: QUÝ TRỌNG THỜI GIAN (THỜI LƯỢNG: 2 TIẾT)

TIẾT 1

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt

- Nêu được một số biểu hiện của việc quý trọng thời gian.

- Nêu được vì sao phải quý trọng thời gian.

- Thực hiện được việc sử dụng thời gian hợp lí.

2. Năng lực

2.1. Năng lực chung:

- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.

2.2. Năng lực đặc thù:

- Nhận ra được một số biểu hiện của việc quý trọng thời gian.

- Thể hiện được sự quý trọng thời gian, sử dụng thời gian hợp lí.

- Biết được vì sao phải quý trọng thời gian, sử dụng thời gian hợp lí.

2.3. Phẩm chất

- Chăm chỉ: Chủ động được việc sử dụng thời gian một cách hợp lí và hiệu quả.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

- Giáo án, SGK, SGV.

- Bộ tranh, video clip về đức tính chăm chỉ.

- Máy tính, máy chiếu (nếu có).

2. Đối với học sinh

- SGK. Vở bài tập Đạo đức 2.

- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

( 5 phút)

l Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

l Phương pháp : vấn đáp, thảo luận nhóm.

l Cách thực hiện:

- GV yêu cầu HS thảo luận, quan sát bức tranh phần Khởi động sgk trang 6 và trả lời câu hỏi: Em hãy thuật lại tình huống đã xay ra trong bức tranh bằng việc trả lời 2 câu hỏi sau:

+ Vì sao Na và bố bị lỡ chuyến xe?

+ Nêu cảm nhận của em về việc làm của Na? Em có đồng tình với việc làm đó không, vì sao ?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, trả lời câu hỏi (GV khuyến khích HS tích cực trả lời):

- GV đặt vấn đề: Thời gian rất quý giá. Vậy chúng ta cần làm gì và làm như thế nào để thể hiện việc mình biết quý trọng thời gian? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay - Bài 1: Quý trọng thời gian.

- HS lắng nghe và thực hiện.

+ Hai bố con Na chuẩn bị ra bến xe về quê. Gần đến giờ xe chạy mà Na vẫn mải chơi, chưa chuẩn bị xong đồ đạc. Khi hai bố con đến bến xe thì xe đã chạy và phải đợi một tiếng nữa mới có chuyến tiếp theo. Bố Na rất tiếc vì không kịp ra xe đúng giờ. Còn Na thì ngạc nhiên vì mình chỉ muộn một chút mà đã bị lỡ xe.

+ Em không đồng tình với việc làm của Na vì nó thể hiện sự không biết quý trọng thời gian.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Bạn nào trong tranh biết quý trọng thời gian ( 15 phút)

l Mục tiêu : Thông qua hoạt động, HS bước đầu tìm hiểu, phân biệt được những biểu hiện biết quý trọng thời gian hoặc không biết quý trọng thời gian.

l Phương pháp : vấn đáp, thảo luận nhóm.

l Cách thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS thành 4 nhóm, quan sát tranh sgk trang 7 và trả lời câu hỏi:

Câu 1: Các bạn trong tranh đã nói gì? Làm gì?

Câu 2: Lời nói, việc làm đó cho biết các bạn đã sử dụng thời gian như thế nào?

Câu 3: Lời nói, việc làm đó cho thấy bạn nào biết, bạn nào chưa biết quý trọng thời gian?

Tình huống ở bức tranh 3, GV đưa ra các gợi ý cho HS thảo luận:

+ Theo em, việc bạn vừa gấp quần áo, vừa xem tỉ vị có phải là biểu hiện của việc biết quý

trọng thời gian không? Vì sao?

+ Hậu quả của việc bạn vừa gấp quần áo, vừa xem tỉ vi là gì?

+ Việc làm của bạn có ảnh hưởng như thế nào đến bạn và mẹ bạn?, v.v.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

Các nhóm HS đọc sgk, thảo luận và thực hiện yêu cầu.

GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả

- Các nhóm khác nhận xét, bổ xung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

- GV đưa ra nhận xét:

+ Ở bức tranh 3, việc bạn vừa gập quần áo, vừa xem ti vi không phải là biểu hiện của việc biết quý trọng thời gian, việc làm của bạn sẽ ảnh hưởng đến cả mẹ và bạn.

+ Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta cần có kĩ năng sử dụng thời hợp lí (nên kết hợp công việc nào với công việc nào cho phù hợp; kết hợp như thế nào để vừa tiết kiệm thời gian, vừa đảm bảo hiệu quả của công việc chính).

1. Bạn nào trong tranh biết quý trọng thời gian?

- Tranh 1: Bạn nữ đang ngồi đọc sách ở gốc đa. Một bạn rủ ra chơi cùng nhưng bạn nữ muốn tranh thủ thời gian luyện đọc rồi mới ra chơi với bạn.

- Tranh 2: Bạn nam đang nhìn vào thời gian biểu; bóng nói cho thấy bạn đã chuẩn bị xong bài vở và sẽ đi học võ theo thời gian biểu.

- Tranh 3: Bạn nam ngồi vừa ngồi gấp quần áo vừa xem tỉ vi. Do không tập trung làm việc nên đã đến giờ sang thăm bà mà bạn vẫn chưa gấp xong quần áo.

- HS lắng nghe.

Hoạt động 2: Nêu thêm những việc cần làm thể hiện sự quý trọng thời gian ( 10 phút)

l Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS tìm hiểu hiểu thêm một số việc làm thể hiện sự quý trọng thời gian; hiểu được vì sao cần phải biết quý trọng thời gian.

l Phương pháp : vấn đáp, thảo luận nhóm.

l Cách thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS một số biểu hiện chính của việc quý trọng thời gian: dành thời gian cho học tập, thực hiện công việc theo thời gian biểu, kết hợp các công việc một cách hợp lí,...

- GV yêu cầu HS: Hãy nêu một số việc làm cụ thể thể hiện sự quý trọng thời gian.

- GV tổ chức trò chơi cho HS trong lớp: Em hãy lập thời gian biểu cho ngày nghỉ của mình.

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi: Vì sao chúng ta cần quý trọng thời gian?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc sgk, thảo luận và thực hiện yêu cầu.

GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện HS trình bày câu trả lời

- Các HS khác nhận xét, bổ xung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

2. Nêu thêm những việc làm thể hiện sự quý trọng thời gian.

- HS lập thời gian biểu của mình cho ngày nghỉ theo một số gợi ý:

+ Không sử dụng toàn bộ ngày nghỉ để ngủ, chơi, xem ti vi.

+ Dành những khoảng thời gian nhất định để giúp bố mẹ làm việc nhà, học những môn năng khiếu, đi thăm ông bà, người thân,...

+ Chuẩn bị sách vở cho ngày mai đi học trước khi đi ngủ,...

Hoạt động 3: Vì sao chúng ta cần quý trọng thời gian? ( 5 phút)

l Mục tiêu: Thông qua hoạt động, giúp HS nêu được vì sao cần phải biết quý trọng thời gian.

l Phương pháp : vấn đáp, thảo luận nhóm.

l Cách thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV đưa ra các câu hỏi, yêu cầu HS thảo luận theo nhóm:

- Thời gian trôi đi có quay trở lại được không?

- Thời gian trong một ngày có phải là vô hạn không?

- Lãng phí thời gian có thể dẫn đến điều gì?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc sgk, thảo luận và thực hiện yêu cầu.

GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả

- Các nhóm khác nhận xét, bổ xung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét.

- GV đọc cho cả lớp nghe bài thơ Đồng hồ quả lắc của Đinh Xuân Tửu:

Tích tắc! Tích tắc!

Đồng hồ quả lắc

Tích tắc đêm ngày

Không ngừng phút giây.

Tích tắc! Tích tắc!

Đồng hồ luôn nhắc:

Học, chơi, ăn, ngủ

Có giờ có giấc.

Tích tắc! Tích tắc!

Đồng hồ luôn nhắc

Từng phút từng giờ

Quý hơn vàng bạc.

3. Vì sao chúng ta cần quý trọng thời gian?

Vì thời gian một đi không trở lại nên chúng ta cần quý trọng thời gian.

Vì một ngày chỉ có 24 giờ, mà công việc của mỗi người trong một ngày rất nhiều nên chúng ta cần quý trọng thời gian.

Lãng phí thời gian có thể dẫn đến việc chúng ta không hoàn thành nhiệm vụ đúng hạn; không có thời gian để làm những việc hữu ích khác,...

- HS thực hiện.

  • RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY

….…………………………………………………………………………………

….…………………………………………………………………………………

….…………………………………………………………………………………

….…………………………………………………………………………………

Giáo án lớp 2 môn Hoạt động trải nghiệm sách Chân trời

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM

TUẦN 1: HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ

CHỦ ĐỀ: EM VÀ MÁI TRƯỜNG MẾN YÊU (Tiết 1)

I. Mục tiêu: HS:

*Kiến thức:

  • Chỉ ra được hình ảnh thân thiện, vui vẻ của bản thâ
  • Nói được những lời phù hợp khi giao tiếp với bạn.
  • Thể hiện được sự khéo léo, cẩn thận khi làm quà tặng bạn.
  • Tham gia được các hoạt động chung của trường, lớp.

*Năng lưc, phẩm chât:

- NL giao tiếp và hợp tác: Nói lời phù hợp khi giao tiếp với bạn

- NL thích ứng với cuộc sống: Nhận diện được hình ảnh thân thiện vui vẻ của bản thân. Thể hiện sự khéo léo, cẩn thận khi làm sản phẩm tặng bạn. Chia sẻ những việc làm thể hiện tình bạn.

- NL thiết kế và tổ chức: Tham gia được các hoạt động chung của trường lớp

- PC chăm chỉ: Thể hiện trong lao động nền nếp, gọn gàng trong sinh hoạt và học tập.

- PC nhân ái: Vui vẻ thân thiện với các bạn khi trở lại trường học. Hợp tác chia sẻ với các bạn khi tham gia công việc chung của trường, lớp.

1. Chuẩn bị:

- Bảng phụ, giấy A3; quả bóng nhỏ;

- Giấy bìa màu, bút chì; bút màu, thước kẻ; hồ dán…

III. Hoạt động của giáo vên và học sinh

TL

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

2’

A.KHỞI ĐỘNG

- HS bắt bài hát

- GV nêu nhiệm vụ học tập

- HS hát

- Hs lắng nghe

B. NHẬN DIỆN KHÁM PHÁ

15’

HĐ 1: Chơi trò chơi “Tôi có thể...”

- GV tổ chức cho hS tham gia trò chơi: Chuyền hoa

- Cả lớp cùng hát 1 bài hát, GV ra hiệu lệnh dừng bài hát. Bạn nào cầm hoa sẽ nêu 1 điều mà mình có thể làm được.Sau đổ, bóng lại được tiếp tục chuyền cho bạn khác trong vòng tròn và nhóm tiếp tục hát và chơi đến khi kết thúc bài hát

- Sau khi kết thúc trò chơi, GV cho HS ở các nhóm nêu lại những khả năng mà mình đã chia sẻ với các bạn trong nhóm hoặc kể lại một khả năng cùa bạn nào đó trong nhỏm đã chia sẻ khi chơi trò chơi.

- GV nhận xét, tổng kết hoạt động, chuyển tiếp sang hoạt động 2

- Hs chơi trò chơi: Chuyền hoa

- HS chia sẻ về những việc mình có thể làm

- HS lắng nghe

15’

HĐ2: Nhận biết những việc làm thể hiện sự thân thiện, vui vẻ của bản thân

- GV yêu cầu HS đọc nhiệm vụ 1, hoạt động 2 trong SGK Hoạt động trải nghiệm 2 trang 6 cho cả lóp nghe và kiểm tra HS đã hiểu nhiệm vụ chưa.

- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm 4, chỉ ra nhũng việc làm thể hiện sự thân thiện, vui vẻ trong các tranh theo gợi ý: Các bạn nhỏ trong tranh đang nói gỉ, ỉàm gỉ?

- GV gọi các nhóm báo cáo kết quả thảo luận. Các nhóm khác nhận xét, góp ý. GV nhận xét, tổng kết hoạt động thảo luận nhỏm.

- GV tiếp tục yêu cầu HS hoạt động nhóm 4, chia sẻ những việc em đã làm thể hiện sự thân thiện, vui vẻ với các bạn trong nhóm.

- GV tổ chức cho HS chia sẻ những việc mình đẵ làm thể hiện sự thân thiện, vui vẻ với cả lóp.

- GV nhận xét, tổng kết hoạt động: Thân thiện, vui vẻ với bạn bè ìà một điều rất quan tr ọng và cần thiết. Điều đ ó mang đến niềm vui, hứng th ú để các em cùng nhau học tập tiến bộ.

- HS đọc và nêu nhiệm vụ

- HS hoạt động theo nhóm

- Đại diện nhóm báo cáo kết quả:

Tranh 1: Bạn nam đang bê sách giúp bạn nữ - thể hiện sự thân thiện, vui vẻ.

Tranh 2: Bạn nữ đang múa trước lởp - thể hiện sự thân thiện, vui vẻ.

Tranh 3: Một nhóm bạn đang cùng ngồi thảo luậu/chia sẻ vui vè trong lởp học - thể hiện sự thân thiện, vui vẻ.

Tranh 4: Một nhóm bạn đang cười đùa vui vẻ dưối sân trưởng - thể hiện sự thân thiện, vui vẻ.

- HS chia sẻ trước lớp

- HS lắng nghe

3’

C.CỦNG CỐ - DẶN DÒ:

- GV: Em đã làm những việc gì để thể hiện sự thân thiện, vui vẻ?

- GV nhận xét, đánh giá tiết học, khen ngợi, biểu dương HS.

- Nhắc nhở HS thể hiện sự thân thiện, vui vẻ.

- HS trả lời

- HS lắng nghe và thực hiện

SINH HOẠT LỚP

I. MỤC TIÊU:

- Báo cáo sơ kết công tác tuần

- Bầu chọn ban cán sự lớp

- Phương hướng kế hoạch tuần tới

II. CHUẨN BỊ:

- Kết quả học tập, rèn luyện của cả lớp trong tuần

- Phiếu bầu; thùng đựng phiếu bầu; phiếu đánh giá….

III. Hoạt động của giáo vên và học sinh:

TL

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

2’

A.KHỞI ĐỘNG

- HS bắt bài hát

- Gv nêu mục tiêu bài học

-HS hát

7’

B. BÁO CÁO SƠ KẾT CÔNG TÁC TUÂN - GV yêu cầu các trưởng ban báo cáo:

+ Đi học chuyên cần:

+ Tác phong, đồng phục.

+ Chuẩn bị bài, đồ dùng học tập

+ Vệ sinh.

+ GV nhận xét qua 1 tuần học:

* Tuyên dương:

- GV tuyên dương cá nhân và tập thể có thành tích.

* Nhắc nhở:

- GV nhắc nhở những tồn tại hạn chế của lớp trong tuần.

-HS lắng nghe

15’

1. C. SINH HOẠT THEO CHỦ ĐỀ:

2. - GV phổ biến cho cả lớp về quyền hạn, nhiệm vụ và trách nhiệm của lớp trưởng, lóp phó và các tổ trưởng.

3. - GV tổ chức cho HS tự ứng cử và đề cử lóp trưởng, các lớp phó và các tổ trưởng tò các bạn trong lóp, sau đó tổ chức cho các em giơ tay biểu quyết hoặc bỏ phiếu kín và công bổ kểt quả.

4. - Sau khi công bố kết quả binh chọn, Ban cán sự lớp sẽ ra mắt tnrớc cả lóp. GV mời từng HS nêu nhiệm vụ mà mình vừa được bầu chọn và nhắc lại để HS ghi nhớ.

5. - GV tổng kết hoạt động và nhắn nhủ các thành viên trong Ban cán sự lóp cổ gắng hoàn thành các nhiệm vụ đuợc giao.

- HS lắng nghe

- HS tự ứng cử và đề cử để bầu các chức danh ban cán sự lớp

- Ban cán sự lớp ra mắt

- Hs lắng nghe

8’

D. THẢO LUẬN KẾ HOẠCH SINH HOẠT TUẦN TIẾP THEO:

- Thực hiện dạy tuần 2, GV bám sát kế hoạch chủ nhiệm thực hiện.

- Tiếp tục thực hiện nội quy HS, thực hiện ATGT, ATVSTP.

- Thực hiện tốt các phong trào lớp, trường, triển khai chủ điểm mới.

- HS lắng nghe thực hiện

- HS lắng nghe thực hiện

3’

C. CỦNG CỐ - DẶN DÒ:

- GV nhận xét, đánh giá tiết học, khen ngợi, biểu dương HS.

- Nhắc nhở HS ghi nhớ và tuân thủ nội quy nhf trường đã đề ra

- HS trả lời

- HS lắng nghe và thực hiện

Giáo án lớp 2 môn Âm nhạc sách Chân trời

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHỦ ĐỀ 1: RỘN RÀNG NGÀY MỚI (TIẾT 1)

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt

  • Khám phá sự khác nhau của các âm thanh trong cuộc sống và trong âm nhạc.
  • Hát bài Ngày mùa vui với giọng hát tự nhiên, tư thế phù hợp.

2. Năng lực

Năng lực chung:

  • Nhận biết và bày tỏ được tình cảm, cảm xúc của bản thân sau khi nghe bài hát Ngày mùa vui.
  • Bước đầu biết sử dụng ngôn ngữ kết hợp hình ảnh, cử chỉ để trình bày thông tin, ý tưởng.
  • Tích cực chủ động sáng tạo thông qua hoạt động đọc nhạc và chơi nhạc cụ.

Năng lực riêng:

  • Bước đầu cảm nhận về đặc trưng của âm thanh trong cuộc sống và trong âm nhạc qua hoạt động khám phá.
  • Hát bài Ngày mùa vui, hát rõ lời và thuộc lời, duy trì được tốc độ ổn định; nêu được tên bài hát và tên tác giả.
  • Bước đầu chơi nhạc cụ đúng tư thế, thể hiện đúng trường độ các mẫu tiết tấu.
  • Biết vận động cơ thể phù hợp với nhịp điệu.

3. Phẩm chất

  • Yêu thiên nhiên và có những việc làm thiết thực bảo vệ thiên nhiên.
  • Kính trọng, biết ơn người lao động.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

  • Giáo án, SGK, SGV.
  • Nhạc cụ.
  • Tranh ảnh

2. Đối với học sinh

  • SGK.
  • Dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề.

c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV dẫn dắt vấn đề: Các em chắc đã từng được nghe những âm thanh từ cuộc sống như: tiếng của sơn ca, họa mi, ếch xanh, ve sầu,...Đó chính là những giai điệu sinh động, là bản hòa tấu khúc nhạc của ngày mới. Để biết được rõ hơn những âm thanh kì diệu này của cuộc sống, chúng ta cùng vào bài học ngày hôm nay - Chủ đề 1: Rộn ràng ngày mới.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Khởi hành

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS bước đầu biết sử dụng ngôn ngữ kết hợp hình ảnh, cử chỉ để trình bày thông tin và ý tưởng; bước đầu cảm nhận về đặc trưng của âm thanh trong cuộc sống và trong âm nhạc.

b. Nội dung: HS nghe GV hướng dẫn, HS thảo luận, trao đổi, thực hiện nhiệm vụ.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời, hoạt động của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV giới thiệu bức tranh chủ đề, câu chuyện Sơn ca đi nghe hòa nhạc sgk trang 6,7.

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

Câu 1: Em hãy nêu tên và những sự vật có trong tranh?

Câu 2: Sự vật nào có thể phát ra âm thanh? Hình dung và tạo ra âm thanh của từng sự vật theo cách riêng của em.

- GV kể chuyện theo tranh, yêu cầu HS chú ý lắng nghe những thông tin chính:

+ Sáng nay, sơn ca dậy sớm nhưng dường như tâm trạng háo hức hơn mọi khi, vì sơn ca sẽ đi xem buổi hoà nhạc sắp diễn ra cạnh đâm nước trong khu rừng xinh đẹp. Trên đường đi, sơn ca cất tiếng hót líu lo hoà cùng tiếng gió xảo xạc, tiếng nước róc rách; đan xen còn có âm thanh gọi nhau của các bạn khác trong khu rừng. Đó là tiếng bác gấu gọi đàn con; tiếng cười đùa vui mừng, háo hức của các bạn sóc; tiếng các bạn muông thú cùng rủ nhau mau đến xem hoà nhạc. Khi đến nơi, sơn ca nhìn thấy những nghệ sĩ đã đến từ lúc nào, họ đang chuẩn bị các nhạc cụ của mình để biểu diễn trước sự háo hức chờ đợi của tất cả khán giả.

+ Giây phút mong chờ nhất cũng đã đến. Buổi hoà nhạc bắt đầu bằng những màn biểu diễn ấn tượng, cuốn hút của các nghệ sĩ. Mở đầu chương trình là âm thanh du dương được tạo ra bởi tiếng đàn cò của bác dế, rồi tiếng tùng tùng của anh cào cào đang gõ trống. Tiếp theo là tiếng sáo vi vu của bạn ong và tiếng đàn kìm tích tịch tình tang do bạn bọ cánh cam thực hiện. Bản hoà tấu mỗi lúc một sinh động hơn với phần cốc cách của anh chuồn chuồn gõ thanh phách. Tiếng các nhạc cụ hoà tấu với nhau nghe mới thật hay và hấp dẫn làm sao, nhưng có lẽ phần được chờ đợi nhất là tiếng hát của ca sĩ ếch. Và rồi giọng hát của nhân vật chính cũng cất lên, lúc đó mọi tiếng nói dường như đều ngưng lại, cả một góc rừng chỉ còn là âm thanh tuyệt vời của ca sĩ và dàn nhạc.

+ Buổi hoà nhạc cuối cùng cũng kết thúc trước sự tiếc nuối của khán giả, cùng lời hẹn cho buổi biểu diễn sau. Sơn ca trở về nhà và kể cho bạn bè mình về buổi hoà nhạc đây thú vị.

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Trong câu chuyện, có những âm thanh nào?

- GV yêu cầu HS bắt chước lại các âm thanh trong câu chuyện.

- GV chia HS thành 3 nhóm. Mỗi nhóm thực hiện một mẫu vận động như: kèn - trumpet - tu tù tu, triangle - keng keng keng, trống nhỏ - tùng cắc tùng theo tiết tấu như trong sgk

- GV yêu cầu HS thực hiện hoà tấu với nhau, có thể hát theo dạng nối tiếp, móc xích....

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

+ HS lắng nghe và thực hiện theo yêu cầu của GV.

+ GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Các nhóm hs báo cáo kết quả thực hiện hoạt động

- Nhóm khác nhận xét, bổ xung

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuyển sang nội dung mới.

1. Khởi hành

a. Câu chuyện Sơn Ca đi nghe hòa nhạc

Câu 1: Tên những sự vật có trong tranh:

- Sơn ca.

- Ếch con.

- Bọ cánh cứng.

- Ong.

- Châu chấu.

- Chuồn chuồn.

- Dễ trũi.

Câu 2: Những sự vật có thể phát ra âm thanh và hình dung âm thanh của từng sự vật theo cách riêng của em:

- Sơn ca: líu lo.

- Ếch con: ộp ộp.

- Chuồn chuồn: gõ cốc cách.

- Trong câu chuyện, có những âm thanh: líu lo, xào xạc, róc rách, tùng tùng, tích tích tình tang, cốc cách.

b. Trò chơi vận động: Bản hòa tấu vui nhộn

- Các nhóm HS thực hiện một mẫu vận động theo yêu cầu của GV.

- HS thực hiện hoà tấu với nhau.

Hoạt động 2: Hành trình

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nhận biết được và bày tỏ tình cảm của bản thân sau khi nghe bài hát Ngày mùa vui; hát bài Ngày mùi vui; biết vận động cơ thể phù hợp với nhịp điệu; bước đầu chơi nhạc cụ đúng tư thế, thể hiện đúng trường độ các mẫu tiết tấu.

b. Nội dung: HS nghe GV hướng dẫn, HS thảo luận, trao đổi, thực hiện nhiệm vụ.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời, hoạt động của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV giới thiệu cho HS hình ảnh về việc thu hoạch mùa màng và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em hãy mô tả cảnh sinh hoạt ngày mùa?

- GV giới thiệu bài hát Ngày mùa vui. Dân ca Thái, lời mới Hoàng Lân.

- GV dạy hát theo các hình thức đơn ca, song ca, tốp ca.

- GV cho HS chơi trò chơi: GV cho HS nghe trước 5 nốt Đô, Rê, Mi, Son, La. GV đánh nốt trên đàn và yêu cầu HS trả lời tên nốt.

- GV hướng dẫn HS luyện tập theo mẫu 5 âm theo kí hiệu bàn tay.

- GV cho HS thực hành bài đọc nhạc.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

HS quan sát, lắng nghe và thực hiện yêu cầu.

GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS thực hành đọc nhạc theo hướng dẫn của GV.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét

2. Hành trình

a. Hát bài Ngày mùa vui

- Mô tả cảnh sinh hoạt ngày mùa: người dân bước chân nhịp nhàng gánh lúa, phơi thóc. Qua đó, chúng ta cần trân trọng công sức lao động của những người nông dân.

- HS hát theo và có sự vận động cơ thể.

b. Đọc nhạc

- HS đoán tên nốt nhạc.

- HS luyện tập theo mẫu 5 âm.

- HS vừa đọc nhạc vừa kết hợp vận động theo nhịp điệu như: vỗ tay, gõ bàn, lắc lư, bước,...

IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ

Hình thức đánh giá

Phương pháp đánh giá

Công cụ đánh giá

Ghi chú

Sự tích cực, chủ động của HS trong quá trình tham gia các hoạt động học tập

Vấn đáp, kiểm tra miệng

Phiếu quan sát trong giờ học

Sự hứng thú, tự tin khi tham gia bài học

Kiểm tra viết

Thang đo, bảng kiểm

Thông qua nhiệm vụ học tập, rèn luyện nhóm, hoạt động tập thể,…

Kiểm tra thực hành

Hồ sơ học tập, phiếu học tập, các loại câu hỏi vấn đáp

Giáo án lớp 2 môn Mĩ thuật sách Chân trời

Chủ đề: ĐẠI DƯƠNG MÊNH MÔNG

Bài 1: BẦU TRỜI VÀ BIỂN

(Thời lượng 2 tiết * Học tiết 1)

I. MỤC TIÊU:

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt.

- Kể tên được một số màu đậm, màu nhạt, nêu được cách phối hợp các màu đậm, nhạt trong các sản phẩm mĩ thuật.

- Cảm nhận được sự hài hòa, chuyển động của chấm, nét, hình, màu,…trong các sản phẩm mĩ thuật.

- Tạo được sản phẩm mĩ thuật về cảnh vật và sự sống dưới đại dương theo hình thức vẽ, xé và cắt, dán.

- Nhận ra vẻ đẹp của đại dương, yêu thiên nhiên và có ý thức giữ gìn môi trường sạch, đẹp.

2. Năng lực.

2.1. Năng lực chung:

- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.

2.2. Năng lực chuyên biệt:

- Bước đầu hình thành một số tư duy về chấm, nét, hình, màu trong mĩ thuật

Tạo ra được các sản phẩm mĩ thuật về cảnh vật và sự sống dưới đại dương theo nhiều hình thức.

2.3. Phẩm chất.

- Bồi dưỡng tình yêu thương giũa con người và các con vật sống dưới đại dương mênh mông.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:

1. Đối với giáo viên.

- Giáo án, SGK, SGV.

- Ảnh, tranh vẽ bầu trời và biển, video về các con vật dưới đại dương.

2. Đối với học sinh.

- SGK.

- Giấy vẽ, bút chì, tẩy, màu vẽ, kéo, hồ dán.

II. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

III. HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ.

HOẠT ĐỘNG 1: Nhận biết màu sắc.

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

* Hoạt động khởi động:

- GV: Cho HS hát bài hát đầu giờ.

- Tổ chức cho HS chơi trò chơi.

a. Mục tiêu:

- Gọi tên được các màu. Pha được màu và chỉ ra được màu cho cảm giác đậm, nhạt.

b. Nhiệm vụ của GV.

- Khuyến khích HS quan sát các lọai màu pha màu và thảo luận về màu mới được tạo ra để nhận biết và cảm nhận nhóm màu đậm và màu nhạt.

c. Gợi ý cách tổ chức.

- Khuyến khích HS:

- Quan sát hộp màu và chỉ ra các màu đậm các màu nhạt trong đó.

- Pha các màu cơ bản thành những màu khác và chỉ ra nhóm màu nhạt.

- Đặt câu hỏi để HS suy nghĩ và trả lời.

- GV yêu cầu HS quan sát hình SGK (Trang 6) và trả lời câu hỏi?

d. Câu hỏi gợi mở:

- Theo em có mấy bước để vẽ tranh về bầu trời và mặt biển.

- Bước nào đượ vẽ bằng nhiều nét?

- Bước nào có vẽ màu đậm, màu nhạt?

- Câu 1: Theo em, màu đậm là những màu nào?

- Câu 2: Theo em, màu nhạt là những màu nào?

- GV yêu cầu HS pha các cặp màu cơ bản, thảo luận theo nhóm và trả lời câu hỏi:

- Câu 3: Sau khi pha các cặp màu cơ bản, ta được những màu gì?

- Câu 4: Nhóm màu pha với màu vàng cho ta cảm giác đậm hay nhạt?

- Câu 5: Màu xanh lam, xanh lá, tím cho ta cảm giác gì?

- Câu 6: Màu đỏ, nâu, cam cho ta cảm giác gì

+ Bước 1: HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu.

* GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

+ Bước 2: GV gọi HS đại diện đứng dậy trả lời.

* GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung.

+ Bước 3: GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới: Các màu cơ bản có thể pha trộn với nhau để tạo ra các màu sắc mới có độ đậm, nhạt khác nhau.

* GV chốt: Vậy là các em đã hiểu và thực hành các bước vẽ tranh về biển, có các khối màu đậm, màu nhạt ở hoạt động 1.

- HS hát đều và đúng nhịp.

- HS cùng chơi.

- HS ghi nhớ.

- HS quan sát các lọai màu pha màu và thảo luận về màu

- HS quan sát hộp màu và chỉ ra các màu đậm các màu nhạt.

- HS trả lời:

- HS trả lời:

- HS thực hành, và trả lời.

- Câu 1: Màu đậm là những màu: đen, nâu, da cam, xanh da trời, tím,..

- Câu 2: Màu nhạt là những màu: trắng, vàng, hồng,...

- Câu 3: Sau khi pha các cặp màu cơ bản, ta sẽ có màu: Vàng + đỏ = cam Xanh dương + vàng = lục

Xanh dương + đỏ = nâu

- Câu 4: Nhóm màu pha vưới màu vàng cho ta cảm giác đậm.

- Câu 5: Màu xanh lam, xanh lá, tím cho ta cảm giác nhạt.

- Câu 6: Màu đỏ, nâu, cam cho ta cảm giác đậm.

- HS thực hiện yêu cầu.

- HS trả lời.

- HS lắng nghe, cảm nhận.

- HS lắng nghe, ghi nhớ.

* GV dẫn dắt vấn đề:

- Bầu trời, biển cả cũng như đại dương xanh bao la ẩn chứa biết bao điều diệu kì và mới lạ. Đã bao giờ các em vẽ cho mình những bức tranh về đại dương xanh mênh mông? Các em có biết phối màu cho bức tranh về bầu trời và biển thêm lung linh và rực rỡ? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu bài học đầu tiên Bài 1: Bầu trời và biển để vẽ được một bức tranh về bầu trời và biển sinh động hơn.

KIẾN THẠO KIẾN THỨC -KĨ NĂNG:

HOẠT ĐỘNG 2: Cách vẽ tranh bầu trời và biển.

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

a. Mục tiêu:

- Tạo được bức tanh thiên nhiên có sử dụng màu đậm, màu nhạt.

b. Nhiệm vụ của GV.

- Khuyến khích HS quan sát các lọai màu pha màu và thảo luận về màu mới được tạo ra để nhận biết và cảm nhận nhóm màu đậm và màu nhạt.

c. Gợi ý cách tổ chức.

- GV yêu cầu HS quan sát hình SGK trang 7 và trả lời câu hỏi?

- Khơi gợi để HS nhắc lại và cùng ghi nhớ các bước thực hành vẽ tranh với màu đậm, và màu nhạt.

d. Câu hỏi gợi mở:

- Theo em, mấy bước để vẽ tranh về bầu trời và biển?

- Bước nào được vẽ bằng nhiều nét?

- Bước nào có vẽ màu đậm, màu nhạt?

+ HS thực hiện nhiệm vụ học tập.

- HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

+ Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận.

- Đại diện nhóm báo cáo kết quả thảo luận

- Nhóm khác nhận xét, bổ xung.

+ Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập.

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới:

- Màu sắc có thể tạo nên đậm, nhạt trong tranh.

* GV chốt: Vật là các em đã biết màu sắc có thể tạo nên đậm, nhạt trong tranh ở hoạt động 2.

* Nhận xét, dặn dò.

- Củng cố tiết học, nhận xét HS hoàn thành, và chưa hoàn thành.

- Chuẩn bị tiết sau.

- HS lắng nghe, ghi nhớ.

- HS quan sát các lọai màu pha màu và thảo luận.

- HS quan sát hình SGK và trả lời câu hỏi?

- HS trả lời.

- Theo em, 3 bước chính để vẽ một bức tranh về bầu trời và biển?

- Vẽ nét tạo ranh giới trời và biển.

- Vẽ hình mặt trời và sóng nước bằng nét màu.

- Vẽ màu cho phù hợp với bầu trời và mặt biển.

- Bước được vẽ bằng nhiều nét là bước 2.

- Bước có vẽ màu đậm, màu nhạt là bước 3.

- HS lắng nghe, cảm nhận.

- HS lắng nghe, ghi nhớ.

Bổ sung: ……………………………………………………………………………

Giáo án lớp 2 môn Giáo Dục thể chất sách Chân trời

CHỦ ĐỀ 1: ĐỘI HÌNH ĐỘI NGŨ

Ngày soạn:

Bài 1: BIẾN ĐỔI ĐỘI HÌNH TỪ MỘT HÀNG DỌC THÀNH HAI, BA HÀNG DỌC VÀ NGƯỢC LẠI.

(tiết 1)

I. Mục tiêu bài học

1. Về phẩm chất: Bài học góp phần bồi dưỡng cho học sinh các phẩm chất cụ thể:

- Đoàn kết, nghiêm túc, tích cực trong tập luyện và hoạt động tập thể.

- Tích cực tham gia các trò chơi vận động, có trách nhiệm trong khi chơi trò chơi và hình thành thói quen tập luyện TDTT.

2. Về năng lực:

2.1. Năng lực chung:

- Tự chủ và tự học: Tự xem trước khẩu lệnh, cách thực hiện biến đổi đội hình từ một hàng dọc thành hai, ba hàng dọc và ngược lại trong sách giáo khoa.

- Giao tiếp và hợp tác: Biết phân công, hợp tác trong nhóm để thực hiện các động tác và trò chơi.

2.2. Năng lực đặc thù:

- NL chăm sóc SK: Biết thực hiện vệ sinh sân tập, thực hiện vệ sinh cá nhân để đảm bảo an toàn trong tập luyện.

- NL vận động cơ bản: Thực hiện được khẩu lệnh, cách thực hiện biến đổi đội hình từ một hàng dọc thành hai, ba hàng dọc và ngược lại

II. Địa điểm – phương tiện

- Địa điểm: Sân trường

- Phương tiện:

+ Giáo viên chuẩn bị: Tranh ảnh, trang phục thể thao, còi phục vụ trò chơi.

+ Học sinh chuẩn bị: Giày thể thao.

1. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học

- Phương pháp dạy học chính: Làm mẫu, sử dụng lời nói, tập luyện, trò chơi và thi đấu.

- Hình thức dạy học chính: Tập luyện đồng loạt (tập thể), tập theo nhóm.

2. Tiến trình dạy học

Thể Dục lớp 2Thể Dục lớp 2

CHỦ ĐỀ 1: ĐỘI HÌNH ĐỘI NGŨ

Ngày soạn:

Bài 1: BIẾN ĐỔI ĐỘI HÌNH TỪ MỘT HÀNG DỌC THÀNH HAI, BA HÀNG DỌC VÀ NGƯỢC LẠI.

(tiết 1)

I. Mục tiêu bài học

1. Về phẩm chất: Bài học góp phần bồi dưỡng cho học sinh các phẩm chất cụ thể:

- Đoàn kết, nghiêm túc, tích cực trong tập luyện và hoạt động tập thể.

- Tích cực tham gia các trò chơi vận động, có trách nhiệm trong khi chơi trò chơi và hình thành thói quen tập luyện TDTT.

2. Về năng lực:

2.1. Năng lực chung:

- Tự chủ và tự học: Tự xem trước khẩu lệnh, cách thực hiện biến đổi đội hình từ một hàng dọc thành hai, ba hàng dọc và ngược lại trong sách giáo khoa.

- Giao tiếp và hợp tác: Biết phân công, hợp tác trong nhóm để thực hiện các động tác và trò chơi.

2.2. Năng lực đặc thù:

- NL chăm sóc SK: Biết thực hiện vệ sinh sân tập, thực hiện vệ sinh cá nhân để đảm bảo an toàn trong tập luyện.

- NL vận động cơ bản: Thực hiện được khẩu lệnh, cách thực hiện biến đổi đội hình từ một hàng dọc thành hai, ba hàng dọc và ngược lại

II. Địa điểm – phương tiện

- Địa điểm: Sân trường

- Phương tiện:

+ Giáo viên chuẩn bị: Tranh ảnh, trang phục thể thao, còi phục vụ trò chơi.

+ Học sinh chuẩn bị: Giày thể thao.

1. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học

- Phương pháp dạy học chính: Làm mẫu, sử dụng lời nói, tập luyện, trò chơi và thi đấu.

- Hình thức dạy học chính: Tập luyện đồng loạt (tập thể), tập theo nhóm.

2. Tiến trình dạy học

Thể Dục lớp 2Thể Dục lớp 2

Mời các bạn tải về để xem trọn file mẫu giáo án lớp 2 cả năm!

Chia sẻ, đánh giá bài viết
25
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án điện tử lớp 2

    Xem thêm