Giáo án Mĩ thuật Đan Mạch lớp 1 bài 6: Ông mặt trời vui tính - Tiết 1
Giáo án Mĩ thuật Đan Mạch lớp 1
Giáo án Mĩ thuật Đan Mạch lớp 1 bài 6: Ông mặt trời vui tính - Tiết 1 bao gồm tất cả nội dung giảng dạy các bài Mĩ thuật theo phương pháp Đan Mạch trong chương trình học lớp 1 với các kiến thức tổng quát, được trình bày chi tiết và khoa học giúp giáo viên dễ dàng truyền tải bài giảng đến học sinh nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy.
Giáo án Mĩ thuật Đan Mạch lớp 1 bài 5: Em và bạn em - Tiết 2
Giáo án Mĩ thuật Đan Mạch lớp 1 bài 5: Em và bạn em - Tiết 3
Giáo án Mĩ thuật Đan Mạch lớp 1 bài 6: Ông mặt trời vui tính - Tiết 2
I. Mục tiêu
- Nhận ra và nêu được hình dạng và màu sắc của mặt trời.
- Phát huy được trí tưởng tượng trong quá trình thể hiện hình ảnh để vẽ mặt trời và vẽ màu theo ý thích.
- Giới thiệu nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn.
II. Chuẩn bị:
Màu vẽ, giấy vẽ, giấy màu, CD hỏng, đĩa giấy….
III. Các hoạt động dạy học
Khởi động
TIẾT 1
GIÁO VIÊN | HỌC SINH |
Hoạt động 1: Tìm hiểu - Giáo viên cho học sinh quan sát các hình ảnh mặt trời trong hình 6.1 và trả lời câu hỏi. + Hình dáng màu sắt của mặt trời như thế nào. + Hình ảnh, màu sắc của thiên nhiên xung quanh mặt trời như thế nào? - Giáo viên cho học sinh quan sát hình 6.2 để tìm hiểu về: + Các đường nét, hình vẽ có trong mỗi bức tranh. + Sự khác nhau của các hình vẽ và màu sắc. + Cách thể hiện khuôn mặt vui vẻ, ngộ nghĩnh của mặt trời. Hoạt động 2: Cách thực hiện: - Giáo viên cho học sinh tham khảo các bước vẽ mặt trời trong hình 6.3. - Giáo viên hướng dẫn các bước vẽ - Giáo viên: Để vẽ mặt trời, em có thể tưởng tượng mặt trời với nét mặt vui vẻ, ngộ nghĩnh. - Em có thể vẽ các hình ảnh rồi trang trí bằng các nét đậm, nét nhạt hoặc vẽ màu. - Em vẽ màu theo ý thích nhưng cần chí ý đậm, nhạt để bài vẽ sinh động. - GV cho học sinh tham khảo một số bức tranh vẽ mặt trời trong hình 6.4 | - HS quan sát và thảo luận theo nhóm 4. - Đại diện nhóm trả lời - Học sinh quan sát hình 6.2. - Học sinh trả lời. - Học sinh quan sát các bước vẽ - Học sinh chú ý theo dõi - HS chú ý lắng nghe - 1 vài HS nhắc lại - HS quan sát để có thêm ý tưởng tạo sản phẩm. |