Giáo án môn Thủ công lớp 2 bài 5
Giáo án Thủ công lớp 2
Giáo án môn Thủ công 2 bài 5: Gấp thuyền phẳng đáy có mui bao gồm tất cả nội dung giảng dạy trong chương trình học lớp 2 với các kiến thức tổng quát, được trình bày chi tiết và khoa học giúp giáo viên dễ dàng truyền tải bài giảng đến học sinh nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy.
I/ Mục tiêu:
- Biết cách gấp thuyền phẳng đáy có mui. Gấp được thuyền phẳng đáy có mui. Các nếp gấp tương đối phẳng, thẳng.
- Với học sinh khéo tay: Gấp được thuyền phẳng đáy có mui. Hai mui thuyền cân đối. Các nếp gấp phẳng, thẳng.
- Giáo dục các em biết tiết kiệm nguyên vật liệu, thu gom giấy rác, học sinh hứng thú và yêu thích gấp thuyền
II – GV CHUẨN BỊ:
Giáo viên:
- Mẫu thuyền phẳng đáy có mui được gấp bằng giấy thủ công hoặc giấy màu tương đương khổ A3 hoặc A4. Mẫu thuyền phẳng đáy không mui được gấp bằng giấy thủ công.
- Quy trình gấp thuyền phẳng đáy có mui. Giấy màu khổ A 4.
HS: Giấy nháp.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra đồ dùng học tập của môn thủ công (giấy nháp).
- Nhận xét bài cũ.
2. Bài mới: Giới thiệu bài – ghi bảng.
Hoạt động của thầy | Hoạt động của trò |
Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét - Cho học sinh quan sát mẫu thuyền phẳng đáy có mui và nêu câu hỏi về hình dáng, màu sắc của mui thuyền, hai bên mạn thuyền, đáy thuyền. - GV yêu cầu 1 H lên mở thuyền mẫu và cho biết thuyền được gấp từ tờ giấy thủ công hình gì? - GV cho H quan sát mẫu gấp thuyền phẳng đáy không mui - So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa thuyền phẳng đáy có mui và thuyền phẳng đáy không mui. - Kết luận: Cách gấp hai loại thuyền tương tự nhau, chỉ khác ở bước tạo mui thuyền. - GV mở dần mẫu thuyền phẳng đáy có mui cho đến khi là tờ giấy hình chữ nhật ban đầu. Sau đó gấp lại theo nếp gấp để được thuyền mẫu giúp học sinh sơ bộ biết được cách gấp thuyền phẳng đáy có mui. Hoạt động 2: GV hướng dẫn mẫu: - Gv treo tranh quy trình – Yêu cầu hs quan sát. - Giáo viên gấp mẫu. - Gv thao tác từng bước gấp thuyền phẳng đáy không mui. Giải thích từng bước. - Lưu ý hs sau mỗi lần gấp miết kĩ các nếp gấp. Bước 1: Gấp tạo mui thuyền. - Đặt ngang tờ giấy hình chữ nhật trên bàn, mặt kẻ ô trên. Gấp hai đầu tờ giấy vào khoảng 2 – 3 ô như hình 1 sẽ được hình 2, miết dọc theo 2 đường đã gấp cho phẳng. - Các bước gấp tương tự như gấp thuyền phẳng đáy không mui. Bước 2: Gấp các nếp gấp cách đều. - Gấp đôi tờ giấy theo hình dấu gấp hình 2 được hình 3. - Gấp đôi mặt trước của hìng 3 được hình 4. - Lật hình 4 ra mặt sau, gấp đôi như mặt trước được hình 5. Bước 3: Gấp tạo thân và mũi thuyền. - Gấp theo đường dấu gấp của hình 5 sao cho cạnh ngắn trùng với cạnh dài được hình 6. Tương tự gấp theo đường dấu gấp của hình 6 được hình 7. - Lật hình 7 ra mặt sau, gấp 2 lần giống nhau như hình 5, hình 6 được hình 8. - Gấp theo dấu gấp hình 8 được hình 9. - Lật hình 9 ra mặt sau gấp như mặt trước được hình 10. Bước 4: Tạo thuyền phẳng đáy có mui. - Lách 2 ngón tay cái vào trong hai mép giấy, các ngón còn lại cầm ở 2 bên phía ngoài, lộn các nếp gấp vào trong lòng thuyền được thuyền giống như hình 11. - Dùng ngón trỏ nâng phần giấy gấp ở hai đầu thuyền lên như hình 12 được thuyền phẳng dáy có mui (H.13) GV gọi 1HS lên thao tác lại các bước gấp thuyền phẳng đáy có mui - Cho cả lớp nhận xét thao tác gấp của bạn. - Gv quan sát, uốn nắn các thao tác gấp của hs . Hoạt động 3: Cho học sinh thực hành gấp thuyền phẳng đáy có mui bằng giấy nháp. - Thực hiện từng thao tác. | - Quan sát mẫu gấp và nhận xét - HCN. - Quan sát - Nhận xét. - Giống nhau: Về hình dáng của thân thuyền, đáy thuyền và mũi thuyền, về các nếp gấp. - Khác nhau: Một loại có mui ở hai đầu và một loại không có mui. - Hs quan sát - theo dõi - Hs quan sát tranh quy trình nêu các bước gấp. - Hs quan sát lắng nghe. - Theo dõi GV gấp mẫu - Theo dõi. - 1HS lên gấp. - Cả lớp nhận xét thao tác gấp của bạn. - Cả lớp gấp bằng giấy ô li. - Với học sinh khéo tay: Gấp được thuyền phẳng đáy có mui. Hai mui thuyền cân đối. Các nếp gấp phẳng, thẳng. |