Giáo án Mỹ thuật lớp 7 bài 26

Giáo án môn Mỹ thuật lớp 7

Giáo án Mỹ thuật lớp 7 bài 26: Thường thức mỹ thuật - Một số tác gia, tác phẩm tiêu biểu của Mỹ thuật Việt Nam từ cuối thế kỉ XIX đến năm 1954 được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Mỹ thuật 7 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

I. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức: Học sinh nắm bắt được khái quát về thân thế và sự nghiệp của một số họa sĩ và cảm nhận được vẻ đẹp về nội dung lẫn nghệ thuật của một số tác phẩm tiêu biểu.

2. Kỹ năng: Học sinh phân biệt được tác phẩm mỹ thuật trong từng giai đoạn lịch sử. Hiểu thêm về phong cách sáng tác và kỹ thuật sử dụng chất liệu trong tranh của các họa sĩ.

3. Thái độ: Học sinh yêu thích môn học, nhận thức đúng đắn về nghệ thuật dân tộc, có thái độ trân trọng, giữ gìn những giá trị văn hóa của dân tộc.

II. Chuần bị:

1. Đồ dùng dạy học:

Giáo viên: Tranh ảnh về các tác phẩm mỹ thuật giai đoạn cuối TK XIX đến 1954.

Học sinh: Đọc trước bài, sưu tầm tranh ảnh.

2. Phương pháp dạy học:

  • Trực quan
  • Vấn đáp
  • Thảo luận

III. Tiến trình dạy học:

1. Ổn định tổ chức: Giáo viên kiểm tra sĩ số và sự chuẩn bị của học sinh.

2. Kiểm tra bài cũ: Nêu những hoạt động của MT Việt Nam từ năm 1945 đến 1954 ?

3. Bài mới:

* Giới thiệu bài: Tiết học trước các em đã tìm hiểu khái quát về MT Việt Nam giai đoạn từ TK 19 đến năm 1954. Để giúp các em hiểu sâu sắc hơn về thân thế và sự nghiệp của các họa sĩ tiêu biểu trong giai đoạn này, hôm nay cô trò chúng ta cùng nhau nghiên cứu bài “Một số tác giả và tác phẩm tiêu biểu của MT Việt Nam giai đoạn từ cuối TK 19 đến năm 1954”.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

NỘI DUNG

HOẠT ĐỘNG 1:

Hướng dẫn HS tìm hiểu về tiểu sử một số họa sĩ.

Nhóm 1: Tìm hiểu về họa sĩ Nguyễn Phan Chánh.

- GV cho HS trình bày kết quả thảo luận và yêu cầu các nhóm khác tham gia góp ý.

- HS trình bày kết quả thảo luận và yêu cầu các nhóm khác tham gia góp ý.

- GV yêu cầu HS quan sát tranh “Chơi ô ăn quan” và nêu nhận xét của mình về nội dung, hình thức thể hiện và chất liệu của tác phẩm.

- HS quan sát tranh “Chơi ô ăn quan” và nêu nhận xét của mình về nội dung, hình thức thể hiện và chất liệu của tác phẩm.

- GV tổng kết một số nét chính về tiểu sử của tác giả và phân tích những điểm nổi bật về nội dung lẫn hình thức thể hiện của tác phẩm.

- Quan sát GV tóm tắt tiểu sử tác giả và phân tích tác phẩm.

Nhóm 2: Tìm hiểu về họa sĩ Tô Ngọc Vân.

- GV cho HS trình bày kết quả thảo luận và yêu cầu các nhóm khác tham gia góp ý.

- HS trình bày kết quả thảo luận và yêu cầu các nhóm khác tham gia góp ý.

- GV yêu cầu HS quan sát tranh “Nghỉ chân bên đồi” và nêu nhận xét của mình về nội dung, hình thức thể hiện và chất liệu của tác phẩm.

- HS quan sát tranh “Nghỉ chân bên đồi” và nêu nhận xét của mình về nội dung, hình thức thể hiện và chất liệu của tác phẩm.

- GV tổng kết một số nét chính về tiểu sử của tác giả và phân tích những điểm nổi bật về nội dung lẫn hình thức thể hiện của tác phẩm.

- Quan sát GV tóm tắt tiểu sử tác giả và phân tích tác phẩm.

Nhóm 3: Tìm hiểu về họa sĩ Nguyễn Đỗ Cung.

- GV cho HS trình bày kết quả thảo luận và yêu cầu các nhóm khác tham gia góp ý.

- HS trình bày kết quả thảo luận và yêu cầu các nhóm khác tham gia góp ý.

- GV yêu cầu HS quan sát tranh “Du kích tập bắn” và nêu nhận xét của mình về nội dung, hình thức thể hiện và chất liệu của tác phẩm.

- HS quan sát tranh “Du kích tập bắn” và nêu nhận xét của mình về nội dung, hình thức thể hiện và chất liệu của tác phẩm.

- GV tổng kết một số nét chính về tiểu sử của tác giả và phân tích những điểm nổi bật về nội dung lẫn hình thức thể hiện của tác phẩm.

- Quan sát GV tóm tắt tiểu sử tác giả và phân tích tác phẩm.

Nhóm 4: Tìm hiểu về nhà điêu khắc - họa sĩ Diệp Minh Châu.

- GV cho HS trình bày kết quả thảo luận và yêu cầu các nhóm khác tham gia góp ý.

- HS trình bày kết quả thảo luận và yêu cầu các nhóm khác tham gia góp ý.

- GV yêu cầu HS quan sát tranh “Bác Hồ với thiếu nhi ba miền Bắc, Trung, Nam” và nêu nhận xét của mình về nội dung, hình thức thể hiện và chất liệu của tác phẩm.

- HS quan sát tranh “Bác Hồ với thiếu nhi ba miền Bắc, Trung, Nam” và nêu nhận xét của mình về nội dung, hình thức thể hiện và chất liệu của tác phẩm.

- GV tổng kết một số nét chính về tiểu sử của tác giả và phân tích những điểm nổi bật về nội dung lẫn hình thức thể hiện của tác phẩm.

- Quan sát GV tóm tắt tiểu sử tác giả và phân tích tác phẩm.

I. Họa sĩ Nguyễn Phan Chánh (1892 - 1984).

- Ông sinh tại Hà Tĩnh, tốt nghiệp CĐMT Đông Dương khóa đầu tiên 1925-1930. Ông chuyên vẽ tranh lụa, tranh của ông rung động lòng người ở tình cảm chân thật, trữ tình và đậm đà tâm hồn Việt Nam. Ông được trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật. Tác phẩm tiêu biểu: Chơi ô ăn quan, rửa rau cầu ao, sau giờ trực chiến…

II. Họa sĩ Tô Ngọc Vân (1906 – 1954).

- Ông quê ở Hưng Yên, tốt nghiệp CĐMT Đông Dương năm 1931. trước cách mạng tháng 8 ông chuyên vẽ tranh về các thiếu nữ thị thành đài các (Thiếu nữ bên hoa Huệ, Hai thiếu nữ và em bé..) Trong kháng chiến ông chuyển hẳn sang vẽ về đề tài cách mạng. Tác phẩm tiêu biểu: Dân quân đứng gác, nghỉ chân bên đồi, hành quân qua suối và nhiều tập ký họa có giá trị.

III. Họa sĩ Nguyễn Đỗ Cung (1912 – 1977).

- Ông sinh tại Hà Nội, tốt nghiệp CĐMT Đông Dương năm 1934. cách mạng tháng 8 thành công ông nhanh chóng có mặt và hoạt động sôi nổi. Trong kháng chiến ông vừa sáng tác vừa tham gia đào tạo họa sĩ trẻ. Ông là người có công lớn trọng việc xây dựng bảo tàng mỹ thuật Việt Nam. Tác phẩm tiêu biểu: Du kích tập bắn, làm kíp lựu đạn, khai hội, cuộc họp…

IV. Nhà điêu khắc - họa sĩ Diệp Minh Châu (1919 – 2002).

- Ông sinh tại Bến Tre, tốt nghiệp CĐMT Đông Dương năm 1945. ông là người tiêu biểu cho thế hệ họa sĩ trẻ miền Nam đi theo kháng chiến và là người luôn trăn trở, say mê sáng tạo nghệ thuật. Tác phẩm tiêu biểu: Tranh Bác Hồ với thiếu nhi ba miền Trung, Nam, Bắc, Tượng Võ Thị Sáu, Hương sen…

Đánh giá bài viết
2 370
Sắp xếp theo

    Giáo án lớp 7

    Xem thêm