Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án Mỹ thuật lớp 7 bài 30

Giáo án môn Mỹ thuật lớp 7

Giáo án Mỹ thuật lớp 7 bài 30: Thường thức mỹ thuật - Một số tác gia, tác phẩm tiêu biểu của mĩ thuật Ý thời kì Phục Hưng được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Mỹ thuật 7 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

I. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức: Học sinh nắm bắt được thân thế, sự nghiệp và một số tác phẩm tiêu biểu của các họa sĩ tài danh thời kỳ Phục Hưng.

2. Kỹ năng: Học sinh nhanh nhẹn trong việc xác định thể loại tranh, phong cách sáng tác và nhận biết được giá trị của tác phẩm thông qua nội dung và hình thức thể hiện.

3. Thái độ: Học sinh yêu thích môn học, tự hào về nền mỹ thuật thế giới, có thái độ trân trọng và giữ gìn những giá trị văn hóa của nhân loại.

II. Chuần bị:

1. Đồ dùng dạy học:

Giáo viên: Tranh ảnh về các tác phẩm mỹ thuật thời kỳ Phục Hưng.

Học sinh:Đọc trước bài, sưu tầm tranh ảnh.

2. Phương pháp dạy học:

  • Trực quan
  • Vấn đáp
  • Luyện tập

III. Tiến trình dạy học:

1. Ổn định tổ chức: Giáo viên kiểm tra sĩ số và sự chuẩn bị của học sinh.

2. Kiểm tra bài cũ:

3. Bài mới: GV kiểm tra bài tập: Vẽ tranh – An toàn giao thông.

* Giới thiệu bài: Tiết học trước các em đã tìm hiểu khái quát về MT Ý thời Phục hưng. Để củng cố kiến thức đã học và giúp các em nắm bắt kỹ hơn về thân thế, sự nghiệp của một số danh họa trong thời kỳ này, hôm nay cô, trò chúng ta cùng nhau nghiên cứu bài “Một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu của MT Ý thời kỳ Phục hưng”.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

KIẾN THỨC

- GV chia nhóm học tập và phân công nhiệm vụ:

HOẠT ĐỘNG 1:

+ Hướng dẫn HS tìm hiểu về họa sĩ Lêônađơvanhxi và tác phẩm “Mônalida”.

+ Nhóm 1: Nêu tóm tắt tiểu sử và nhận xét bức tranh “Mônalida” của họa sĩ Lêônađơvanhxi.

- GV cho HS trình bày kết quả thảo luận. Yêu cầu các nhóm khác nêu ý kiến nhận xét và kể tên một số tác phẩm khác của họa sĩ mà mình biết.

- HS trình bày kết quả thảo luận.

- Các nhóm khác nêu ý kiến nhận xét và kể tên một số tác phẩm khác của họa sĩ mà mình biết.

- GV tóm tắt lại và phân tích sâu hơn về hình thức thể hiện, chất liệu và nội dung của tác phẩm.

- Quan sát GV phân tích tranh.

HOẠT ĐỘNG 2:

+ Hướng dẫn HS tìm hiểu về họa sĩ Mikenlănggiơ và tác phẩm “Tượng Đavít”.

+ Nhóm 2: Nêu tóm tắt tiểu sử và nhận xét bức tranh “Tượng Đavít” của họa sĩ Mi-ken-lăng-giơ.

- GV cho HS trình bày kết quả thảo luận. Yêu cầu các nhóm khác nêu ý kiến nhận xét và kể tên một số tác phẩm khác của họa sĩ mà mình biết.

- HS trình bày kết quả thảo luận.

- Các nhóm khác nêu ý kiến nhận xét và kể tên một số tác phẩm khác của họa sĩ mà mình biết.

- GV tóm tắt lại đặc điểm của tác phẩm.

- Quan sát GV phân tích tranh.

HOẠT ĐỘNG 3:

+ Hướng dẫn HS tìm hiểu về họa sĩ Ra-pha-en và bức tranh “Trường học A-ten”.

+ Nhóm 3: Nêu tóm tắt tiểu sử và nhận xét bức tranh “Trường học A-ten” của họa sĩ Ra-pha-en.

- GV cho HS trình bày kết quả thảo luận. Yêu cầu các nhóm khác nêu ý kiến nhận xét và kể tên một số tác phẩm khác của họa sĩ mà mình biết.

- HS trình bày kết quả thảo luận.

- Các nhóm khác nêu ý kiến nhận xét và kể tên một số tác phẩm khác của họa sĩ mà mình biết.

- GV tóm tắt lại đặc điểm của tác phẩm.

- Quan sát GV phân tích tranh.

I. Họa sĩ Lê-ô-na-đơ-vanh-xi (1452 – 1520).

- Ông là một nhà bác học, kiến trúc sư, nhà điêu khắc và nhà lí luận tài năng. Con người trong tranh ông được diễn tả rất sống động, mẫu mực và gợi cảm. Tác phẩm tiêu biểu: Mô-na-li-da, buổi họp mặt kín, đức mẹ và chúa hài đồng…

- Bức tranh Mô-na-li-da được sáng tác vào năm 1503 được tác giả vẽ trong một thời gian dài và rất công phu. Bức tranh có sự quyến rũ bởi bên cạnh vẻ đẹp đôn hậu và nụ cười bí ẩn của thiếu phụ còn có ngọn núi xa xa như ẩn, hiện hòa vào với nhân vật. Bầu không khí trong tranh như thấm đẫm làn hơi nước trong suốt làm cho nhân vật trở nên sống động và huyền bí.

II. Họa sĩ Mi-ken-lăng-giơ (1475 – 1564).

- Ông là người đa tài, là tác giả nóc tròn nhà thờ thánh Pi-e, vẽ tranh trên vòm nhà thờ Xích-xtin và tác giả của nhiều pho tượng bất hủ. Ông là một trong những nghệ sĩ vĩ đại phản ánh sâu sắc nhất mâu thuẫn của thời đại mình thông qua các tác phẩm, hết lời ca ngợi vẻ đẹp con nguời theo lý tưởng thẩm mỹ của thời kỳ Phục hưng. Tác phẩm tiêu biểu: Tượng Đa-vít, hoàng hôn, bình minh, đức mẹ, bức tranh ngày phán xét cuối cùng…

- Tượng Đa-vít được ông sáng tác trong 2 năm được tạc bằng đá cẩm thạch cao 5,5m, mọi tỷ lệ trong bức tượng đều là mẫu mực của tỷ lệ cơ thể con người. Tượng Đa-vít mặc dù được tạc trong tư thế nghỉ ngơi nhưng vẫn khắc họa được khí phách kiên cường của chàng thiếu niên. Tượng được các trường nghệ thuật trên thế giới chọn làm mẫu mực để nghiên cứu và học tập.

III. Họa sĩ Ra-pha-en (1483 – 1520).

- Ông là họa sĩ đầy tài năng, sự nghiệp của ông vừa đồ sộ, vừa đa dạng. Tác phẩm của ông tiêu biểu cho sự trong trẻo, nền nếp với các nhân vật nữ dịu dàng, điềm đạm và đầy nữ tính. Ông để lại sự nghiệp hội họa đạt đến mẫu mực về bố cục và hình mảng. Tác phẩm tiêu biểu: Trường học A-ten, Đức mẹ ngồi trên ghế tựa, Đức mẹ ở nhà thờ Xích-xtin…

- Bức tranh Trường học A-ten miêu tả cuộc tranh luận của hai nhà hiền triết là Platông và Arixtốt về những bí ẩn của vũ trụ và tâm linh, xung quanh là đám đông thính giả đang mải mê theo dõi và bị lôi cuốn vào câu chuyện. Bức tranh dùng hình ảnh trường học A-ten để mô tả thời đại hoàng kim trong lịch sử văn hóa nhân loại.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
2
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án lớp 7

    Xem thêm