Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án Mỹ thuật lớp 7 bài 20

Giáo án môn Mỹ thuật lớp 7

Giáo án Mỹ thuật lớp 7 bài 20: Vẽ theo mẫu - Ký họa được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Mỹ thuật 7 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

I. Mục tiêu bài học:

  • HS biết thế nào là kí hoạ và cách kí hoạ.
  • Kí hoạ được một số đồ vật, cây, hoa, các con vật quen thuộc (đơn giản về hình và cấu trúc).
  • Thêm yêu quý cuộc sống xung quanh.

II. Chuẩn bị:

1. Giáo viên:

  • Chuẩn bị một số kí hoạ chân dung, kí hoạ cảnh, cây cối, hoa..
  • Hình minh hoạ cách kí hoạ.

2. Học sinh: Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ học tập, chọn một số mẫu hoa, lá để kí hoạ.

3. Phương pháp dạy học:

  • Phương pháp trực quan.
  • Phương pháp vấn đáp.
  • Phương pháp gợi mở.
  • Phương pháp luyện tập.

III. Tiến trình dạy - học:

1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp.

2. Kiểm tra bài cũ:(3')

Kiểm tra sự hoàn thành bài vẽ tiết trước của HS.

3. Bài mới:

Giới thiệu bài: (1')

Khi xây dựng các tác phẩm nghệ thuật, các hoạ sĩ chủ yếu dựa vào các bức kí hoạ nhanh của mình. Vậy kí hoạ là gì, cách kí hoạ như thế nào thì hôm nay chúng ta sẽ học cách kí hoạ qua bài 19.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

NỘI DUNG

HOẠT ĐỘNG 1:

Hướng dẫn HS tìm hiểu về khái niệm, đặc điểm của ký họa.

- GV cho HS xem một số bài vẽ ký họa. Yêu cầu HS nêu sự giống nhau và khác nhau giữa ký họa và vẽ theo mẫu.

- HS xem một số bài vẽ ký họa. Yêu cầu HS nêu sự giống nhau và khác nhau giữa ký họa và vẽ theo mẫu.

- GV phân tích một số bài ký họa ở nhiều dạng khác nhau (ký họa chi tiết, ký họa tổng thể, ký họa nhanh, ký họa sâu) làm nổi bật mục đích của ký họa.

- Quan sát GV phân tích mục đích của ký họa.

- GV yêu cầu HS nhận xét về các chất liệu ký họa trên một số bài vẽ mẫu. Từ đó gợi ý để các em thấy được chất liệu ký họa rất phong phú, thường là những chất liệu đơn giản, dễ sử dụng và gọn nhẹ

- HS nhận xét về các chất liệu ký họa trên một số bài vẽ mẫu.

I. Khái niệm.

- Ký họa là hình thức vẽ nhanh nhằm ghi lại những nét chính, chủ yếu nhất của đối tượng. Đồng thời ghi lại cảm xúc của người vẽ về thiên nhiên, con người, con vật.

- Chất liệu thường dùng để ký họa: Bút chì, bút dạ, bút sắt, màu nước, mực nho, than, sáp màu…

HOẠT ĐỘNG 2:

Hướng dẫn HS cách ký họa.

+ Quan sát và nhận xét.

- GV sắp xếp một số vật mẫu và yêu cầu HS quan sát và nhận xét kỹ về hình dáng, đường nét, đậm nhạt, tỷ lệ của đối tượng.

- HS quan sát và nhận xét kỹ về hình dáng, đường nét, đậm nhạt, tỷ lệ của một số vật mẫu

- GV nhắc nhở khi vẽ cần chú ý thật kỹ để diễn tả đúng đặc điểm của vật mình định vẽ.

+ Chọn hình dáng tiêu biểu.

- GV sắp xếp vật mẫu ở nhiều cách khác nhau để HS nêu nhận xét về hình dáng ở cách xếp nào là đẹp và điển hình nhất.

- HS quan sát và nhận xét về hình dáng điển hình của vật mẫu ở các cách sắp xếp khác nhau.

- GV gợi ý và cho HS thực hiện một số động tác để các em thấy được hình dáng đẹp ở một số động tác của con người.

- HS làm mẫu một số động tác. Nhận xét về động tác đẹp.

- GV cho HS quan sát tranh để các em hình dung ra việc vẽ ký họa cần phải chọn lựa hướng nhìn thuận lợi nhất

- HS quan sát tranh để nhận ra việc vẽ ký họa cần phải chọn lựa hướng nhìn thuận lợi nhất

+ So sánh tỷ lệ các bộ phận.

- GV cho HS nêu nhận xét về tỷ lệ một số vật mẫu.

- HS nêu nhận xét về tỷ lệ một số vật mẫu.

- GV góp ý về cách xác định tỷ lệ và nhắc nhở HS khi xác định tỷ lệ cần chú ý đến những tỷ lệ chính, tránh sa vào những chi tiết nhỏ, vụn vặt.

- Quan sát GV hướng dẫn vẽ ký họa.

+ Vẽ từ bao quát đến chi tiết.

- GV hướng dẫn trên vật mẫu để HS thấy được việc vẽ ký họa cần ghi lại những nét bao quát trước để cố định hình dáng chung của vật, sau đó mới diễn tả đặc điểm chính của vật.

- GV cho HS quan sát một số bài vẽ mẫu để HS thấy được ký họa cũng cần phải thể hiện đường nét có đậm, có nhạt làm cho bài vẽ mềm mại và có dấu ấn riêng.

- HS quan sát một số bài vẽ mẫu để thấy được ký họa cần phải thể hiện đường nét có đậm, nhạt hợp lý.

II. Cách ký họa.

1. Quan sát và nhận xét.

2. Chọn hình dáng tiêu biểu.

3. So sánh tỷ lệ các bộ phận.

4. Vẽ từ bao quát đến chi tiết

HOẠT ĐỘNG 3:

Hướng dẫn HS làm bài tập.

- GV chia nhóm và yêu cầu HS xếp mẫu vẽ theo nhóm.

- HS xếp mẫu và vẽ theo nhóm.

- GV quan sát và nhắc nhở HS làm bài tập theo đúng hướng dẫn.

- Chỉnh sửa, góp ý cho HS về bố cục, chọn hình dáng tiêu biểu và cách dùng nét đậm nhạt thể hiện hình dáng của vật.

III. Bài tập.

- Ký họa một số đồ vật.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án lớp 7

    Xem thêm