Giáo án Mỹ thuật lớp 7 bài 5
Giáo án môn Mỹ thuật lớp 7
Giáo án Mỹ thuật lớp 7 bài 5: Vẽ tranh - Tranh phong cảnh được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Mỹ thuật 7 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.
I. Mục tiêu bài học:
- HS hiểu được tranh phong cảnh là thể loại tranh diễn tả vẻ đẹp của thiên nhiên thông qua cảm thụ và sáng tạo của người vẽ.
- Biết chọn góc cảnh đẹp để thực hiện bài vẽ tranh phong cảnh đơn giản có bố cục và màu sắc hài hoà.
- Thêm yêu mến cảnh đẹp của quê hương đất nước.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- Tranh phong cảnh của hoạ sĩ, học sinh đã vẽ.
- Hình minh hoạ các bước vẽ tranh.
- Một số bài vẽ của hs về đề tài này.
2. Học sinh: HS chuẩn bị đầy đủ dụng cụ học tập: Bút chì, tẩy, màu tự chọn, vở mĩ thuật.
3. Phương pháp dạy học:
- Phương pháp trực quan.
- Phương pháp vấn đáp.
- Phương pháp gợi mở.
- Phương pháp luyện tập.
III. Tiến trình dạy - học:
1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp.
2. Kiểm tra bài cũ:(3')
Kiểm tra bài vẽ hoạ tiết trang trí của một số học sinh.
3. Bài mới:
- Giới thiệu bài: (1')
Chúng ta đã được tìm hiểu về các phương pháp để vẽ tranh đề tài ở lớp 6. Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau vận dụng để vẽ một bức tranh về đề tài phong cảnh.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | NỘI DUNG |
HOẠT ĐỘNG 1: Hướng dẫn HS tìm và chọn nội dung đề tài. - GV cho HS quan sát một số tranh ảnh về phong cảnh các vùng, miền khác nhau để HS nhận xét về đặc điểm của phong cảnh. - HS quan sát tranh phong cảnh và nhận xét đặc điểm của phong cảnh. - Cho HS quan sát một số bài vẽ của HS năm trước đề thấy được cách vẽ phong cảnh ở lứa tuổi thiếu nhi. - HS quan sát bài vẽ của HS năm trước và nêu cảm nhận. - HS thảo luận nhóm và nêu nhận xét về cách vẽ phong cảnh giữa họa sĩ và lứa tuổi thiếu nhi. - GV tóm tắt lại những đặc điểm chính của tranh phong cảnh. | I. Tìm và chọn nội dung . - Tranh phong cảnh là tranh vẽ về cảnh vật thiên nhiên như: Nhà cửa, núi, sông, biển cả, cây cối, ruộng đồng… |
HOẠT ĐỘNG 2: Hướng dẫn HS cách vẽ. + Hướng dẫn HS chọn và cắt cảnh. - GV giới thiệu dụng cụ và hướng dẫn HS chọn và cắt cảnh thông qua dụng cụ. - HS quan sát GV hướng dẫn sử dụng dụng cụ cắt cảnh - GV cho HS quan sát những tranh có phong cảnh rộng lớn để học sinh hình dung ra việc chọn một góc cảnh nào đó có hình tượng tập trung và mang đậm nét riêng của vùng, miền. - HS quan sát tranh ảnh và chọn ra cảnh vật có trọng tâm, mang đặc điểm riêng, tiểu biểu. + GV hướng dẫn HS phác hình toàn cảnh. - GV dựa trên tranh ảnh minh họa hướng dẫn HS phác hình toàn bộ cảnh vật đã chọn. - Quan sát GV hướng dẫn bài. - Nhắc nhở HS khi vẽ cần vẽ theo cảm xúc, tránh lệ thuộc quá vào tự nhiên. - GV vẽ minh họa. - Quan sát GV vẽ minh họa. + GV hướng dẫn HS lược bỏ các chi tiết không cần thiết. - GV cho HS xem tranh của họa sĩ và các bài vẽ của thiếu nhi để các em thấy được sự sắp xếp các hình ảnh trong tranh cần phải có to, nhỏ, chính, phụ để tranh có trọng tâm, không bị dàn trải - HS xem tranh và nhận xét về cách sắp xếp hình tượng. - GV vẽ minh họa. - Quan sát GV vẽ minh họa. + GV hướng dẫn HS vẽ màu. - Cho HS nhắc lại kiến thức về vẽ màu trong tranh đề tài. - HS nhắc lại kiến thức vẽ màu trong tranh đề tài. - Cho HS quan sát bài vẽ mẫu và yêu cầu HS phân tích đặc điểm của màu sắc trong tranh phong cảnh. - HS quan sát tranh và nhận xét về màu sắc. - GV nhắc nhở HS khi vẽ màu cần vẽ theo cảm xúc, không nên lệ thuộc vào màu sắc của tự nhiên | II. Cách vẽ 1. Chọn cảnh và cắt cảnh. 2. Vẽ phác hình toàn cảnh. 3. Lược bỏ các chi tiết không cần thiết. 4. Vẽ màu. |
HOẠT ĐỘNG 3: Hướng dẫn HS làm bài tập. - Nhắc nhở HS làm bài tập theo đúng phương pháp. - HS làm bài tập. - GV quan sát và hướng dẫn thêm về cách bố cục và cách diễn tả hình tượng. | III. Bài tập. Vẽ tranh – Đề tài: Phong cảnh. |