Giáo án Mỹ thuật lớp 7 bài 15
Giáo án môn Mỹ thuật lớp 7
Giáo án Mỹ thuật lớp 7 bài 15: Vẽ trang trí - Chữ trang trí được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Mỹ thuật 7 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.
I. Mục tiêu bài học:
- HS hiểu biết thêm về các kiểu chữ ngoài hai kiểu chữ cơ bản đã học
- Biết tạo ra và sử dụng các kiểu chữ có dáng đẹp để trình bày đầu báo tường trang trí sổ tay, văn bản....
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- Chuẩn bị một số khẩu hiệu được trình bày đẹp
- Một số kiểu chữ khác ngoài những kiểu chữ thông thường đã học
2. Học sinh:
- Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ học tập: Bút chì, thước kẻ, tẩt, màu tự chọn, vở mĩ thuật.
- Sưu tầm những kiểu chữ đẹp trong sách, báo,...
3. Phương pháp dạy học:
- Phương pháp trực quan.
- Phương pháp vấn đáp.
- Phương pháp gợi mở.
- Phương pháp luyện tập.
III. Tiến trình dạy - học:
1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp.
2. Kiểm tra bài cũ:(3')
Kiểm tra sự hoàn thành bài vẽ tiết trước của 1 số HS.
3. Bài mới:
Giới thiệu bài: (1')
Chúng ta thường thấy trên các báo, tạp chí, sách và các mẫu sản phẩm, hàng hoá đều có nhiều kiểu chữ trang trí khác nhau, trong những trường hợp đó chữ không chỉ có vai trò thông tin về nội dung mà hình dáng, đường nét,cách trang trí của nó còn đem lại cảm xúc thẩm mĩ, tác động rất nhiều đến sự cảm nhận của người đọc. Vậy chữ trang trí dùng như thế nào, làm cách nào để tạo ra chữ trang trí thì hôm nay chúng ta sẽ cùng nghiên cứu qua bài 13.
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
Hoạt động 1: (7') Hướng dẫn quan sát, nhận xét: - GV cho HS quan sát các chữ cái hoặc chữ trang trí. ? Hình dáng của các chữ như thế nào? ? Nêu cách tạo chữ trang trí? - GV minh hoạ các kiểu chữ. ? Vậy để có nhiều kiểu chữ khác nhau về hình dáng ta dựa vào đâu để cách điệu? ? Nếu các con chữ có cùng nội dung thì nên cách điệu như thế nào? ? Khi cách điệu các chữ thì cần phải nắm nguyên tắc nào? | I. Quan sát, nhận xét: - Hình dáng: phong phú đa dạng, dựa trên các kiểu chữ thông thường. - Cách tạo: + Kéo dài hay rút ngắn các nét của chữ + Thêm hoặc bớt các chi tiết phụ + Sửa lại hình dáng chữ nhưng vẫn giữ được nét đặc thù của chúng + Cách điệu chữ cái đầu hay ở giữa tùy theo hình tượng, ý nghĩa của từ đó. - Dựa vào mẫu chữ cái, có thể kéo dài hay rút ngắn các nét của chữ , hoặc thêm bớt các chi tiết phụ, hoặc cách điệu chữ cái ở đầu hay giữa tuỳ theo hình tượng, ý nghĩa của từ đó. - Các con chữ cùng nội dung được cách điệu theo một phong cách nhất quán - Các chữ được thay đổi hình dáng, nét, các chi tiết nhưng người xem vẫn dễ dàng nhận dạng chúng. - Có thể thay đổi kiểu chữ bằng cách ghép các hình ảnh thành dáng chữ |
Hoạt động 2: (6') Hướng dẫn tạo dáng chữ: - GV đưa ra hình minh hoạ cách tạo một chữ cái: - B1: Vẽ dáng chữ chuẩn theo mẫu - B2: Tạo dáng cho chữ. - B3: Vẽ màu cho chữ. | II. Cách tạo dáng chữ: + Trước tiên vẽ dáng chữ chuẩn theo mẫu + Trên cơ sở dáng chữ đó, vẽ phác các kiểu dáng khác nhau bằng cách thêm, bớt nét và chi tiết hoặc lồng ghép các hình ảnh theo ý định riêng. + Tô màu tùy theo ý thích, tùy cảm hứng. Có thể dựa vào mục đích tạo dáng chữ để tô màu cho phù hợp. - VD: Chữ ở sách thiếu nhi phải dễ đọc, màu sắc đẹp, ngộ nghĩnh, Chữ dùng trong nghệ thuật thì cần có tính cách điệu cao, màu sắc mới lạ, độc đáo. |
Hoạt động 3: (24') Hướng dẫn thực hành: - Yêu cầu: Vẽ một mẫu chữ cái trang trí theo ý định riêng từng cá nhân. - GV quan sát, hướng dẫn chung và gợi ý riêng cho từng học sinh. | III. Thực hành: - Vẽ một mẫu chữ cái trang trí theo ý định riêng từng cá nhân. Chữ có chiều cao khoảng 5cm hoặc trang trí một từ, câu, trình bày trên vở vẽ. |