Giáo án Mỹ thuật lớp 7 bài 21
Giáo án môn Mỹ thuật lớp 7
Giáo án Mỹ thuật lớp 7 bài 21: Vẽ theo mẫu - Kí họa ngoài trời được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Mỹ thuật 7 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.
I. Mục tiêu bài học:
- HS biết cách quan sát với mọi vật ở xung quanh để tìm hiểu vẻ đẹp qua hình thể và màu sắc của chúng.
- Kí hoạ được một vài dáng cây, dáng người, và con vật.
- Thêm yêu mến thiên nhiên và con người.
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên:
- Chuẩn bị một vài kí hoạ đẹp về người, phong cảnh, con vật...
- Một số kí hoạ của học sinh các lớp trước đã kí.
2. Học sinh:
- Tự sưu tầm kí hoạ, chuẩn bị đầy đủ dụng cụ học tập.
- Chuẩn bị đầ đủ dụng cụ học tập: Bút chì, bút dạ, bút kim, tẩy, màu tự chọn, vở mĩ thuật.
3. Phương pháp dạy học:
- Phương pháp trực quan.
- Phương pháp vấn đáp.
- Phương pháp gợi mở.
- Phương pháp luyện tập.
III. Tiến trình dạy - học:
1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp.
2. Kiểm tra bài cũ:(3')
- Kiểm tra sự hoàn thành bài vẽ tiết trước của HS.
3. Bài mới:
Giới thiệu bài: (1')
Tiết trước chúng ta đã học về đặc điểm vẽ kí hoạ, chất liệu và cách vẽ kí hoạ, hôm nay chúng ta sẽ tiến hành vẽ kí hoạ ngoài trời.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | NỘI DUNG |
Hoạt động 1: (6') Hướng dẫn quan sát, nhận xét: ? Nhắc lại thế nào là vẽ kí hoạ? - GV cho HS quan sát một số bức tranh kí hoạ đã chuẩn bị. ? Trong tranh kí hoạ về cái gì? ? Khi chọn cảnh kí hoạ thì có thể kí hoạ những phong cảnh nào? ? Cách chọn và cắt cảnh ra sao? ? Nhận xét về những hoạt động của con người trong tranh? ? Hình dáng của những con người đó như thế nào? | I. Quan sát, nhận xét: - Kí hoạ là hình thức ghi chép nhanh sự vật hiện tượng ngoài thiên nhiên hoặc những hoạt động của con người trong thời gian ngắn - Kí hoạ phong cảnh sinh hoạ, vui chơi của HS... - Núi non, sông nước...làng quê, lũy tre... - Chọn góc cảnh đẹp, màu sắc tươi sáng. - Hoạt động của con người phong phú đa dạng: cấy cày, họp chợ, mua bán ... - Dáng khom, dáng thẳng, dáng ngồi nghỉ.. |
Hoạt động 2: (5') Hướng dẫn cách kí hoạ: - GV cho HS quan sát hình minh hoạ các bước vẽ kí hoạ. ? Nhắc lại các bước vẽ kí hoạ? - B1: Chọn hình dáng đẹp, tiêu biểu - B2: So sánh tỉ lệ các bộ phận - B3: Vẽ nét bao quát, nét chính - B4: Vẽ nét chi tiết, quan sát mẫu và điều chỉnh hình cho giống | II. Cách kí hoạ: + Chọn hình dáng đẹp, tiêu biểu để kí hoạ. Đó là những hình dáng thể hiện rõ sự vât, sự việc hay 1 hành động nào đó. Phải chọn tư thế đẹp nhất để dễ kí hoạ. Chọn đối tượng để vẽ: có thể bắt đầu với dáng tĩnh như xe, đường, nhà, cây, phong cảnh nhưng không tham nhiều hình ảnh mà tập trung vào một vài chi tiết cho quen tay rồi mơí tập kí những dáng động. + So sánh tỉ lệ các bộ phận của mẫu, quy mẫu về những hình cơ bản nhất để khi vẽ có thể vẽ dễ dàng hơn. Ước lượng nhanh bằng mắt, lưu giữ trong đầu. Định hình bố cục trên giấy cho hợp lí rồi mới bắt đầu vẽ như vẽ theo mẫu. + Vẽ nét bao quát, nét chính của đối tượng đó. Những nét này phải thể hiện được một cách khái quát về hình dáng, hành động của đối tượng. Riêng đối với những dáng người thì cách tốt nhất là xem đường trục cơ thể họ có hướg như thế nào rồi phác người hình que như đã hướng dẫn ở bài trước. + Vẽ chi tiết hình dáng và tư thế của mẫu. Có thể vẽ thêm các chi tiết phụ khác cho sinh động. Có thể điểm màu nếu muốn. |
Hoạt động 3: (25') Hướng dẫn thực hành: - Gv theo dõi động viên, khích lệ và gợi ý để HS làm bài, chú ý đến: + Cách chọn đối tượng và góc nhìn để vẽ + Chỉ ra cố HS thấy được vẻ đẹp của hình mảng , đường nét, và các dáng tĩnh, động của đối tượng | III. Thực hành: - Cho HS lấy ảnh phong cảnh để kí hoạ lại. Hoặc quan sát cảnh trong phòng học, ngoài sân trường đểkí hoạ. - Có thể kí hoạ bằng các chất liệu khác nhau. |