Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án Mỹ thuật lớp 7 bài 14

Giáo án môn Mỹ thuật lớp 7

Giáo án Mỹ thuật lớp 7 bài 14: Vẽ theo mẫu - Cái ấm tích và cái bát được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Mỹ thuật 7 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

I. Mục tiêu bài học:

  • HS phân biệt được những mức độ đậm nhạt và biết phân mảng đậm nhạt theo cấu trúc của mẫu
  • Vẽ được các độ đậm, đậm vừa, sáng vừa, sáng nhất.
  • HS thấy được vẻ đẹp của cái ấm tích và cái bát dưới tác động của ánh sáng.

II. Chuẩn bị:

1. Giáo viên:

  • Hình minh họa các bước tiến hành một bài vẽ đậm nhạt cái ấm tích và cái bát.
  • Một số bài vẽ của HS khoá trước (2-3 bài)

2. Học sinh:

  • Chuẩn bị mẫu vẽ giống tiết trước gồm 1 cái ấm tích và 1 cái bát.
  • Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ học tập: Bút chì, tẩy, dây dọi, vở mĩ thuật.

3. Phương pháp dạy học:

  • Phương pháp quan sát.
  • Phương pháp trực quan.
  • Phương pháp vấn đáp.
  • Phương pháp gợi mở.
  • Phương pháp luyện tập.

III. Tiến trình dạy - học:

1. Ổn định tổ chức: Giáo viên kiểm tra sĩ số và sự chuẩn bị của học sinh.

2. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra bài vẽ hình

3. Bài mới:

* Giới thiệu bài: Tiết học trước các em đã thực hành vẽ hình vật mẫu Am tích và bát. Để hoàn thiện bài vẽ này, hôm nay thầy, trò chúng ta tiếp tục nghiên cứu bài “VTM: Ấm tích và bát – Tiết 2: Vẽ đậm nhạt”.

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Hoạt động 1:

Hướng dẫn quan sát, nhận xét:

- GV yêu cầu học sinh nhắc lại các bước vẽ hình của mẫu gồm cái ấm tích và cái bát.

? Mục đích của việc quan sát, nhận xét là gì?

? Em hãy nhắc lại hình dáng của từng mẫu vật?

? Em hãy nhắc lại các độ đậm nhạt cơ bản đã họ?

? Hướng ánh sáng chính chiếu trên mẫu vật như thế nào?

? Theo cách sắp mẫu ở trên thì vị trí của cái ấm tích và cái bát như thế nào với nhau?

? Như vậy thì trong giữa cái ấm tích và cái bát thì cái nào sáng hơn. Vì sao?

? Cái ấm tích và cái bát được làm từ chất liệu gì?

? Vậy thì hãy quan sát và cho biết bề mặt của từng mẫu vật như thế nào. Nhẵn hay bóng...?

? Độ đậm nhạt được chuyển tiếp như thế nào?

- GV nhận xét, bổ sung câu trả lời của HS.

I. Quan sát, nhận xét:

- Để nắm đặc điểm, cấu tạo của mẫu.

- Cái ấm tích có dạng hình trụ. Cái bát có dạng hình phễu.

- Có 3 độ cơ bản: Đậm, đậm vừa, nhạt.

- Từ bên trái (phải) sang.

- Cái bát đặt trước cái ấm tích.

- Cái bát sáng hơn. Vì càng gần thì càng sáng, rõ hơn. Càng xa càng mờ.

- Cái ấm tích làm bằng sứ. Cái bát làm bằng nhựa.

- Cái ấm trích và cái bát đều nhẵn. Nhưng cái ấm tích làm bằng sứ nên có độ bóng hơn.

- Từ độ đậm nhất chuyển qua trung gian và sáng.

Hoạt động 2: (5')

Hướng dẫn cách vẽ đậm nhạt:

- GV treo hình minh hoạ các bước vẽ hình của cái ấm tích và cái bát.

?Hãy nêu các bước vẽ đậm nhạt của cái ấm tích và cái bát

- B1: Điều chỉnh tỷ lệ các bộ phận.

- B2: Phân mảng đậm, nhạt.

-B3: Vẽ đậm nhạt.

- B4: Hoàn chỉnh bài.

- GV cho 1 học sinh khác nhắc lại 1 lần nữa các bước vẽ đậm nhạt.

II. Cách vẽ đậm nhạt:

+ Quan sát mẫu, ước lượng tỷ lệ các bộ phận, chỉnh hình sao cho gần giống mẫu nhất.

+ Vẽ phác mảng bằng các đường thẳng mờ (kỹ hà) hoặc đường cong tuỳ theo cấu trúc từng mẫu vật.

+ Sử dụng nét chì đan chéo để diễn tả đậm nhạt, sáng tối. Nét vẽ đậm nhạt theo cấu trúc vật thể:

+ Mặt đứng - nét dọc (thân ấm..)

+ Mặt cong - nét cong (thân bát..)

+ Mặt nghiêng - nét nghiêng (vai ấm...)

+ Tạo bóng đổ của vật mẫu trên nền hoặc tạo không gian cho bề mặt nằm của vật mẫu. Tức là tạo không gian trong bài, làm cho người xem cảm nhận được vật mẫu được đặt ở vị trí nào, xung quanh có mối quan hệ như thế nào.. hoàn chỉnh bài

Hoạt động 3: (25')

Hướng dẫn thực hành:

GV Hướng dẫn học sinh thực hành:

- Yêu cầu vẽ hoàn thiện đậm nhạt của cả bài.

- GV quan sát, nhắc nhở chung. Hướng dẫn, gợi ý cho cụ thể từng HS:

+ Vẽ mảng đậm trước.

+ Đánh bóng thoáng bằng nét đan chéo, tạo độ mềm mại.

+ Đánh theo mảng (diện).

+ Thường xuyên so sánh với mẫu để điều chỉnh độ đậm nhạt.

III. Thực hành:

- HS quan sát mẫu và vẽ bài.

- So sánh, tìm độ đậm nhất, từ đó tìm ra các độ đậm nhạt khác nhau.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án lớp 7

    Xem thêm