Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án Sinh học 8 bài Phản xạ

Giáo án Sinh học lớp 8

Giáo án Sinh học 8 bài Phản xạ giúp học sinh hiểu được cấu tạo và chức năng của nơron điển hình. Bên cạnh đó, giáo án sinh học lớp 8 bài Phản xạ này còn giúp các thầy cô trình bày chức năng cơ bản của nơron, trình bày được 5 thành phần của 1 cung phản xạ và đường dẫn truyền xung thần kinh trong 1 cung phản xạ.

Giáo án Sinh học 8 trọn bộ

Giáo án Sinh học 8 bài Thực hành quan sát tế bào và mô

Giáo án Sinh học 8 bài Bộ xương

Giáo án Sinh học 8 Bài 1: Bài mở đầu

BÀI 6: PHẢN XẠ

A. MỤC TIÊU:

Học sinh trình bày được chức năng cơ bản của nơron. Trình bày được 5 thành phần của cung phản xạ và đường dẫn truyền trong một cung phản xạ.

B. PHƯƠNG PHÁP: Đàm thoại, trực quan, nêu vấn đề, làm việc với SGK.

C. PHƯƠNG TIỆN THIẾT BỊ:

GV chuẩn bị tranh phóng to hình 6.1 - 3 SGK trang 20 - 21.

D. TIẾN TRÌNH:

I. ỔN ĐỊNH LỚP: Kiểm diện, vệ sinh.

II. KIỂM TRA BÀI CŨ:

III. GIẢNG BÀI MỚI:

1. GIỚI THIỆU BÀI:

Khi chạm tay vào vật nóng, tay co ngay lại. Hiện tượng đó gọi là phản xạ. Vậy phản xạ là gì? Làm thế nào để thực hiện được phản xạ. Bài hôm nay sẽ giúp chúng ta trả lời 2 câu hỏi trên.

2. CÁC HOẠT ĐỘNG:

TGHoạt động của GVHoạt động của HSNội dung bài ghi

Hoạt động 1: Tìm hiểu cấu tạo và chức năng của nơron

GV hướng dẫn HS quan sát tranh hình 6.1 và thực hiện SGK.

GV nhận xét, bổ sung và hướng dẫn HS nêu lên đáp án đúng.

GV phân tích, gợi ý và giúp HS tự nêu ra đáp án.

GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK và tranh phóng to hình 6.1 SGK, thảo luận nhóm để nêu lên được chức năng của nơron và các loại nơron.

GV nêu câu hỏi SGK, kích thích sự tư duy của HS: Em có nhận xét gì về hướng lan truyền xung thần kinh ở nơron hướng tâm và nơron li tâm?

GV chỉnh ý, bổ sung và chốt lại.

1. Cấu tạo và chức năng của nơron

HS thảo luận nhóm để thực hiện SGK, một vài HS phát biểu ý kiến, các em khác nhận xét bổ sung.

Đáp án:

  • Mô thần kinh gồm các tế bào thần kinh và các tế bào thần kinh đệm.
  • Nơron thần kinh gồm có thân (chứa nhân), sợi trục và sợi nhánh. Diện tiếp giữa đầu mút của sợi trục ở nơron này nơron kế tiếp gọi là xináp.

Đại diện một vài nhóm trình bày kết quả thảo luận, các nhóm khác bổ sung để cùng xây dựng đáp án.

Đáp án:

Chức năng của nơ ron là:

  • Cảm ứng: khả năng tiếp nhận các kích thích và phản ứng lại các kích thích bằng cách phát sinh các xung thần kinh.
  • Dẫn truyền xung thần kinh: khả năng lan truyền xung thần kinh theo một chiều nhất định từ nơi phát sinh hoặc tiếp nhận về thân nơron và truyền đi dọc theo sợi trục.

Các loại nơron:

  • Nơron hướng tâm (nơron cảm giác).
  • Nơron li tâm (nơron vận động).
  • Nơron trung gian (nơron liên lạc).

HS suy nghĩ, một vài em trả lời, các em khác bổ sung.

Đáp án:

Nơron hướng tâm dẫn truyền xung thần kinh từ cơ quan cảm giác về trung ương thần kinh.

Nơron li tâm dẫn truyền xung thần kinh từ trung ương thần kinh tới cơ quan trả lời.

1. Cấu tạo và chức năng của nơron

a. Cấu tạo nơron
Nơron gồm:

  • Thân: chứa nhân, xung quanh là tua ngắn gọi là sợi nhánh
  • Tua dài: sợi trục có bao Miêlin là nơi tiếp nối nơron gọi là xináp.

b. Chức năng hệ thần kinh

- Cảm ứng với các kính thích từ môi trường bằng cách phát sung thần kinh.

- Dẫn truyền sung thần kinh.

* Các loại nơron

Có 3 loại nơ ron

  • Nơron hướng tâm dẫn truyền xung thần kinh từ cơ quan cảm giác về trung ương thần kinh.
  • Nơron li tâm dẫn truyền xung thần kinh từ trung ương thần kinh tới cơ quan trả lời.
  • Nơron li tâm: liên hệ giữa các nơron.
Chia sẻ, đánh giá bài viết
8
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án Sinh học lớp 8

    Xem thêm