Giáo án môn Sinh học 8 bài 52: Vệ sinh mắt theo CV 5512

Giáo án môn Sinh học lớp 8 bài 52: Vệ sinh mắt bao gồm tất cả nội dung giảng dạy trong chương trình học lớp 8 với các kiến thức tổng quát, được trình bày chi tiết và khoa học giúp giáo viên dễ dàng truyền tải bài giảng đến học sinh nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy.

Giáo án môn Sinh học 8 theo CV 5512

I. MỤC TIÊU.

1. Kiến thức:

Khi học xong bài này, HS:

- Nắm được các nguyên nhân của tật cận thị và viễn thị, cách khắc phục.

- Nêu được nguyên nhân của bệnh đau mắt hột, con đường lây truyền và cách phòng tránh.

- Biết cách giữ gìn vệ sinh mắt.

*Trọng tâm: Các tật của mắt

2. Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng quan sát ; so sánh ; tổng hợp.

- Rèn kĩ năng hoạt động nhóm………

3. Thái độ: yêu thích môn học

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực quan sát, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống ...

II. CHUẨN BỊ.

- Tranh phóng to H 50.1; 50.2; 50.3; 50.4 SGK.

- Phiếu học tập.

- Bảng phụ ghi sẵn nội dung phiếu.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC.

1. Ổn định tổ chức

2. Kiểm tra bài cũ

- Mô tả cấu tạo cầu mắt nói chung và màng lưới nói riêng?

- Trình bày quá trình thu nhận ảnh của vật ở cơ quan phân tích thị giác?

3. Bài mới

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Nội dung

HOẠT ĐỘNG 1: Xác định vấn đề/Nhiệm vụ học tập/Mở đầu

Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dùng trực quan

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

Hãy kể các tật và bệnh về mắt mà em biết? Ta cùng tìm hiểu nguyên nhân, cách khắc phục các tật, bệnh này.

HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức

Mục tiêu: Các tật của mắt

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dùng trực quan

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

³ 1:

- Gv treo tranh hình 50.1 → 50.4 hướng dẫn HS quan sát và nghiên cứu thông tin SGK → hoàn thành bảng 50 Tr .160

- Gv kẻ bảng 50 gọi HS lên điền.

- Gv hoàn thiện lại kiến thức.

+ Do những nguyên nhân nào HS cận thị nhiều?

+ Nêu các biện pháp hạn chế tỉ lệ HS mắc bệnh cận thị?

- Gv giáo dục cho HS khi đọc sách không để quá gần mắt.

- HS quan sát tranh, tự thu nhận thông tin → ghi nhớ nguyên nhân và cách khắc phục tật cận thị và viễn thị.

- 1 – 2 HS lên điền vào bảng, lớp nhận xét.

- HS vận dụng hiểu biết của mình đưa ra các nguyên nhân gây cận thị và đề ra các biện pháp khắc phục.

I. Các tật của mắt:

³ 2:

+ Hoàn thành phiếu học tập.

- Gv gọi các nhóm đọc kết quả.

- Gv hoàn chỉnh lại kiến thức.

- Ngoài bệnh đau mắt hột còn có những bệnh gì về mắt?

+ Nêu các cách phòng tránh các bệnh về mắt?

- HS đọc kỹ thông tin liên hệ thực tế, cùng trao đổi nhóm → hoàn thành phiếu học tập

- Đại diện nhóm đọc đáp án, các nhóm khác bổ sung.

- HS kể thêm 1 số bệnh về mắt.

- HS nêu 1 số biện pháp phòng tránh

II. Bệnh về mắt.

- Phổ biến là bệnh đau mắt hột:

- Phòng tránh các bệnh về mắt:

+ Giữ vệ sinh mắt

+ Rửa mắt bằng nước muối loãng, nhỏ thuốc mắt. Không dùng chung khăn mặt

+ Ăn uống đủ vitamin.

+ Đeo kính khi làm việc ở nơi có nhiều bụi

HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10')

Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dùng trực quan

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

GV giao nhiệm vụ cho học sinh làm bài tập trắc nghiệm:

Câu 1. Cận thị là

A. tật mà hai mắt nằm quá gần nhau.

B. tật mà mắt không có khả năng nhìn gần.

C. tật mà mắt chỉ có khả năng nhìn gần.

D. tật mà mắt chỉ có khả năng nhìn xa.

Câu 2. Viễn thị thường gặp ở

A. thai nhi.

B. trẻ em.

C. người lớn tuổi.

D. thanh niên.

Câu 3. Viễn thị có thể phát sinh do nguyên nhân nào dưới đây?

1. Do cầu mắt quá dài

2. Do cầu mắt ngắn

3. Do thể thủy tinh bị lão hóa

4. Do thường xuyên nhìn vật với khoảng cách quá gần

A. 1, 2, 3 4

B. 2, 4

C. 1, 3

D. 2, 3

Câu 4. Đâu là nguyên nhân gây ra cận thị?

1. Do cầu mắt quá dài

2. Do cầu mắt ngắn

3. Do thể thủy tinh bị lão hóa

4. Do thường xuyên nhìn vật với khoảng cách quá gần

A. 1, 4

B. 2, 4

C. 1, 3

D. 2, 3

Câu 5. Để khắc phục tật cận thị, ta cần đeo

A. kính râm.

B. kính lúp.

C. kính hội tụ.

D. kính phân kì.

Câu 6. Để khắc phục tật viễn thị, ta cần đeo loại kính nào dưới đây?

A. Kính hiển vi

B. Kính hội tụ

C. Kính viễn vọng

D. Kính phân kì

Câu 7. Trong các bệnh về mắt, bệnh nào phổ biến nhất?

A. Đau mắt đỏ

B. Đau mắt hột

C. Đục thủy tinh thể

D. Thoái hóa điểm vàng

Câu 8. Để phòng ngừa các bệnh về mắt do vi sinh vật gây ra, chúng ta cần lưu ý điều gì?

A. Tất cả các phương án còn lại

B. Hạn chế tiếp xúc với nguồn bệnh

C. Hạn chế sờ tay lên mắt, dụi mắt

D. Nhỏ mắt thường xuyên bằng nước muối sinh lí 0,9%

Câu 9. Việc giữ đúng tư thế và khoảng cách khi viết hay đọc sách giúp ta phòng ngừa được tật nào sau đây?

A. Tất cả các phương án còn lại

B. Viễn thị

C. Cận thị

D. Loạn thị

Câu 10. Kính hội tụ còn có tên gọi khác là

A. kính râm.

B. kính cận.

C. kính lão.

D. kính lúp.

Đáp án

1. C

2. C

3. D

4. A

5. D

6. B

7. B

8. A

9. C

10. C

HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’)

Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dùng trực quan

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV chia lớp thành nhiều nhóm

(mỗi nhóm gồm các HS trong 1 bàn) và giao các nhiệm vụ: thảo luận trả lời các câu hỏi sau và ghi chép lại câu trả lời vào vở bài tập

- Tại sao không nên đọc sách ở nơi thiếu ánh sáng, không nên nằm đọc sách trên tàu xe ?

2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:

- GV gọi đại diện của mỗi nhóm trình bày nội dung đã thảo luận.

- GV chỉ định ngẫu nhiên HS khác bổ sung.

- GV kiểm tra sản phẩm thu ở vở bài tập.

- GV phân tích báo cáo kết quả của HS theo hướng dẫn dắt đến câu trả lời hoàn thiện.

1. Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS xem lại kiến thức đã học, thảo luận để trả lời các câu hỏi.

2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS trả lời.

- HS nộp vở bài tập.

- HS tự ghi nhớ nội dung trả lời đã hoàn thiện.

Chúng ta không nên đọc sách nơi thiếu ánh sáng vì ánh sáng không tới được thể thủy tinh nên không thấy được hoặc chỉ thấy mờ mờ gây gắng sức mà dẫn tới cầu mắt dài và bị cận thị, nằm đọc sách thì có sao đâu chỉ là để xa là được, đọc sách trên tàu xe thì tàu lắc lắc đưa qua đưa lại làm cầu mắt di chuyển nhiều gây mỏi mắt đau mắt dẫn tới khó nhìn không trúng được thể thủy tinh.
Cách khắc phục là đọc xa giữ khoảng cách không đọc gần làm cầu mắt dài gây cận thị, đeo kính lõm hai mặt (phân kì) và giữ vệ sinh mắt trong học đường.

Giáo án môn Sinh học 8

I/ Mục tiêu:

1. Kiến thức:

  • Nắm được các nguyên nhân của tật cận thị và viễn thị, cách khắc phục.
  • Nêu được nguyên nhân của bệnh đau mắt hột, con đường lây truyền và cách phòng tránh.
  • Biết cách giữ gìn vệ sinh mắt.

2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng quan sát, nhận xét, liên hệ thực tế.

3. Thái độ: Giáo dục ý thức vệ sinh, phòng tránh bệnh, tật về mắt.

II. Đồ dùng dạy học:

1. Giáo viên:

  • Tranh phóng to H 50.1; 50.2; 50.3; 50.4 SGK.
  • Phiếu học tập.
  • Bảng phụ ghi sẵn nội dung phiếu.

2. Học sinh: Đọc và chuẩn bị trước bài ở nhà.

III. Hoạt động dạy - học.

1. Ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số:

2. Kiểm tra bài cũ:

* Câu 1: Xác định các thành phần cấu tạo của cơ quan phân tích, bộ phận nào là quan trọng nhất? Trình bày cấu tạo của cầu mắt?

* Đặt vấn đề: Trong 3 bộ phận của cơ quan phân tích thị giác thì mắt là bộ phận thường xuyên tiếp xúc với môi trường. Vì vậy, chúng ta cần tạo điều kiện để cơ quan này hoạt động có hiệu quả nhất. Để làm được điều này chúng ta cần tìm hiểu các bệnh và tật về mắt.

3. Bài mới:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

GHI BẢNG

Hoạt động 1:

- Hướng dẫn HS quan sát H 50.1 và đặt câu hỏi:

? Thế nào là tật cận thị? Viễn thị?

? Nêu nguyên nhân của tật cận thị?

- GV nhận xét, phân tích về tật cận thị học đường mà HS thường mắc phải.

- Cho HS quan sát H 50.2 và trả lời:

? Nêu cách khắc phục tật cận thị?

- Cho HS quan sát H 50.3 và trả lời câu hỏi:

? Nêu nguyên nhân của tật viễn thị?

- GV nhận xét, phân tích về tật viễn thị.

- GV cho HS quan sát H 50.4 và trả lời:

- Cách khắc phục tật viễn thị?

- Từ các kiến thức trên, yêu cầu HS hoàn thành bảng 50.

- HS trả lời dựa vào H 50.4.

- HS tự hoàn thiện kiến thức vào bảng 50.2 (kẻ sẵn trong vở).

- Đại diện nhóm nêu kết quả, các nhóm khác bổ sung.

- GV cho HS liên hệ thực tế.

? Do những nguyên nhân nào HS mắc cận thị nhiều?

? Nêu các biện pháp hạn chế tỉ lệ HS mắc tật cận thị? (HS tự tìm hiểu và nêu)

GV chốt bằng bảng phụ.

Hoạt động 2:

- GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK, Kết hợp thông tin thực tế, trả lời câu hỏi:

+ Trình bày nguyên nhân, con đường lây lan, triệu chứng, hậu quả và cách khắc phục của bệnh đau mắt hột?

- HS trình bày, GV ghi lại các ý chính lên bảng. Lớp trao đổi, hoàn thiện kiến thức.

- GV yêu cầu HS liên hệ thực tế và kể một vài bệnh về mắt. Tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục của các bệnh này.

+ Vì sao chúng ta thường mắc các bệnh về mắt?

+ Em hãy thử đưa ra một số cách khắc phục các bệnh về mắt?

- Gọi 1 - 3 HS đọc kết luận chung

I. Các tật của mắt:

* Kết luận: Nội dung bảng phụ (Phụ lục)

II. Bệnh về mắt

1. Bệnh đau mắt hột:

- Nguyên nhân: Do một loại virut.

- Con đường lây truyền:

+ Dùng chung khăn, chậu rửa với người bị bệnh.

+ Tắm, rửa trong ao tù hãm.

- Triệu chứng:

+ Mặt trong mi mắt có nhiều hột nổi cộm lên

+ Gây xốn, ngứa mắt.

- Hậu quả: Khi hột vỡ tạo thành sẹo, kéo mi mắt vào trong gây hiện tượng lông quặm dẫn tới làm đục màng giác gây mù loà.

- Cách khắc phục:

+ Giữ vệ sinh mắt.

+ Dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sỹ.

+ Nạo hột.

b. Các bệnh khác

- Bệnh viêm kết mạc

- Bệnh quáng gà.

- Bệnh khô mắt

c. Cách khắc phục

- Giữ mắt sạch sẽ

- Rửa bằng nước muối pha loãng hoặc thuốc nhỏ mắt.

- Không dụi mắt khi thấy ngứa.

- Khẩu phần ăn cung cấp đủ vitamin

- Đeo kính khi làm việc trong môi trường có nhiều bụi bẩn.

* Kết luận chung: SGK

----------------------------------------

Trên đây VnDoc xin giới thiệu Giáo án môn Sinh học 8 bài 52: Vệ sinh mắt theo CV 5512 được soạn theo chương trình chuẩn kiến thức, kỹ năng và đảm bảo các yêu cầu của Bộ GD&ĐT đề ra giúp các thầy cô nâng cao hiệu quả chất lượng giảng dạy, chuẩn bị tốt cho các bài dạy lớp 8 trên lớp.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 8, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 8 sau để chuẩn bị cho chương trình sách mới năm học tới

Đánh giá bài viết
1 629
Sắp xếp theo

    Giáo án Sinh học lớp 8

    Xem thêm