Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án môn Sinh học 8 bài 50: Hệ thần kinh sinh dưỡng theo CV 5512

Giáo án môn Sinh học lớp 8 bài 50: Hệ thần kinh sinh dưỡng bao gồm tất cả nội dung giảng dạy trong chương trình học lớp 8 với các kiến thức tổng quát, được trình bày chi tiết và khoa học giúp giáo viên dễ dàng truyền tải bài giảng đến học sinh nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy.

Giáo án môn Sinh học 8 theo CV 5512

I. MỤC TIÊU.

1. Kiến thức:

Khi học xong bài này, HS:

- Phân biệt được phản xạ sinh dưỡng và phản xạ vận động.

- Phân biệt được bộ phận giao cảm với bộ phận đối giao cảm trong hệ thần kinh sinh dưỡng về cấu tạo và chức năng.

*Trọng tâm: So sánh cung phản xạ sinh dưỡng với cung phản xạ vận động.

.2. Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng quan sát; so sánh; tổng hợp.

- Rèn kĩ năng hoạt động nhóm………

- Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích tranh.

3. Thái độ:

- yêu thích môn học

- Có ý thức vệ sinh, bảo vệ hệ thần kinh

4. Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực quan sát, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống ...

II. CHUẨN BỊ.

- Tranh phóng to H 48.1; 48.3.

- Bảng phụ ghi nội dung phiếu học tập.

Hình 48-2 và nội dung liên quan trong lệnh trang 151: không dạy

Bảng 48-2 và nội dung liên quan: Không dạy

Câu hỏi 2 trang 154: Không yêu cầu HS trả lời.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC.

1. Ổn định tổ chức (1 phút)

2. Kiểm tra bài cũ (5 phút)

- Trình bày cấu tạo ngoài và trong của đại não?

- Nêu chức năng của đại não? Đại não của người tiến hoá hơn đại não của các động vật thuộc lớp thú như thế nào?

3. Bài mới

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Nội dung

HOẠT ĐỘNG 1: Xác định vấn đề/Nhiệm vụ học tập/Mở đầu

Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dùng trực quan

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

Xét về chức năng hệ thần kinh được chia như thế nào? Hệ thần kinh sinh dưỡng có cấu tạo và chức năng như thế nào? ta vào bài.

HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức

Mục tiêu: - Phân biệt được phản xạ sinh dưỡng và phản xạ vận động.

- Phân biệt được bộ phận giao cảm với bộ phận đối giao cảm trong hệ thần kinh sinh dưỡng về cấu tạo và chức năng.

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dùng trực quan

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

+ Em hãy nhắc lại k/n cung phản xạ ?

+ Mô tả đường đi của xung thần kinh trong cung phản xạ của hình 48-1 A và B?

+ Hoàn thành phiếu học tập

- Gv phát phiếu học tập, gọi HS lên làm.

I. Cung phản xạ sinh dưỡng:

+ Hệ thần kinh sinh dưỡng cấu tạo như thế nào?

+ Tìm ra các điểm sai khác giữa phân hệ giao cảm và phân hệ đối giao cảm.

- Gv gọi 1 HS đọc to bảng 48.1

- HS nghiên cứu thông tin, quan sát hình 48.3 → trả lời

- HS trả lời

II. Cấu tạo của hệ thần kinh sinh dưỡng:

+ Trung ương: chất xám ở trụ não, tuỷ sống

+ Ngoại biên: dây thần kinh, hạch thần kinh.

- Gồm:

+ Phân hệ thần kinh giao cảm.

+ Phân hệ thần kinh đối giao cảm.

³ 3 :

- Giới thiệu đường đi của dây thần kinh trên hình 48 – 3 SGK

+ Hệ thần kinh sinh dưỡng có vai trò như thế nào trong đời sống?

- HS nghe giảng

- HS tự thu nhận và xử lý thông tin, trả lời

III. Chức năng của hệ thần kinh sinh dưỡng:

- Nhờ tác dụng đối lập của phân hệ thần kinh giao cảm và đối giao cảm mà hệ thần kinh sinh dưỡng điều hòa được hoạt động của các cơ quan nội tạng.

HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10')

Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dùng trực quan

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

GV giao nhiệm vụ cho học sinh làm bài tập trắc nghiệm:

Câu 1. Hệ thần kinh giao cảm ở người được phân chia thành mấy phân hệ?

A. 4

B. 3

C. 5

D. 2

Câu 2. Trung ương của phân hệ thần kinh giao cảm là các nhân xám ở sừng bên tủy sống phân bố từ

A. đốt tủy ngực V đến đốt tủy thắt lưng II.

B. đốt tủy ngực I đến đốt tủy thắt lưng III.

C. đốt tủy ngực I đến đốt tủy thắt lưng II.

D. đốt tủy ngực III đến đốt tủy thắt lưng I.

Câu 3. Ở người, hai chuỗi hạch nằm dọc hai bên cột sống thuộc về

A. phân hệ đối giao cảm và hệ thần kinh vận động.

B. hệ thần kinh vận động.

C. phân hệ đối giao cảm.

D. phân hệ giao cảm.

Câu 4. Khi nói về phân hệ đối giao cảm, nhận định nào sau đây là chính xác?

A. Trung ương nằm ở đại não

B. Sợi trục của nơron trước hạch ngắn

C. Nơron sau hạch có bao miêlin.

D. Sợi trục của nơron sau hạch ngắn

Câu 5. Trung ương của phân hệ đối giao cảm nằm ở bộ phận nào dưới đây?

1. Đại não

2. Trụ não

3. Tủy sống

4. Tiểu não

A. 2, 3

B. 1, 4

C. 1, 2

D. 3, 4

Câu 6. Các hạch của phân hệ đối giao cảm nằm ở đâu?

A. Nằm gần cơ quan phụ trách

B. Nằm gần tủy sống

C. Nằm gần trụ não

D. Nằm liền dưới vỏ não

Câu 7. Khi tác động lên một cơ quan, phân hệ giao cảm và phân hệ đối giao cảm có tác dụng

A. tương tự nhau.

B. giống hệt nhau.

C. đối lập nhau.

D. đồng thời với nhau.

Câu 8. Tác dụng sinh lý nào dưới đây thuộc về phân hệ đối giao cảm?

A. Dãn mạch máu ruột

B. Dãn mạch máu đến cơ

C. Dãn đồng tử

D. Dãn cơ bóng đái

Câu 9. Khi tác động lên các cơ quan, phân hệ giao cảm gây ra phản ứng nào dưới đây?

A. Co phế quản nhỏ

B. Tăng tiết nước bọt

C. Giảm nhu động ruột

D. Giảm lực co tim và nhịp tim

Câu 10. Phát biểu nào dưới đây về hệ thần kinh sinh dưỡng ở người là đúng?

A. Sợi trước hạch của cả hai phân hệ đều có bao miêlin.

B. Sợi sau hạch của cả hai phân hệ đều có bao miêlin.

C. Sợi trước hạch của phân hệ giao cảm và sợi sau hạch của phân hệ đối giao cảm có bao miêlin.

D. Sợi sau hạch của phân hệ giao cảm và sợi trước hạch của phân hệ đối giao cảm có bao miêlin

Đáp án

1. D

2. B

3. D

4. D

5. A

6. A

7. C

8. A

9. C

10. A

HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’)

Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dùng trực quan

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV chia lớp thành nhiều nhóm

(mỗi nhóm gồm các HS trong 1 bàn) và giao các nhiệm vụ: thảo luận trả lời các câu hỏi sau và ghi chép lại câu trả lời vào vở bài tập

- Phản xạ điều hòa hoạt động của tim và hệ mạch trong từng trường hợp

2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:

- GV gọi đại diện của mỗi nhóm trình bày nội dung đã thảo luận.

- GV chỉ định ngẫu nhiên HS khác bổ sung.

- GV kiểm tra sản phẩm thu ở vở bài tập.

- GV phân tích báo cáo kết quả của HS theo hướng dẫn dắt đến câu trả lời hoàn thiện.

1. Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS xem lại kiến thức đã học, thảo luận để trả lời các câu hỏi.

2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS trả lời.

- HS nộp vở bài tập.

- HS tự ghi nhớ nội dung trả lời đã hoàn thiện.

+ Lúc huyết áp tăng cao: thụ quan bị kích thích, xuất hiện xung thần kinh truyền về trung ương phụ trách tim mạch nằm trong các nhân xám thuộc phân hệ đối giao cảm, theo dây li tâm tới tim làm giảm nhịp co tim đồng thời dãn mạch máu da và mạch ruột giúp hạ huyết áp.

+ Lúc hoạt động lao động: Khi hoạt động lao động xảy ra sự oxi hoá glucôzơ để tạo năng lượng cần cho sự co cơ, đồng thời sản phẩm phân hủy của quá trình này là CO2 tích lũy dần trong máu sẽ kích thích thụ quan gây ra xung thần kinh hướng tâm tới trung khu hô hấp và trung khu tuần hoàn nằm trong hành tủy truyền tới trung khu giao cảm, qua dây giao cảm đến tim, mạch máu làm tăng nhịp co tim và mạch máu co dãn

HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’)

Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dùng trực quan

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

Giáo án môn Sinh học 8

I/ Mục tiêu:

1. Kiến thức:

  • Phân biệt được phản xạ sinh dưỡng và phản xạ vận động.
  • Phân biệt được bộ phận giao cảm với bộ phận đối giao cảm trong hệ thần kinh sinh dưỡng về cấu tạo và chức năng.

2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích kênh hình.

3. Thái độ: Bồi dưỡng cho HS ý thức bảo vệ hệ thần kinh.

II. Đồ dùng dạy học:

1. Giáo viên:

  • Tranh phóng to H 48.1; 48.3.
  • Bảng phụ ghi nội dung phiếu học tập.

2. Học sinh: Đọc và chuẩn bị trước bài ở nhà.

III. Hoạt động dạy - học.

1. Ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số:

2. Kiểm tra bài cũ:

* Câu 1: Nêu chức năng của đại não? Đại não của người tiến hoá hơn đại não của các động vật thuộc lớp thú như thế nào?

* Đặt vấn đề: Trong cuộc sống hàng ngày, những công việc ta làm đều là do sự chỉ đạo của các trung ương thần kinh, tuy nhiên có những cơ quan trong cơ thể không chịu sự chỉ đạo có suy nghĩ của con người. VD: khi chạy nhanh, tim ta đập gấp, ta không thể bảo nó đập từ từ được... Những cơ quan chịu sự điều khiển như vậy được xếp chung là chịu sự điều khiển của hệ thần kinh sinh dưỡng.

3. Bài mới:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ

GHI BẢNG

Hoạt động 1:

- GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK, quan sát H. 48.1 - 2, yêu cầu HS

+ Phân tích đường đi của cung phản xạ ở hình A và B?

+ Hoàn thành phiếu học tập: so sánh cung phản xạ sinh dưỡng với cung phản xạ vận động?

- HS thảo luận, trình bày, lớp trao đổi, bổ sung, hoàn thiện.

- GV chiếu bảng phụ ghi đáp án. GV cùng HS rút ra kết luận:

Hoạt động 2:

GV cho HS quan sát H.48.3, đọc thông tin SGK trang 151, 152. Trả lời câu hỏi:

+ Hệ thần kinh sinh dưỡng có cấu tạo như thế nào?

+ Tìm điểm sai khác cơ bản giữa phân hệ giao cảm và phân hệ đối giao cảm?

HS trình bày, GV ghi lại các ý chính, lớp trao đổi hoàn thiện. HS tự rút ra kết luận:

Hoạt động 3

Quan sát lại hình 48.3 và nội dung bảng 48.2, trả lời câu hỏi:

+ Nhận xét về chức năng của phân hệ giao cảm và phân hệ đối giao cảm?

+ Hệ thần kinh sinh dưỡng có vai trò như thế nào đối với đời sống?

HS trả lời, GV chính xác hóa kiến thức

Gọi 1 - 3 HS đọc kết luận chung

I. Cung phản xạ sinh dưỡng

* Kết luận: Nội dung bảng phụ (Phụ lục)

II. Cấu tạo của hệ thần kinh sinh dưỡng

*Kết luận:

- Hệ thần kinh sinh dưỡng gồm phân hệ giao cảm và phân hệ đối giao cảm, mỗi phân hệ đều có:

+ Trung ương thần kinh.

+ Ngoại biên: dây thần kinh và hạch thần kinh.

III. Chức năng hệ thần kinh sinh dưỡng

- Phân hệ thần kinh giao cảm và đối giao cảm có tác động đối lập nhau đối với hoạt động của các cơ quan sinh dưỡng.

- Nhờ tác dụng đối lập đó mà hệ thần kinh sinh dưỡng điều hòa được hoạt động của các cơ quan sinh dưỡng.

* Kết luận chung: SGK

----------------------------------------

Trên đây VnDoc xin giới thiệu Giáo án môn Sinh học 8 bài 50: Hệ thần kinh sinh dưỡng theo CV 5512 được soạn theo chương trình chuẩn kiến thức, kỹ năng và đảm bảo các yêu cầu của Bộ GD&ĐT đề ra giúp các thầy cô nâng cao hiệu quả chất lượng giảng dạy, chuẩn bị tốt cho các bài dạy lớp 8 trên lớp.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 8, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 8 sau để chuẩn bị cho chương trình sách mới năm học tới

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án Sinh học lớp 8

    Xem thêm