Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án môn Sinh học 8 bài 15: Đông máu và nguyên tắc truyền máu theo CV 5512

Giáo án môn Sinh học lớp 8 bài 15: Đông máu và nguyên tắc truyền máu bao gồm tất cả nội dung giảng dạy trong chương trình học lớp 8 với các kiến thức tổng quát, được trình bày chi tiết và khoa học giúp giáo viên dễ dàng truyền tải bài giảng đến học sinh nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy.

Giáo án môn Sinh học 8 theo CV 5512

I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Trình bày được hiện tượng đông máu và ý nghĩa của sự đông máu, ứng dụng.

- Nêu được ý nghĩa của sự truyền máu.

- Giải thích được vấn đề cho máu có hại cho sức khỏe hay không?

2. Năng lực

- Phát triển các năng lực chung và năng lực chuyên biệt

Năng lực chung

Năng lực chuyên biệt

- Năng lực phát hiện vấn đề

- Năng lực giao tiếp

- Năng lực hợp tác

- Năng lực tự học

- Năng lực kiến thức sinh học

- Năng lực thực nghiệm

- Năng lực nghiên cứu khoa học

3. Về phẩm chất

Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.

II. Thiết bị dạy học và học liệu

- Giáo viên: Bảng phụ, Tranh phóng to các hình trong SGK

- Học sinh: Tìm hiểu trước bài

III. Tổ chức hoạt động dạy và học

1. Ổn định tổ chức lớp

2. Kiểm tra miệng

Trình bày cơ chế bảo vệ cơ thể của bạch cầu?

3. Tiến trình dạy học

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Nội dung

HOẠT ĐỘNG 1: Xác định vấn đề/Nhiệm vụ học tập/Mở đầu

Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

Phương pháp dạy học: Phương pháp vấn đáp tìm tòi.

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ.

Trong lịch sử phát triển y học, từ lâu con người đã biết truyền máu, song rất nhiều trường hợp gây tử vong. Sau này chính con người đã tìm ra nguyên nhân bị tử vong, đó là do khi truyền máu thì máu bị đông lại. Vậy yếu tố nào gây nên và theo cơ chế nào? Chúng ta cùng nghiên cứu ở bài 15.

HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức

Mục tiêu:

- HS nêu được cơ chế chống đông máu, ý nghĩa của sự đông máu.

- Hs nêu được các nhóm máu và vẽ được sơ đồ truyền máu

Phương pháp dạy học: Phương pháp vấn đáp tìm tòi, phương pháp thuyết trình, dạy học nhóm, dạy học giải quyết vấn đề.

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực kiến thức sinh học, năng lực giải quyết vấn đề.

- GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK và trả lời câu hỏi:

- Nêu hiện tượng đông máu?

- Vì sao trong mạch máu không đọng lại thành cục?

- GV viết sơ đồ đông máu để HS trình bày.

- Yêu cầu HS thảo luận nhóm :

- Sự đông máu liên quan tới yếu tố nào của máu?

- Tiểu cầu đóng vai trò gì trong quá trình đông máu?

- Máu không chảy ra khỏi mạch nữa là nhờ đâu?

- Sự đông máu có ý nghĩa gì với sự sống của cơ thể?

- GV nói thêm ý nghĩa trong y học.

- HS nghiên cứu thông tin kết hợp với thực tế để trả lời câu hỏi:

+ HS đọc thông tin SGK, quan sát sơ đồ đông máu, hiểu và trình bày.

- Thảo luận nhóm và nêu được:

+ Tiểu cầu vỡ, cùng với sự có mặt của Ca++.

+ Tiểu cầu bám vào vết rách và bám vào nhau tạo nút bịt kín vết thương.

+ Giải phóng chất giúp hình thành búi tơ máu để tạo khối máu đông.

+ Nhờ tơ máu tạo thành lưới giữ tế bào máu làm thành khối máu đông bịt kín vết rách.

- HS nêu kết luận.

I. Đông máu

- Khi bị đứt tay, vết thương nhỏ, máu chảy ra sau đó ngừng hẳn nhờ một khối máu đông bịt kín vết thương.

- Cơ chế đông máu: SGK

- Ý nghĩa: sự đông máu là cơ chế tự bảo vệ cơ thể giúp cho cơ thể không bị mất nhiều máu khi bị thương.

- GV giới thiệu thí nghiệm của Lanstaynơ SGK.

- Em biết ở người có mấy nhóm máu?

- GV giới thiệu H 15 và đặt câu hỏi:

- Hồng cầu máu người cho có loại kháng nguyên nào?

- Huyết tương máu người nhận có những loại kháng thể nào? Chúng có gây kết dính máu người nhận không?

- Lưu ý HS: Trong thực tế truyền máu, người ta chỉ chú ý đến kháng nguyên trong hồng cầu người cho có bị kết dính trong mạch máu người nhận không mà không chú ý đến huyết tương người cho.

- Yêu cầu HS làm bài tập SGK.

- Yêu cầu HS thảo luận trả lời câu hỏi:

- Máu có cả kháng nguyên A và B có thể truyền cho người có nhóm máu O? Vì sao?

-Máu không có kháng nguyên A và B có thể truyền cho người có nhóm máu O được không? Vì sao?

- Vậy nguyên tắc truyền máu là gì?

- HS ghi nhớ thông tin.

- Quan sát H 15 để trả lời.

- Rút ra kết luận.

- HS vận dụng kiến thức vừa nêu, quan sát H 15 và đánh dấu mũi tên vào sơ đồ truyền máu.

- HS vận dụng kiến thức ở phần 1 để trả lời câu hỏi :

+ Không, vì sẽ bị kết dính hồng cầu.

+ Có, vì không gây kết dính hồng cầu.

- HS trả lời.

II. Các nguyên tắc truyền máu

1

. Các nhóm máu ở người

- Hồng cầu có 2 loại kháng nguyên A và B.

- Huyết tương có 2 loại kháng thể: alpha và bêta.

- Nếu A gặp alpha; B gặp bêta sẽ gây kết dính hồng cầu.

- Có 4 nhóm máu ở người: A, B, O, AB.

+ Nhóm máu O: hồng cầu không có kháng nguyên, huyết tương có cả 2 loại kháng thể.

+ Nhóm máu A: hồng cầu có kháng nguyên A, huyết tương có kháng thể bêta.

+ Nhóm máu B: hồng cầu có kháng nguyên B, huyết tương có kháng thể alpha.

+ Nhóm máu AB: hồng cầu có kháng nguyên A,B nhưng huyết tương không có kháng thể.

2. Các nguyên tắc cần tuân thủ khi truyền máu

- Khi truyền máu cần làm xét nghiệm trước để lựa chọn loại máu truyền cho phù hợp, tránh tai biến và tránh nhận máu nhiễm tác nhân gây bệnh.

HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10')

Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học

Phương pháp dạy học: Phương pháp vấn đáp tìm tòi.

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ.

GV giáo nhiệm vụ cho học sinh làm bài tập trắc nghiệm:

Câu 1. Khi mạch máu bị nứt vỡ, loại ion khoáng nào dưới đây sẽ tham gia tích cực vào cơ chế hình thành khối máu đông?

A. Cl-

B. Ca2+

C. Na+

D. Ba2+

Câu 2. Phát biểu nào dưới đây là đúng?

A. Huyết thanh khi loại bỏ chất sinh tơ máu thì còn lại nước mô.

B. Huyết thanh khi loại bỏ chất sinh tơ máu thì còn lại huyết tương.

C. Huyết tương khi loại bỏ chất sinh tơ máu thì còn lại huyết thanh.

D. Nước mô khi loại bỏ chất sinh tơ máu thì còn lại huyết tương.

Câu 3. Nhóm máu nào dưới đây không tồn tại cả hai loại kháng nguyên A và B trên hồng cầu?

A. Nhóm máu O

B. Nhóm máu A

C. Nhóm máu B

D. Nhóm máu AB

Câu 4. Người mang nhóm máu AB có thể truyền máu cho người mang nhóm máu nào mà không xảy ra sự kết dính hồng cầu?

A. Nhóm máu O

B. Nhóm máu AB

C. Nhóm máu A

D. Nhóm máu B

Câu 5. Trong hệ nhóm máu ABO, khi lần lượt để các nhóm máu truyền chéo nhau thì sẽ có tất cả bao nhiêu trường hợp gây kết dính hồng cầu?

A. 7 trường hợp

B. 3 trường hợp

C. 2 trường hợp

D. 6 trường hợp

Câu 6. Nhóm máu mang kháng nguyên A có thể truyền được cho nhóm máu nào dưới đây?

A. AB

B. O

C. B

D. Tất cả các phương án còn lại

Câu 7. Nhóm máu không mang kháng thể alpha và bêta có thể truyền được cho nhóm máu nào dưới đâ?

A. O

B. B

C. A

D. AB

Câu 8. Vì sao máu nhiễm tác nhân gây bệnh (HIV, virut viêm gan B, virut viêm gan C,…) thì dù có tương thích cũng không nên đem truyền cho người khác?

A. Vì nếu truyền máu thì người nhận sẽ bị kết dính hồng cầu do các tác nhân gây bệnh kích thích sự ngưng kết trong lòng mạch.

B. Vì nếu truyền máu thì người nhận sẽ bị nhiễm các tác nhân trên và phát sinh những bệnh tương ứng.

C. Vì nếu truyền máu thì người nhận sẽ bị sốc phản vệ cho các tác nhân gây bệnh kể trên xâm nhập vào cơ thể.

D. Tất cả các phương án còn lại.

Câu 9. Loại tế bào máu nào đóng vai trò chủ chốt trong quá trình đông máu?

A. Hồng cầu

B. Bạch cầu

C. Tiểu cầu

D. Tất cả các phương án còn lại

HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’)

Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập

Phương pháp dạy học: Phương pháp vấn đáp tìm tòi.

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ.

GV chia lớp thành nhiều nhóm

(mỗi nhóm gồm các HS trong 1 bàn) và giao các nhiệm vụ: thảo luận trả lời các câu hỏi sau và ghi chép lại câu trả lời vào vở bài tập

- GV cho HS liên hệ khi cắt tiết gà vịt, máu đông thành cục.

- Vì sao trong mạch máu không đọng lại thành cục?

HS xem lại kiến thức đã học, thảo luận để trả lời các câu hỏi.

Khi va chạm vào vết rách trên thành mạch máu của vết thương, các tiểu cầu bị vỡ và giải phóng một enzim. Enzim này cùng với ion Ca++ làm chất sinh tơ máu biến thành tơ máu. Tơ máu kết thành mạng lưới ôm giữ các tế bào máu và tạo thành khối máu đông.

HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’)

Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học

Phương pháp dạy học: Phương pháp vấn đáp tìm tòi.

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ.

- Vẽ sơ đồ tư duy bài học

- Đọc mục “Em có biết” trang 50.

Giáo án môn Sinh học 8

I/ Mục tiêu:

1. Kiến thức:

  • Cơ chế và vai trò của hiện tượng đông máu trong việc bảo vệ cơ thể.
  • Trình bày được nguyên tắc truyền máu và cơ sở khoa học của nó.
  • Phân biệt được hiện tượng đông máu và ngưng kết máu.

2. Kỹ năng:

  • Phát triển kỹ năng làm việc theo nhóm và độc lập nghiên cứu SGK.
  • Rèn kỹ năng quan sát, phân tích, giải thích, khái quát hoá.

3. Thái độ:

  • Có ý thức giữ gìn, bảo vệ cơ thể.
  • Biết xử lý khi bị chảy máu và giúp đỡ những người xung quanh.

II. Chuẩn bị

1. Giáo viên: Hình 15 SGK trang 49, sơ đồ câm trang 49 SGK.

2. Học sinh: Đọc trước bài ở nhà

III. Tiến trình bài giảng.

1. Kiểm tra bài cũ:

* Câu 1: Trình bày cơ chế bảo vệ cơ thể của tế bào bạch cầu?

Kháng thể và kháng nguyên hoạt động theo cơ chế nào?

* Đặt vấn đề: Từ câu hỏi kiểm tra bài cũ: Trong các bài 13 và 14 chúng ta đã biết được chức năng của hồng cầu và bạch cầu vậy còn tiểu cầu thì có chức năng gì?

2. Dạy nội dung bài mới:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

GHI BẢNG

Hoạt động 1:

GV chiếu sơ đồ quá trình đông máu, phân tích sơ đồ.

GV yêu cầu HS quan sát sơ đồ, đọc thông tin SGK, thảo luận nhóm trả lời câu hỏi lệnh SGK trang 48.

HS đọc thông tin SGK, thảo luận nhóm thống nhất câu trả lời.

GV gọi đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung. Yêu cầu HS rút ra kết luận.

? Vì sao trong mạch máu không đọng lại thành cục?

- Máu không chảy ra khỏi mạch vì trên thành mạch có một loại enzim có tác dụng chống đông máu. Mặt khác thành mạch trơn và nhắn nên tiểu cầu va vào thành mạch không bị vỡ nên không giải phóng enzim gây đông máu.

- Sự đông máu có ý nghĩa gì với sự sống của cơ thể?

Trong thực tế người ta đã ứng dụng hiện tượng đông máu như thế nào?

- Ứng dụng: Biết cách giữ máu không đông. Biết cách xử lí khi gặp các vết thương nhỏ chảy máu. Biết cách xử lí khi máu khó đông. Biết cách phòng tránh để không bị đông máu trong mạch. Hiểu và biết cách bảo vệ bản thân và những người khác khi bị máu khó đông.

- GV nói thêm ý nghĩa trong y học.

Hoạt động 2:

Vấn đề 1:

GV yêu cầu HS tự nghiên cứu thí nghiệm SGK của Karl Lansteiner và cho biết:

+ Trong hồng cầu của người có những loại kháng nguyên nào?

+ Trong huyết tương có những loại kháng thể nào?

+ Loại kháng thể nào khi gặp kháng nguyên nào thì gây phản ứng kết dính.

Lưu ý HS: Trong thực tế truyền máu, người ta chỉ chú ý đến kháng nguyên trong hồng cầu người cho có bị kết dính trong mạch máu người nhận không mà không chú ý đến huyết tương người cho.

HS: Cá nhân nghiên cứu thông tin SGK thảo luận nhóm trả lời câu hỏi.

Nhóm khác bổ sung. GV treo sơ đồ thí nghiệm của K. Lansteiner phân tích sơ đồ, yêu cầu HS tiếp tục hoàn thành bài tập lệnh trang 49 SGK

GV hỏi: Nhóm máu O, AB cho và nhận được những nhóm máu nào? Gọi tên cho hai nhóm máu này?

Vấn đề 2

GV yêu cầu HS hoàn thành bài tập lệnh trang 49 -50 SGK.

HS tự vận dụng kiến thức ở vấn đề 1 và kiến thức thực tế để giải quyết bài tập.

Vậy, khi truyền máu cần chú ý tuân thủ những nguyên tắc nào?

I. Đông máu

- Khái niệm: Đông máu là hiện tượng hình thành khối máu đông hàn kín vết thương.

- Cơ chế:

Tơ máu kết thành mạng lưới ôm giữ các tế bào máu tạo thành cục máu đông bịt kín vết thương.

- Ý nghĩa: Giúp cơ thể tự bảo vệ, chống mất máu khi bị thương.

II. Các nguyên tắc truyền máu

1. Các nhóm máu ở người

- Có 4 nhóm máu: O, A, B, AB

- Nhóm máu A: có kháng nguyên A và kháng thể β.

- Nhóm máu B có kháng nguyên B và kháng thể α.

- Nhóm máu AB có kháng nguyên A, B nhưng không có kháng thể.

- Nhóm máu O không có kháng nguyên, có cả kháng thể α, β.

Kháng thể β gây kết dính kháng nguyên B

Kháng thể α gây kết dính kháng nguyên A

- Sơ đồ mối quan hệ giữa các nhóm máu:

- Nhóm máu O: Nhóm máu chuyên cho.

- Nhóm máu AB: Nhóm máu chuyên nhận.

2. Các nguyên tắc truyền máu

+ Lựa chọn nhóm máu phù hợp.

+ Kiểm tra mầm bệnh trước khi truyền máu.

+ Truyền từ từ

Kết luận chung: SGK

----------------------------------------

Trên đây VnDoc xin giới thiệu Giáo án môn Sinh học 8 bài 15: Đông máu và nguyên tắc truyền máu theo CV 5512 được soạn theo chương trình chuẩn kiến thức, kỹ năng và đảm bảo các yêu cầu của Bộ GD&ĐT đề ra giúp các thầy cô nâng cao hiệu quả chất lượng giảng dạy, chuẩn bị tốt cho các bài dạy lớp 8 trên lớp.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 8, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 8 sau để chuẩn bị cho chương trình sách mới năm học tới

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án Sinh học lớp 8

    Xem thêm