Giáo án môn Sinh học 8 bài 42: Vệ sinh hệ bài tiết nước tiểu theo CV 5512

Giáo án môn Sinh học lớp 8 bài 42: Vệ sinh hệ bài tiết nước tiểu bao gồm tất cả nội dung giảng dạy trong chương trình học lớp 8 với các kiến thức tổng quát, được trình bày chi tiết và khoa học giúp giáo viên dễ dàng truyền tải bài giảng đến học sinh nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy.

Giáo án môn Sinh học 8 theo CV 5512

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

* Chuẩn

  • Trình bày được các tác nhân gây hại cho hệ bài tiết và hậu quả của chúng
  • Kể một số bệnh về thận và hệ bài tiết nước tiểu. Cách phòng tránh các bệnh này

* Trên chuẩn

  • Trình bày được các thói quen sống khoa học để bảo vệ hệ bài tiết nước tiểu

2. Năng lực

Phát triển các năng lực chung và năng lực chuyên biệt

Năng lực chung

Năng lực chuyên biệt

- Năng lực phát hiện vấn đề

- Năng lực giao tiếp

- Năng lực hợp tác

- Năng lực tự học

- Năng lực kiến thức sinh học

- Năng lực thực nghiệm

- Năng lực nghiên cứu khoa học

3. Về phẩm chất

Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

  • Giáo viên: Tranh vẽ theo sách giáo khoa
  • Học sinh: Tìm hiểu trước bài

III. PHƯƠNG PHÁP/ KỸ THUẬT DẠY HỌC

  • Hoạt động nhóm
  • Vấn đáp – tìm tòi

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Ổn định tổ chức

2. Kiểm tra

  • Trình bày quá trình tạo thành nước tiểu ở một đơn vị chức năng của thận? Thực chất của quá trình tạo thành nước tiểu là gì?
  • Sự thải nước tiểu diễn ra như thế nào?

3. Bài mới

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Nội dung

HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động

Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dùng trực quan

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức

Mục tiêu: Trình bày được các tác nhân gây hại cho hệ bài tiết và hậu quả của chúng

- Kể một số bệnh về thận và hệ bài tiết nước tiểu. Cách phòng tránh các bệnh này

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dùng trực quan

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

- Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK và trả lời câu hỏi:

- Nêu những tác nhân gây hại cho hệ bài tiết nước tiểu?

- GV bổ sung: vi khuẩn gây viêm tai, mũi, họng gián tiếp gây viêm cầu thận do các kháng thể của cơ thể tấn công vi khuẩn này (theo đường máu ở cầu thận) tấn công nhầm làm cho hư cấu trúc cầu thận.

- Cho HS quan sát H 38.1 và 39.1 để trả lời:

- Khi các cầu thận bị viêm và suy thoái dẫn đến hậu quả nghiêm trọng như thế nào về sức khỏe?

- GV phát phiếu học tập.

- Khi các tế bào ống thận làm việc kém hiệu quả hay bị tổn thương có thể dẫn đến hậu quả như thế nào?

- Khi đường dẫn nước tiểu bị tắc nghẽn bởi sỏi thận có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ như thế nào?

- GV tập hợp ý kiến, thông bào đáp án.

- HS nghiên cứu, xử lí thông tin, thu nhận kiến thức, vận dụng hiểu biết của mình để liệt kê các tác nhân có hại.

- 1 HS trình bày, các HS khác nhận xét, bổ sung.

- HS hoạt động nhóm, trao đổi thống nhất ý kiến và hoàn thành phiếu học tập.

- Đại diện nhóm lên hoàn thành bảng, các nhóm khác bổ sung.

(Mỗi nhóm hoàn thành một nội dung)

I. Một số tác nhân chủ yếu gây hại cho hệ bài tiết nước tiểu

- Các tác nhân có hại cho hệ bài tiết nước tiểu:

+ Vi khuẩn gây bệnh (vi khuẩn gây bệnh tai, mũi, họng …)

+ Các chất độc hại trong thức ăn, đồ uống, thuốc, thức ăn ôi thiu …

+ Khẩu phần ăn không hợp lí, các chất vô cơ và hữu cơ kết tinh ở nồng độ cao gây ra sỏi thận.

Phiếu học tập

Tác nhân

Tổn thương hệ bài tiết nước tiểu

Hậu quả

Vi khuẩn

- Cầu thận bị viêm và suy thoái.

- Quá trình lọc máu bị trì trệ " các chất cặn bã và chất độc hại tích tụ trong máu " cơ thể nhiễm độc, phù " suy thận " chết.

Các chất độc hại trong thức ăn, đồ uống, thức ăn ôi thiu, thuốc.

- Ống thận bị tổn thương, làm việc kém hiệu quả.

- Quá trình hấp thụ lại và bài tiết tiếp bị giảm "môi trường trong bị biến đổi" trao đổi chất bị rối loạn ảnh hưởng bất lợi tới sức khoẻ.

- Ống thận tổn thương "nước tiểu hòa vào máu" đầu độc cơ thể.

Khẩu phần ăn không hợp lí, các chất vô cơ và hữu cơ kết tinh ở nồng độ cao gây ra sỏi thận.

- Đường dẫn nước tiểu bị tắc nghẽn.

- Gây bí tiểu nguy hiểm đến tính mạng.

- GV treo bảng phụ  Bảng 40.

Yêu cầu HS thảo luận, hoàn thành thông tin vào bảng.

- GV tập hợp ý kiến HS, chốt lại kiến thức.

- HS thu nhận thông tin, thảo luận nhóm và hoàn thành bảng 40.

- Đại diện nhóm lên bảng điền, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

II. Xây dựng thói quen sống khoa học để bảo vệ hệ bài tiết nước tiểu.

Bảng 40

STT

Các thói quen sống khoa học

Cơ sở khoa học

1

- Thường xuyên giữ vệ sinh cho toàn cơ thể cũng như cho hệ bài tiết nước tiểu.

- Hạn chế tác hại của vi sinh vật gây bệnh.

2

- Khẩu phần ăn uống hợp lí

+ Không ăn quá nhiều P, quá mặn, quá chua, quá nhiều chất tạo sỏi.

+ Không ăn thức ăn ôi thiu và nhiễm chất độc hại.

+ Uống đủ nước.

- Tránh cho thận làm việc quá nhiều và hạn chế khả năng tạo sỏi.

- Hạn chế tác hại của chất độc hại.

- Tạo điều kiện cho quá trình lọc máu được liên tục.

3

- Nên đi tiểu đúng lúc, không nên nhịn lâu.

- Hạn chế khả năng tạo sỏi ở bóng đái.

HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10')

Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dùng trực quan

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

GV giao nhiệm vụ cho học sinh làm bài tập trắc nghiệm:

Câu 1. Hoạt động lọc máu để tạo nước tiểu đầu có thể kém hiệu quả hay ngưng trệ hoặc ách tắc vì nguyên nhân nào sau đây?

A. Tất cả các phương án còn lại.

B. Một số cầu thận bị hư hại về cấu trúc do các vi khuẩn gây viêm các bộ phận khác rồi gián tiếp gây viêm cầu thận.

C. Các tế bào ống thận do thiếu ôxi, làm việc quá sức hay bị đầu độc nhẹ nên hoạt động kém hiệu quả hơn bình thường.

D. Bể thận bị viêm do vi khuẩn theo đường bài tiết nước tiểu đi lên và gây ra.

Câu 2. Sự ứ đọng và tích lũy chất nào dưới đây có thể gây sỏi thận?

A. Tất cả các phương án còn lại

B. Axit uric

C. Ôxalat

D. Xistêin

Câu 3. Loại thức ăn nào dưới đây chứa nhiều ôxalat – thủ phạm hàng đầu gây sỏi đường tiết niệu?

A. Đậu xanh

B. Rau ngót

C. Rau bina

D. Dưa chuột

Câu 4. Việc làm nào dưới đây có hại cho hệ bài tiết?

A. Uống nhiều nước

B. Nhịn tiểu

C. Đi chân đất

D. Không mắc màn khi ngủ

Câu 5. Để bảo vệ hệ bài tiết nước tiểu, chúng ta cần lưu ý điều gì?

A. Đi tiểu đúng lúc

B. Tất cả các phương án còn lại

C. Giữ gìn vệ sinh thân thể

D. Uống đủ nước

Câu 6. Để bảo vệ hệ bài tiết nước tiểu, chúng ta cần tránh điều gì sau đây?

A. Ăn quá mặn, quá chua

B. Uống nước vừa đủ

C. Đi tiểu khi có nhu cầu

D. Không ăn thức ăn ôi thiu, nhiễm độc

Câu 7. Tác nhân nào dưới đây có thể gây hại cho hệ bài tiết nước tiểu?

A. Khẩu phần ăn uống không hợp lí

B. Vi sinh vật gây bệnh

C. Tất cả các phương án còn lại

D. Các chất độc có trong thức ăn

Câu 8. Các tế bào ống thận có thể bị đầu độc bởi tác nhân nào sau đây?

A. Thủy ngân

B. Nước

C. Glucôzơ

D. Vitamin

Câu 9. Ca ghép thận đầu tiên trên thế giới được thực hiện vào năm nào?

A. 1963

B. 1954

C. 1926

D. 1981

Đáp án

1. B

2. A

3. C

4. B

5. B

6. A

7. A

8. A

9. A

HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’)

Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dùng trực quan

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV chia lớp thành nhiều nhóm

(mỗi nhóm gồm các HS trong 1 bàn) và giao các nhiệm vụ: thảo luận trả lời các câu hỏi sau và ghi chép lại câu trả lời vào vở bài tập

- Làm thế nào để có một hệ bài tiết nước tiểu khỏe mạnh? Giải thích cơ sở khoa học của các biện pháp đó.

1. Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS xem lại kiến thức đã học, thảo luận để trả lời các câu hỏi.

Các biện pháp

Cơ sở khoa học

Thường xuyên giữ vệ sinh cho toàn cơ thể cũng như cho hệ bài tiết nước tiểu.

Hạn chế tác hại của các vi sinh vật gây bệnh.

Khẩu phần ăn uống hợp lí:

-Không ăn quá nhiều prôtêin, quá mặn, quá chua, quá nhiều chất tạo sỏi.

- Không ăn thức ăn ôi thiu và nhiễm chất độc hại.

- Uống đủ nước.

- Tránh cho thận làm việc quá nhiều và hạn chế khả năng tạo sỏi thận.

- Hạn chế tác hại của chất độc.

Khi muốn đi tiểu thì nên đi ngay, không nên nhịn lâu.

- Tạo điều kiện thuận lợi cho sự tạo thành nước tiểu được liên tục.

- Hạn chế khả năng tạo sỏi ở bóng đái.

HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’)

Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dùng trực quan

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

Giáo án môn Sinh học 8

I/ Mục tiêu:

1. Kiến thức:

  • HS trình bày được các tác nhân gây hại cho hệ bài tiết nước tiểu và hậu quả của nó.
  • Kể một số bệnh về thận và đường tiết niệu. Cách phòng tránh các bệnh này.
  • Trình bày được các thói quen, xây dựng các thói quen để bảo vệ hệ bài tiết nước tiểu và giải thích cơ sở khoa học của nó.
  • Biết giữ vệ sinh hệ tiết niệu.

2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng quan sát liên hệ thực tế

3. Thái độ: Bồi dưỡng cho HS thói quen sống khoa học, ăn uống hợp lí để bảo vệ hệ bài tiết nước tiểu.

II. Đồ dùng dạy học:

1. Giáo viên: phóng to H 38.1; 39.1.

2. Học sinh: Phiếu học tập. Đọc trước bài ở nhà.

III. Hoạt động dạy - học.

1. Ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số:

2. Kiểm tra bài cũ:

Câu 1: Trình bày sự tạo thành nước tiểu?

* Đặt vấn đề: Hoạt động bài tiết đóng một vai trò hết sức quan trọng đối với cơ thể. Vậy, làm thế nào để có một hệ bài tiết hoạt động có hiệu quả?

3. Bài mới:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

GHI BẢNG

Hoạt động 1:

GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK, trả lời câu hỏi:

+ Có những tác nhân nào gây hại cho hoạt động của hệ bài tiết nước tiểu?

+ Hoàn thành phiếu học tập?

HS tự nghiên cứu thông tin SGK, thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi, hoàn thành phiếu. Lớp trao đổi, bổ sung, GV kết luận.

Hoạt động 2:

GV yêu cầu HS vận dụng thông tin mục I, hoàn thành bảng 40 SGK:

Các nhóm thảo luận thống nhất ý kiến, GV tổng hợp ý kiến của các nhóm, thông báo đáp án đúng.

HS tự rút ra kết luận

Các thói quen sống khoa học

Cơ sở khoa học

1 . Thường xuyên giữ vệ sinh cho toàn cơ thể cũng như cho hệ bài tiết nước tiểu

· Hạn chế tác hại của vi sinh vật gây bệnh

2 . Khẩu phần ăn uống hợp lí:

Không ăn quá nhiều Prôtêin, quá mặn, quá chua, quá nhiều chất tạo sỏi

Không ăn thức ăn thừa ôi thiu và nhiễm chất độc hại.

Uống đủ nước

· Tránh cho thận làm việc quá nhiều và hạn chế khả năng tạo sỏi

· Hạn chế tác hại của các chất độc

· Tạo điều kiện cho quá trình lọc máu được thuận lợi

3. Đi tiểu đúng lúc, không nên nhịn tiểu lâu

· Hạn chế khả năng tạo sỏi

GV hỏi thêm:

Dựa trên những kiến thức đã biết em hãy xây dựng cho mình một thói quen sống khoa học?

Gọi 1 - 3 HS đọc kết luận chung

I. Một số tác nhân gây hại

* Kết luận:

- Các tác nhân gây hại cho hệ bài tiết nước tiểu:

+ Các vi sinh vật gây bệnh.

+ Các chất độc trong thức ăn.

+ Các chất tạo sỏi.

II. Xây dựng thói quen sống khoa học

*Kết luận:

- Các thói quen sống khoa học:

+ Thường xuyên giữ vệ sinh cho toàn cơ thể cũng như vệ sinh hệ bài tiết nước tiểu.

+ Khẩu phần ăn hợp lý: Không ăn quá nhiều chất prôtêin, quá chua, quá mặn, hay quá nhiều chất tạo sỏi; Không ăn thức ăn ôi thiu và nhiễm chất độc hại; Uống đủ nước.

+ Đi tiểu đúng lúc, không nên nhịn lâu.

----------------------------------------

Trên đây VnDoc xin giới thiệu Giáo án môn Sinh học 8 bài 42: Vệ sinh hệ bài tiết nước tiểu theo CV 5512 được soạn theo chương trình chuẩn kiến thức, kỹ năng và đảm bảo các yêu cầu của Bộ GD&ĐT đề ra giúp các thầy cô nâng cao hiệu quả chất lượng giảng dạy, chuẩn bị tốt cho các bài dạy lớp 8 trên lớp.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 8, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 8 sau để chuẩn bị cho chương trình sách mới năm học tới

Đánh giá bài viết
3 835
Sắp xếp theo

    Giáo án Sinh học lớp 8

    Xem thêm