Giáo án môn Sinh học 8 bài 45: Giới thiệu chung về hệ thần kinh theo CV 5512
Giáo án môn Sinh học lớp 8 bài 45: Giới thiệu chung về hệ thần kinh bao gồm tất cả nội dung giảng dạy trong chương trình học lớp 8 với các kiến thức tổng quát, được trình bày chi tiết và khoa học giúp giáo viên dễ dàng truyền tải bài giảng đến học sinh nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy.
Giáo án môn Sinh học 8 theo CV 5512
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Trình bày được cấu tạo và chức năng của nơron, xác định được nơron là đơn vị cấu tạo của hệ thần kinh.
- Phân biệt được các thành phần cấu tạo của hệ thần kinh.
- Phân biệt được chức năng của hệ thần kinh sinh dưỡng và hệ thần kinh vận động.
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng quan sát, phân tích kênh hình, Tự tin phát biểu ý kiến trước tổ, nhóm, lớp, Thu thập và xử lý thông tin, Kỹ năng hợp tác, lắng nghe tích cực
3. Thái độ: Giáo dục ý thức bảo vệ hệ thần kinh
4. Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực quan sát, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống ...
II. CHUẨN BỊ
- Giáo viên: Tranh vẽ theo sách giáo khoa
- Học sinh: Tìm hiểu trước bài
III. PHƯƠNG PHÁP/ KỸ THUẬT DẠY HỌC
- Hoạt động nhóm
- Vấn đáp – tìm tòi
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra: Hãy nêu các biện pháp giữ vệ sinh da và giải thích cơ sở khoa học của các biện pháp đó?
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh | Nội dung | ||||||||||||
HOẠT ĐỘNG 1: Xác định vấn đề/Nhiệm vụ học tập/Mở đầu Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới. Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dùng trực quan Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp. | ||||||||||||||
Hệ thần kinh thường xuyên tiếp nhận kích thích, và phản ứng lại kích thích đó bằng sự điều khiển, điều hoà và phối hợp hoạt động của các nhóm cơ quan, hệ cơ quan giúp cơ thể luôn thích nghi với môi trường. Hệ thần kinh có cấu tạo như thế nào để thực hiện các chức năng đó ? ta vào bài | ||||||||||||||
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức Mục tiêu: Trình bày được cấu tạo và chức năng của nơron, xác định được nơron là đơn vị cấu tạo của hệ thần kinh. - Phân biệt được các thành phần cấu tạo của hệ thần kinh. - Phân biệt được chức năng của hệ thần kinh sinh dưỡng và hệ thần kinh vận động. Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dùng trực quan Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp. | ||||||||||||||
- Yêu cầu HS quan sát H 43.1, cùng với kiến thức đã học và trả lời câu hỏi: - Nêu thành phần cấu tạo của mô thần kinh? - Mô tả cấu tạo 1 nơron? - GV lưu ý HS: nơron không có trung thể. - GV nhận xét câu trả lời của HS. - Nêu chức năng của nơron? - Cho HS quan sát tranh để thấy chiều dẫn truyền xung thần kinh của nơron. - GV bổ sung: dựa vào chức năng dẫn truyền, nơron được chia thành 3 loại. | - HS nhớ lại kiến thức đã học ở bài phản xạ để trả lời: + Mô thần kinh gồm: tế bào thần kinh đệm. + Tế bào thần kinh đệm có chức năng nâng đỡ, sinh dưỡng và bảo vệ tế bào thần kinh. + Tế bào thần kinh (nơron) là đơn vị cấu tạo và chức năng của hệ thần kinh. - 1 HS gắn chú thích cấu tạo của nơron, sau đó mô tả cấu tạo. + Chức năng cảm ứng và dẫn truyền. - Quan sát tranh, nghe GV giới thiệu và tiếp thu kiến thức. | I. Nơron - đơn vị cấu tạo của hệ thần kinh * Cấu tạo của nơron gồm: + Thân: chứa nhân. + Các sợi nhánh: ở quanh thân. + 1 sợi trục: dài, thường có bao miêlin (các bao miêlin thường được ngăn cách bằng eo Ranviê tận cùng có cúc xinap – là nơi tiếp xúc giữa các nơron. * Chức năng của nơron: + Cảm ứng(hưng phấn) + Dẫn truyền xung thần kinh theo một chiều (từ sợi nhánh tới thân, từ thân tới sợi trục).
| ||||||||||||
- GV thông báo có nhiều cách phân chia các bộ phận của hệ thần kinh (giới thiệu 2 cách). + Theo cấu tạo + Theo chức năng - Yêu cầu HS quan sát H 43.2, đọc kĩ bài tập, lựa chọn cụm từ điền vào chỗ trống. - Gọi 1 HS báo cáo kết quả. Cho HS nhận xét, trả lời câu hỏi: - Xét về cấu tạo, hệ thần kinh gồm những bộ phận nào? - Dây thần kinh do bộ phận nào của nơron cấu tạo nên? - Căn cứ vào chức năng dẫn truyền xung thần kinh của nơron có thể chia mấy loại dây thần kinh? - Dựa vào chức năng hệ thần kinh gồm những bộ phận nào? Sự khác nhau về chức năng của 2 bộ phận này? | - HS thảo luận nhóm, làm bài tập điền từ SGK vào vở bài tập. - 1 HS trình bày kết quả, các HS khác nhận xét, bổ sung. 1: Não 2: Tủy 3 + 4: bó sợi cảm giác và bó vận động. + Do sợi trục của nơron tạo thành. + Có 3 loại dây thần kinh: dây hướng tâm, dây li tâm, dây pha. - HS dựa vào SGK để trả lời. | II. Các bộ phận của hệ thần kinh 1. Dựa vào cấu tạo hệ thần kinh gồm: + Bộ phận trung ương gồm bộ não tương ứng. + Bộ phận ngoại biên gồm dây thần kinh và các hạch thần kinh. + Dây thần kinh: dây hướng tâm, li tâm, dây pha. 2. Dựa vào chức năng, hệ thần kinh được chia thành: + Hệ thần kinh vận động (cơ xương) điều khiển sự hoạt động của cơ vân 9 là hoạt động có ý thức). + Hệ thần kinh sinh dưỡng: điều hòa hoạt động của các cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản (là hoạt động không có ý thức). | ||||||||||||
HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10') Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dùng trực quan Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp. | ||||||||||||||
GV giao nhiệm vụ cho học sinh làm bài tập trắc nghiệm: Câu 1. Ở hệ thần kinh người, bộ phận ngoại trung ương không bao gồm thành phần nào dưới đây? A. Tiểu não B. Trụ não C. Tủy sống D. Hạch thần kinh Câu 2. Dựa vào đâu mà hệ thần kinh người được phân biệt thành hệ thần kinh vận động và hệ thần kinh sinh dưỡng? A. Cấu tạo B. Chức năng C. Tần suất hoạt động D. Thời gian hoạt động Câu 3. Đơn vị cấu tạo nên hệ thần kinh là A. hạch thần kinh. B. dây thần kinh. C. cúc xináp. D. nơron. Câu 4. Mỗi nơron có bao nhiêu sợi trục? A. 4 B. 3 C. 2 D. 1 Câu 5. Bao miêlin là cấu trúc nằm trên bộ phận nào của nơron? A. Thân nơron B. Sợi trục C. Sợi nhánh D. Cúc xináp Câu 6. Nơron có chức năng gì? A. Cảm ứng và dẫn truyền xung thần kinh B. Tiếp nhận và xử lí các kích thích C. Trả lời các kích thích D. Tất cả các phương án còn lại Câu 7. Người trưởng thành có khoảng bao nhiêu tế bào não? A. 1 tỉ tế bào B. 100 tỉ tế bào C. 1000 tỉ tế bào D. 10 tỉ tế bào Câu 8. Khi nói về nơron, nhận định nào dưới đây là đúng? A. Không có khả năng phân chia B. Không có khả năng tái sinh phần cuối sợi trục C. Có nhiều sợi trục D. Có một sợi nhánh Câu 9. Cúc xináp nằm ở vị trí nào trên nơron? A. Giữa các bao miêlin B. Đầu sợi nhánh C. Cuối sợi trục D. Thân nơron Câu 10. Ở người, hoạt động nào dưới đây chịu sự điều khiển của vỏ não? A. Bài tiết nước tiểu B. Co bóp dạ dày C. Dãn mạch máu dưới da D. Co đồng tử Đáp án
| ||||||||||||||
HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’) Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dùng trực quan Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp. | ||||||||||||||
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV chia lớp thành nhiều nhóm (mỗi nhóm gồm các HS trong 1 bàn) và giao các nhiệm vụ: thảo luận trả lời các câu hỏi sau và ghi chép lại câu trả lời vào vở bài tập - Vì sao nói: Nơron là đơn vị cấu tạo và là đơn vị chức năng của tổ chức thần kinh (hệ thần kinh)? 2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: - GV gọi đại diện của mỗi nhóm trình bày nội dung đã thảo luận. - GV chỉ định ngẫu nhiên HS khác bổ sung. - GV kiểm tra sản phẩm thu ở vở bài tập. - GV phân tích báo cáo kết quả của HS theo hướng dẫn dắt đến câu trả lời hoàn thiện. | 1. Thực hiện nhiệm vụ học tập HS xem lại kiến thức đã học, thảo luận để trả lời các câu hỏi. 2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS trả lời. - HS nộp vở bài tập. - HS tự ghi nhớ nội dung trả lời đã hoàn thiện. | - Nơron là đơn vị cấu tạo của mô thần kinh nói riêng và hệ thần kinh nói chung: + Thân nơron và các sợi nhánh tập trung tạo nên chất xám của vỏ đại não, vỏ tiểu não, các nhân dưới vỏ, trong chất xám tủy sống và các hạch thần kinh ngoại biên (hạch giao cảm và đối giao cảm). + Các sợi trục của nơron phần lớn có bao miêlin, tập hợp thành chất trắng trong trung ương thần kinh (não, tủy) và hầu hết các dây thần kinh thuộc bộ phận ngoại biên của hệ thần kinh (chỉ có các sợi sau hạch của dây giao cảm và đối giao cảm của hệ thần kinh sinh dưỡng là không có bao miêlin). Các sợi trục phân nhánh và tận cùng mỗi nhánh bằng các chùy xináp (còn gọi là cúc xináp) là nơi tiếp giáp giữa các nơron với các sợi nhánh hay thân của các nơron sau hoặc tiếp giáp với các tế bào của các cơ quan phản ứng (cơ, tuyến). Trong các chùy xináp có các bọng chứa các chất môi giới hóa học do bản thân nơron tổng hợp nên, có chức năng chuyển giao các thông tin từ nơron tới nơron tiếp sau hoặc các cơ quan khi nơron tiếp nhận kích thích từ môi trường. - Nơron đồng thời là đơn vị chức năng của hệ thần kinh vì nơron có khả năng hưng phấn và dẫn truyền. Nơron là các thành phần chủ yếu của một cung phản xạ, mà phản xạ là chức năng của hệ thần kinh vì mọi hoạt động của cơ thể đều là phản xạ. Cung phản xạ thông thường bao gồm nơron hướng tâm tiếp xúc với bộ phận tiếp nhận kích thích (thụ quan) và nơron li tâm tiếp xúc với cơ quan phản ứng. Nơron hướng tâm và li tâm tiếp xúc trực tiếp hay qua một nơron trung gian trong chất xám tủy sống hay vỏ não. | ||||||||||||
HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’) Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dùng trực quan Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp. |
Giáo án môn Sinh học 8
I/ Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Trình bày được cấu tạo và chức năng của nơron, đồng thời xác định rõ nơron là đơn vị cấu tạo cơ bản của hệ thần kinh.
- Nêu rõ các bộ phận của hệ thần kinh và cấu tạo của chúng (bộ phận trung ương và bộ phận ngoại biên).
- Trình bày khái quát chức năng của hệ thần kinh
2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng quan sát và hoạt động nhóm.
3. Thái độ: Giáo dục ý thức bảo vệ hệ thần kinh và giác quan.
II. Đồ dùng dạy học:
1. Giáo viên: Tranh phóng to H 43.1; 43.2.
2. Học sinh: Đọc trước bài ở nhà.
III. Hoạt động dạy - học.
1. Ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số:
2. Kiểm tra bài cũ:
* Câu 1: Nêu các biện pháp giữ vệ sinh da và giải thích cơ sở khoa học của các biện pháp đó?
* Câu 2: Nêu các hình thức và nguyên tắc rèn luyện da?
? Nêu vai trò của hệ thần kinh?
* Đặt vấn đề: Hệ thần kinh luôn tiếp nhận và trả lời các kích thích của môi trường bằng sự điều khiển, điều hòa phối hợp hoạt động cá hệ cơ quan giúp cơ thể luôn thích nghi với môi trường. Vậy hệ thần kinh có cấu tạo như thế nào?
3. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS | Ghi bảng |
- Yêu cầu HS quan sát H 43.1, cùng với kiến thức đã học và trả lời câu hỏi: ? Nêu thành phần cấu tạo của mô thần kinh? - HS nhớ lại kiến thức đã học ở bài phản xạ để trả lời. - 1 HS gắn chú thích cấu tạo của nơron, sau đó mô tả cấu tạo. + Mô thần kinh gồm: Tế bào thần kinh đệm. + Tế bào thần kinh đệm có chức năng nâng đỡ, sinh dưỡng và bảo vệ tế bào thần kinh. ? Mô tả cấu tạo 1 nơron điển hình? - GV lưu ý HS: nơron không có trung thể. - GV nhận xét câu trả lời của HS. ? Nêu chức năng của nơron? - Cho HS quan sát tranh để thấy chiều dẫn truyền xung thần kinh của nơron. - GV bổ sung: Dựa vào chức năng dẫn truyền, nơron được chia thành 3 loại (nơron hướng tâm, nơron li tâm và nơron trung gian) - GV thông báo có nhiều cách phân chia các bộ phận của hệ thần kinh (giới thiệu 2 cách). + Theo cấu tạo + Theo chức năng - HS thảo luận nhóm, làm bài tập điền từ SGK vào vở bài tập. 1 HS trình bày kết quả, các HS khác nhận xét, bổ sung và trả lời câu hỏi: - HS dựa vào SGK để trả lời. ? Xét về cấu tạo, hệ thần kinh gồm những bộ phận nào? (Bộ phận trung ương và bộ phận ngoại biên) 1: Não 2: Tủy 3 + 4: Bó sợi cảm giác và bó vận động ? Dây thần kinh do bộ phận nào của nơron cấu tạo nên? (bó sợi cảm giác và bó sợi vận động) ? Căn cứ vào chức năng dẫn truyền xung thần kinh của nơron có thể chia mấy loại dây thần kinh? ? Dựa vào chức năng hệ thần kinh gồm những bộ phận nào? Sự khác nhau về chức năng của 2 bộ phận này? | I. Nơron - đơn vị cấu tạo của hệ thần kinh Tế bào thần kinh (nơron) là đơn vị cấu tạo và chức năng của hệ thần kinh. a. Cấu tạo của nơron gồm: + Thân: chứa nhân. + Các sợi nhánh: ở quanh thân. + 1 sợi trục: dài, thường có bao miêlin (các bao miêlin thường được ngăn cách bằng eo Răng tận cùng có cúc xinap – là nơi tiếp xúc giữa các nơron. b. Chức năng của nơron: + Cảm ứng (hưng phấn) + Dẫn truyền xung thần kinh theo một chiều (từ sợi nhánh tới thân, từ thân tới sợi trục). II. Các bộ phận của hệ thần kinh Dựa vào cấu tạo hệ thần kinh gồm: + Bộ phận trung ương gồm bộ não, tủy sống. + Bộ phận ngoại biên gồm dây thần kinh và các hạch thần kinh. -Dây thần kinh: Dây hướng tâm, li tâm, dây pha. Do sợi trục của nơron tạo thành. Dựa vào chức năng, hệ thần kinh được chia thành: + Hệ thần kinh vận động (cơ xương) điều khiển sự hoạt động của cơ vân (là hoạt động có ý thức). + Hệ thần kinh sinh dưỡng: điều hòa hoạt động của các cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản (là hoạt động không có ý thức). |
----------------------------------------
Trên đây VnDoc xin giới thiệu Giáo án môn Sinh học 8 bài 45: Giới thiệu chung về hệ thần kinh theo CV 5512 được soạn theo chương trình chuẩn kiến thức, kỹ năng và đảm bảo các yêu cầu của Bộ GD&ĐT đề ra giúp các thầy cô nâng cao hiệu quả chất lượng giảng dạy, chuẩn bị tốt cho các bài dạy lớp 8 trên lớp.
Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 8, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 8 sau để chuẩn bị cho chương trình sách mới năm học tới