Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án môn Sinh học 8 bài 21: Hô hấp và các cơ quan hô hấp theo CV 5512

Giáo án môn Sinh học lớp 8 bài 21: Hô hấp và các cơ quan hô hấp bao gồm tất cả nội dung giảng dạy trong chương trình học lớp 8 với các kiến thức tổng quát, được trình bày chi tiết và khoa học giúp giáo viên dễ dàng truyền tải bài giảng đến học sinh nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy.

Giáo án môn Sinh học 8 theo CV 5512

I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- HS trình bày được khái niệm hô hấp và vai trò của hô hấp với cơ thể sống.

- HS xác định được trên hình các cơ quan hô hấp ở người.

- Hs hiểu được cấu tạo phù hợp với chức năng của đường dẫn khí và 2 lá phổi

2. Năng lực

- Phát triển các năng lực chung và năng lực chuyên biệt

Năng lực chung

Năng lực chuyên biệt

- Năng lực phát hiện vấn đề

- Năng lực giao tiếp

- Năng lực hợp tác

- Năng lực tự học

- Năng lực kiến thức sinh học

- Năng lực thực nghiệm

- Năng lực nghiên cứu khoa học

3. Về phẩm chất

Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.

II. Thiết bị dạy học và học liệu

Giáo viên:

Tranh phóng to các hình trong sgk

Mô hình hệ hô hấp

Học sinh: Bảng nhóm

III. Tổ chức hoạt động dạy và học

1. Ổn định tổ chức

2. Kiểm tra: Giáo viên thu báo cáo thu hoạch bài thực hành

3. Bài mới:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Nội dung

HOẠT ĐỘNG 1: Mở đầu

Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

Phương pháp dạy học: Phương pháp vấn đáp tìm tòi.

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ.

- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi:

+ Hồng cầu có chức năng gì? (Vận chuyển O2 và CO2)

+ Máu lấy O2 và thải được CO2 là nhờ đâu? (Nhờ hệ hô hấp)

- GV: Vậy hô hấp là gì? Hô hấp có vai trò như thế nào đối với cơ thể sống? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay.

HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức

Mục tiêu:

- Hs nêu được khái niệm hô hấp và vai trò của hô hấp với cơ thể sống.

- HS xác định được trên hình các cơ quan hô hấp ở người.

Phương pháp dạy học: Phương pháp vấn đáp tìm tòi, phương pháp thuyết trình, dạy học nhóm, dạy học giải quyết vấn đề.

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực kiến thức sinh học, năng lực giải quyết vấn đề.

- Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK, liên hệ kiến thức đã học ở lớp 3 và 7, quan sát H20, thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi:

- Hô hấp là gì?

- Hô hấp có liên quan như thế nào với các hoạt động sống của tế bào và cơ thể?

- Hô hấp gồm những giai đoạn chủ yếu nào?

- Sự thở có ý nghĩa gì với hô hấp?

- GV yêu cầu đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- Cá nhân nghiên cứu thông tin, kết hợp kiến thức cũ và quan sát tranh, thảo luận thống nhất câu trả lời.

- Nêu kết luận.

- Dựa vào sơ đồ SGK và nêu kết luận.

- Quan sát H 20.1 để trả lời, rút ra kết luận.

I- Khái niệm hô hấp.

- Hô hấp là quá trình cung cấp oxi cho tế bào cơ thể và thải khí cacbonic ra ngoài cơ thể

- Hô hấp cung cấp oxi cho tế bào, tham gia vào phản ứng oxi hóa các hợp chất hữu cơ tạo năng lượng (ATP) cho mọi hoạt động sống của tế bào và cơ thể, đồng thời loại thải cacbonic ra ngoài cơ thể.

- Hô hấp gồm 3 giai đoạn: Sự thở, trao đổi khí ở phổi, trao đổi khí ở tế bào.

- Sự thở giúp khí lưu thông ở phổi, tạo điều kiện cho trao đổi khí diễn ra liên tục ở tế bào.

- Yêu cầu HS nghiên cứu H20.2 SGK và trả lời câu hỏi:

- Hệ hô hấp gồm những cơ quan nào?

-HS quan sát hình, trả lời câu hỏi. GV gọi HS lên xác định các cơ quan đó trên tranh vẽ (hoặc mô hình)

- HS nghiên cứu tranh, mô hình và xác định các cơ quan.

- 1 HS lên bảng chỉ các cơ quan của hệ hô hấp (hoặc gắn chú thích vào tranh câm).

- Các HS khác nhận xét, bổ sung, đánh giá và rút ra kết luận.

II. Các cơ quan trong hệ hô hấp của người

và chức năng của chúng

Hệ hô hấp gồm 2 bộ phận: đường dẫn khí (khoang mũi, họng....) và 2 lá phổi.

- Đường dẫn khí có chức năng dẫn khí ra vào phổi, ngăn bụi, làm ẩm không khí vào phổi và bảo vệ phổi khỏi tác nhân có hại.

- Phổi: thực hiện chức năng trao đổi khí giữa môi trường ngoài và máu trong mao mạch phổi.

HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10')

Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học

Phương pháp dạy học: Phương pháp vấn đáp tìm tòi, phương pháp thuyết trình.

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ.

GV giáo nhiệm vụ cho học sinh làm bài tập trắc nghiệm:

Câu 1. Bộ phận nào dưới đây không thuộc hệ hô hấp?

A. Thanh quản

B. Thực quản

C. Khí quản

D. Phế quản

Câu 2. Loại sụn nào dưới đây có vai trò đậy kín đường hô hấp khi chúng ta nuốt thức ăn?

A. Sụn thanh nhiệt

B. Sụn nhẫn

C. Sụn giáp

D. Tất cả các phương án còn lại

Câu 3. Khí quản người được tạo thành bởi bao nhiêu vòng sụn khuyết hình chữ C?

A. 20 – 25 vòng sụn

B. 15 – 20 vòng sụn

C. 10 – 15 vòng sụn

D. 25 – 30 vòng sụn

Câu 4. Bộ phận nào dưới đây ngoài chức năng hô hấp còn kiêm thêm vai trò khác?

A. Khí quản

B. Thanh quản

C. Phổi

D. Phế quản

Câu 5. Phổi người trưởng thành có khoảng

A. 200 – 300 triệu phế nang.

B. 800 – 900 triệu phế nang.

C. 700 – 800 triệu phế nang.

D. 500 – 600 triệu phế nang.

Câu 6. Trong đường dẫn khí của người, khí quản là bộ phận nối liền với

A. họng và phế quản.

B. phế quản và mũi.

C. họng và thanh quản

D. thanh quản và phế quản.

Câu 7. Trong quá trình hô hấp, con người sử dụng khí gì và loại thải ra khí gì?

A. Sử dụng khí nitơ và loại thải khí cacbônic

B. Sử dụng khí cacbônic và loại thải khí ôxi

C. Sử dụng khí ôxi và loại thải khí cacbônic

D. Sử dụng khí ôxi và loại thải khí nitơ

Câu 8. Bộ phận nào của đường hô hấp có vai trò chủ yếu là bảo vệ, diệt trừ các tác nhân gây hại?

A. Phế quản

B. Khí quản

C. Thanh quản

D. Họng

Câu 9. Mỗi lá phổi được bao bọc bên ngoài bởi mấy lớp màng?

A. 4 lớp

B. 3 lớp

C. 2 lớp

D. 1 lớp

Câu 10. Lớp màng ngoài của phổi còn có tên gọi khác là

A. lá thành.

B. lá tạng.

C. phế nang.

D. phế quản.

HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’)

Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập

Phương pháp dạy học: Phương pháp vấn đáp tìm tòi, phương pháp thuyết trình.

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ..

GV chia lớp thành nhiều nhóm và giao các nhiệm vụ: thảo luận trả lời các câu hỏi sau và ghi chép lại câu trả lời vào vở bài tập

? Thế nào là hô hấp? vai trò của hô hấp với các hoạt động của cơ thể?

?Hệ hô hấp gồm những cơ quan nào? chức năng của chúng?

HS xem lại kiến thức đã học, thảo luận để trả lời các câu hỏi.

Hô hấp là một quá trình luôn gắn liền với sự sống vì mọi hoạt động sống đều cần có năng lượng mà hô hấp ở tế bào tạo ra. Hoạt động hô hấp gồm các hoạt động trao đổi khí ở phổi và ở tế bào

Thông qua hoạt động trao đổi khí ở phổi giúp cung cấp O2 cho các tế bào của cơ thể và đồng thời vận chuyển CO2 do các tế bào thải ra khỏi cơ thể.

….

Giáo án môn Sinh học 8

I/ Mục tiêu:

1. Kiến thức:

  • Trình bày được quá trình hô hấp và vai trò của hô hấp với sự sống.
  • Xác định được vị trí cấu tạo các cơ quan hô hấp

2. Kỹ năng:

  • Phát triển kỹ năng làm việc theo nhóm và độc lập nghiên cứu SGK.
  • Rèn kỹ năng quan sát, phân tích, giải thích, khái quát hoá.

3. Thái độ: Có ý thức giữ gìn, bảo vệ cơ cơ quan hô hấp.

II. Chuẩn bị

1. Giáo viên: Tranh hình 19.1 - 2 SGK. Máy chiếu, màn chiếu, máy tính.

2. Học sinh: Đọc trước bài ở nhà.

III. Tiến trình bài giảng.

1. Kiểm tra bài cũ: không

* Đặt vấn đề: Khi một người còn thở chúng ta khẳng định điều gì? Vậy, chứng tỏ hô hấp có vai trò như thế nào đối với con người và các loài sinh vật khác? Những cơ quan nào thực hiện quá trình hô hấp?

2. Dạy nội dung bài mới:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

GHI BẢNG

Hoạt động 1:

GV chiếu hình 20.1 + sơ đồ, yêu cầu HS đọc thông tin SGK, trả lời câu hỏi:

+ Hô hấp là gì?

+ Hô hấp gồm những giai đoạn chủ yếu nào?

+ Sự thở có ý nghĩa gì với hô hấp?

+ Hô hấp có quan hệ như thế nào với các hoạt động sống của cơ thể?

HS: Cá nhân nghiên cứu thông tin SGK, thảo luận nhóm trả lời câu hỏi.

GV gọi một nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV đánh giá kết quả, chốt:

ở mỗi giai đoạn của quá trình hô hấp có sự tham gia của các cơ quan khác nhau. Đó là những cơ quan nào?

Hoạt động 2

GV chiếu hình 20.2 – 3 yêu cầu HS quan sát, trả lời câu hỏi:

+ Hệ hô hấp có những cơ quan nào?

+ Phổi có cấu tạo như thế nào?

Một số HS trả lời câu hỏi, GV cho toàn lớp trao đổi và tự rút ra kết luận

Cơ quan hô hấp có chức năng như thế nào?

GV hỏi thêm: Mặc dù đường dẫn khí đã làm ấm không khí vào phổi nhưng vào mùa đông đôi khi chúng ta vẫn bị nhiễm lạnh? Chúng ta cần làm gì để bảo vệ cơ quan hô hấp?

Gọi 1 - 3 HS đọc kết luận chung

- GV mở rộng: Chức năng bảo vệ phổi còn có sự tham gia của hệ thần kinh (các tế bào cảm giác ở lớp niêm mạc họng, khí quản, vỏ não) và hệ cơ trong phản xạ ho, khạc các dị vật hay khối chất bẩn tích tụ có hại (đờm).

I. Khái niệm hô hấp.

- Hô hấp là quá trình cung cấp O2 cho các tế bào trong cơ thê và thải CO2 ra ngoài.

- Nhờ hô hấp mà O2 lấy vào để oxi hoá hợp chất hữu cơ tạo ra năng lượng cần cho mọi hoạt động sống của cơ thể

- Hô hấp gồm 3 giai đoạn: Sự thở, sự TĐK ở phổi và sự TĐK ở tế bào.

II. Các cơ quan hô hấp.

Cơ quan hô hấp gồm:

+ Đường dẫn khí: Mũi, họng, thanh quản, khí quản, phế quản.

+ Hai lá phổi: Gồm rất nhiều tế bào phế nang.

Chức năng của cơ quan hô hấp:

+ Đường dẫn khí có chức năng dẫn khí vào, ra, ngăn bụi, làm ấm và ẩm không khí vào phổi.

+ Phổi: Thực hiện trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường ngoài

Kết luận chung: SGK

----------------------------------------

Trên đây VnDoc xin giới thiệu Giáo án môn Sinh học 8 bài 21: Hô hấp và các cơ quan hô hấp theo CV 5512 được soạn theo chương trình chuẩn kiến thức, kỹ năng và đảm bảo các yêu cầu của Bộ GD&ĐT đề ra giúp các thầy cô nâng cao hiệu quả chất lượng giảng dạy, chuẩn bị tốt cho các bài dạy lớp 8 trên lớp.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 8, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 8 sau để chuẩn bị cho chương trình sách mới năm học tới

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án Sinh học lớp 8

    Xem thêm