Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án môn Sinh học 8 bài 26: Tiêu hóa ở khoang miệng theo CV 5512

Giáo án môn Sinh học lớp 8 bài 26: Tiêu hoá ở khoang miệng bao gồm tất cả nội dung giảng dạy trong chương trình học lớp 8 với các kiến thức tổng quát, được trình bày chi tiết và khoa học giúp giáo viên dễ dàng truyền tải bài giảng đến học sinh nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy.

Giáo án môn Sinh học 8 theo CV 5512

I. Mục tiêu

1. Kiến thức

Hs trình bày được

  • Các hoạt động tiêu hóa diễn ra trong khoang miệng.
  • Hoạt động nuốt và đẩy thức ăn từ khoang miệng qua thực quản xuống dạ dày.
  • Giải thích một số hiện tượng trong thực tế liên quan đến tiêu hóa.

2. Năng lực

- Phát triển các năng lực chung và năng lực chuyên biệt

Năng lực chung

Năng lực chuyên biệt

- Năng lực phát hiện vấn đề

- Năng lực giao tiếp

- Năng lực hợp tác

- Năng lực tự học

- Năng lực kiến thức sinh học

- Năng lực thực nghiệm

- Năng lực nghiên cứu khoa học

3. Về phẩm chất

Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.

II. Thiết bị dạy học và học liệu

1. Giáo viên:

+ Tranh phóng to các hình trong sgk

+ Mô hình hệ tiêu hóa

2. Học sinh: tìm hiểu trước bài học, bảng nhóm.

III. Tổ chức hoạt động dạy và học

1. Ổn định tổ chức lớp

2. Kiểm tra miệng

Quá trình tiêu hóa gồm những hoạt động nào? hoạt động nào là quan trọng?

3. Tiến trình dạy học

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Nội dung

HOẠT ĐỘNG 1: Mở đầu

Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

Phương pháp dạy học: Phương pháp vấn đáp tìm tòi, phương pháp thuyết trình, dạy học nhóm, dạy học giải quyết vấn đề.

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực kiến thức sinh học, năng lực giải quyết vấn đề.

GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi:

+ Hệ tiêu hóa bắt đầu từ cơ quan nào?

+ Quá trình tiêu hóa bắt đầu từ cơ quan nào?

- Quá trình tiêu hóa thức ăn trong khoang miệng diễn ra như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay.

HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức

Mục tiêu:

- Hs nêu được và phân loại các hoạt động tiêu hóa diễn ra trong khoang miệng.

- Hoạt động nuốt và đẩy thức ăn từ khoang miệng qua thực quản xuống dạ dày.

Phương pháp dạy học: Phương pháp vấn đáp tìm tòi, phương pháp thuyết trình, dạy học nhóm, dạy học giải quyết vấn đề.

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực kiến thức sinh học, năng lực giải quyết vấn đề.

- Yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK và trả lời câu hỏi:

- Khi thức ăn vào miệng, có những hoạt động nào xảy ra?

- GV treo H25.1 để minh họa.

- Những hoạt động nào là biến đổi lí học, hóa học?

- Khi nhai cơm, bánh mì lâu trong miệng thấy ngọt là vì sao?

Từ những thông tin trên, yêu cầu HS hoàn thành bảng 25.

- GV treo bảng phụ để HS tự hoàn thành.

- HS tự nghiên cứu thông tin SGK, trao đổi nhóm và trả lời câu hỏi.

+ Các hoạt động như SGK.

+ Biến đổi lí học: Tiết nước bọt, nhai, đảo trộn thức ăn, tạo viên thức ăn.

+ Biến đổi hóa học: Hoạt động của enzim amilaza trong nước bọt.

- Vận dụng kết quả phân tích hóa học để giải thích (H 25.2)

- Đại diện nhóm thay nhau điền bảng.

I. Tiêu hóa ở khoang miệng

Bảng 25: Hoạt động biến đổi thức ăn ở khoang miệng

Biến đổi thức ăn ở khoang miệng

Các hoạt động tham gia

Các thành phần tham gia hoạt động

Tác dụng của hoạt động

Biến đổi lí học

- Tiết nước bọt

- Nhai

- Đảo trộn thức ăn

- Tạo viên thức ăn

- Các tuyến nước bọt

- Răng

- Răng, lưỡi, các cơ môi và má

- Răng, lưỡi, các cơ môi và má

- Làm ướt và mềm thức ăn

- Làm mềm và nhuyễn thức ăn

- Làm thức ăn thấm đẫm nước bọt

- Tạo viên thức ăn và nuốt

Biến đổi hoá học

- Hoạt động của enzim amilaza trong nước bọt

- Enzim amilaza

- Biến đổi 1 phần tinh bột trong thức ăn thành đường mantozơ.

- Yêu cầu HS đọc thông tin SGK, quan sát H 25.3, thảo luận và trả lời câu hỏi:

- Nuốt diễn ra nhờ hoạt động của cơ quan nào là chủ yếu và có tác dụng gì?

- Lực đẩy viên thức ăn từ thực quản xuống dạ dày được tạo ra như thế nào?

- Thức ăn qua thực quản có được biến đổi gì về mặt lí và hoá học không?

+ Lưu ý: viên thức ăn vừa phải để dễ nuốt, nếu quá lớn nuốt sẽ nghẹn.

- Nắp thanh quản và khẩu cái mềm có chức năng gì? nếu không có hoạt động của nó sẽ gây ra hậu quả gì?

- Giải thích hiện tượng khi ăn đôi khi có hạt cơm chui lên mũi? Hiện tượng nghẹn?

- Tại sao khi ăn không nên cười đùa?

- HS tự quan sát H 25.3, đọc thông tin, trao đổi nhóm và trả lời:

+ Nuốt diễn ra nhờ hoạt động của lưỡi là chủ yếu và có tác dụng đẩy viên thức ăn từ khoang miệng tới thực quản.

+ Lực đẩy viên thức ăn tới thực quản, tới dạ dày tạo ra nhờ sự co dãn phối hợp nhịp nhàng của cơ quan thực quản.

+ Thời gian đi qua thực quản rát nhanh (2-4s) nên thức ăn không bị biến đổi về mặt hoá học.

- HS tiếp thu lưu ý

- HS hoạt động cá nhân và giải thích.

- 1 HS giải thích, các HS khác bổ sung.

II. Nuốt và đẩy thức ăn qua thực quản

- Nhờ hoạt động của lưỡi thức ăn được đẩy xuống thực quản.

- Thức ăn từ thực quản xuống dạ dày là nhờ hoạt động của các cơ thực quản (cơ trơn).

- Thời gian thức ăn qua thực quản ngắn (2-4s) nên coi như thức ăn không bị biến đổi.

HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10')

Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học

Phương pháp dạy học: Phương pháp vấn đáp tìm tòi, phương pháp thuyết trình, dạy học nhóm, dạy học giải quyết vấn đề.

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực kiến thức sinh học, năng lực giải quyết vấn đề.

GV giáo nhiệm vụ cho học sinh làm bài tập trắc nghiệm:

Câu 1. Trong nước bọt có chứa loại enzim nào?

A. Lipaza

B. Mantaza

C. Amilaza

D. Prôtêaza

Câu 2. Loại răng nào có vai trò chính là nghiền nát thức ăn?

A. Răng cửa

B. Răng hàm

C. Răng nanh

D. Tất cả các phương án còn lại

Câu 3. Loại đường nào dưới đây được hình thành trong khoang miệng khi chúng ta nhai kĩ cơm?

A. Lactôzơ

B. Glucôzơ

C. Mantôzơ

D. Saccarôzơ

Câu 4. Sự kiện nào dưới đây xảy ra khi chúng ta nuốt thức ăn?

A. Tất cả các phương án còn lại

B. Khẩu cái mềm hạ xuống

C. Nắp thanh quản đóng kín đường tiêu hoá

D. Lưỡi nâng lên

Câu 5. Loại cơ nào dưới đây không có trong cấu tạo của thực quản?

A. Tất cả các phương án còn lại

B. Cơ dọc

C. Cơ vòng

D. Cơ chéo

Câu 6. Mỗi ngày, một người bình thường tiết khoảng bao nhiêu ml nước bọt?

A. 1000 – 1500 ml

B. 800 – 1200 ml

C. 400 – 600 ml

D. 500 – 800 ml

Câu 7. Cơ quan nào đóng vai trò chủ yếu trong cử động nuốt?

A. Họng

B. Thực quản

C. Lưỡi

D. Khí quản

Câu 8. Tuyến nước bọt lớn nhất của con người nằm ở đâu?

A. Hai bên mang tai

B. Dưới lưỡi

C. Dưới hàm

D. Vòm họng

Câu 9. Thành phần nào dưới đây của thức ăn hầu như không bị tiêu hóa trong khoang miệng?

A. Tất cả các phương án còn lại

B. Lipit

C. Vitamin

D. Nước

Câu 10. Nước bọt có pH khoảng

A. 6,5.

B. 8,1

C. 7,2.

D. 6,8.

HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’)

Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập

Phương pháp dạy học: Phương pháp vấn đáp tìm tòi, phương pháp thuyết trình, dạy học nhóm, dạy học giải quyết vấn đề.

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực kiến thức sinh học, năng lực giải quyết vấn đề.

GV chia lớp thành nhiều nhóm và giao các nhiệm vụ: thảo luận trả lời các câu hỏi sau và ghi chép lại câu trả lời vào vở bài tập

+ Khi nhai cơm, bánh mì lâu trong miệng cảm thấy ngọt, vì sao?

+ Tại sao cần phải nhai kỹ thức ăn?

HS xem lại kiến thức đã học, thảo luận để trả lời các câu hỏi.

+ Tinh bột trong cơm dưới tác dụng của enzim amilaza biến đổi thành đường mantôzơ t/đ lên gai vị giác lưỡi ngọt

Giáo án môn Sinh học 8

I/ Mục tiêu:

1. Kiến thức:

  • HS nắm được các hoạt động hoá học và lí học diễn ra trong khoang miệng
  • Nắm được hoạt động nuốt và đẩy thức ăn từ trong khoang miệng qua thực quản xuống dạ dày.

2. Kỹ năng: Rèn luyện kĩ năng nghiên cứu thông tin, tranh hình, tìm kiếm kiến thức.

3. Thái độ: Bồi dưỡng ý thức vệ sinh, giữ gìn vệ sinh răng miệng, không cười đùa trong khi ăn.

II. Chuẩn bị

1. Giáo viên: Tranh vẽ phóng to sơ đồ H25.1, 25.2, 25.3

2. Học sinh: Đọc trước bài ở nhà.

III. Tiến trình bài giảng.

1. Kiểm tra bài cũ:

* Câu 1:Các chất trong thức ăn được biến đổi như thế nào trong hệ tiêu hoá?

* Câu 2:Vai trò của tiêu hoá là gì? các chất nước, muối khoáng, vitamin khi vào cơ thể cần qua hoạt động nào của hệ tiêu hoá? Nêu các hoạt động tiêu hoá?

* Đặt vấn đề: Hệ tiêu hoá bắt đầu từ cơ quan nào? (khoang miệng)

Khoang miệng diễn ra quá trình tiêu hoá lý học hay hoá học? Những loại thức ăn nào được biến đổi trong khoang miệng?

2. Dạy nội dung bài mới:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

GHI BẢNG

Hoạt Động 1

* GV Treo tranh H25.1 yêu cầu Hs Qs trả lời câu hỏi

? Khoang miệng gồm các cơ quan nào?

- hướng dẫn HS nghiên cứu thông tin

? Những hoạt động nào diễn ra trong khoang miệng

? Enzim amilaza (ptialin) có vai trò gì?

? Amilaza có ở đâu trong cơ thể ?

- Treo tranh hoạt động của amilaza

? Hãy so sánh phân tử tinh bột và đường manto?

- GV: Dùng mô hình lắp ghép được để mô phỏng sự bẻ gãy các liên kết hoá học của phân tử tinh bột thành cấu trúc ngắn hơn là đường manto

? Dựa vào thông tin trên giải thích tại sao khi nhai cơm lâu trong miệng ta thấy có vị ngọt?

? Có phải toàn bộ tinh bột đều được biến đổi thành đường ở trong khoang miệng không?

? Điều kiện hoạt động của enzim amilaza?

- GV yêu cầu HS hoàn thành bảng 25

Lưu ý HS: Ghi đúng trật tự tiến trình biến đổi lý học

- GV lần lượt nêu các việc phải làm:

+ Tiến trình biến đổi lý học hóa học ở khoang miệng

I.Tiêu hoá ở khoang miệng

1. Cấu tạo:

- Khoang miệng gồm: Răng (3 loại), lưỡi, tuyến nước bọt

2. Các hoạt động tiêu hoá:

+ Tiết nước bọt

+ Nhai

+ Đảo trộn thức ăn

+ Tạo viên thức ăn

- Hoạt động của enzim amilaze:

Biến đổi một phần tinh bột chín thành đường mantozơ

*Bảng 25 các hoạt động tiêu hoá ở khoang miệng

----------------------------------------

Trên đây VnDoc xin giới thiệu Giáo án môn Sinh học 8 bài 26: Tiêu hóa ở khoang miệng theo CV 5512 được soạn theo chương trình chuẩn kiến thức, kỹ năng và đảm bảo các yêu cầu của Bộ GD&ĐT đề ra giúp các thầy cô nâng cao hiệu quả chất lượng giảng dạy, chuẩn bị tốt cho các bài dạy lớp 8 trên lớp.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 8, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 8 sau để chuẩn bị cho chương trình sách mới năm học tới

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án Sinh học lớp 8

    Xem thêm