Giáo án môn Sinh học 8 bài 47: Dây thần kinh tủy theo CV 5512
Giáo án môn Sinh học lớp 8 bài 47: Dây thần kinh tủy bao gồm tất cả nội dung giảng dạy trong chương trình học lớp 8 với các kiến thức tổng quát, được trình bày chi tiết và khoa học giúp giáo viên dễ dàng truyền tải bài giảng đến học sinh nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy.
Giáo án môn Sinh học 8 theo CV 5512
I. MỤC TIÊU.
1. Kiến thức: Khi học xong bài này, HS:
- Hiểu được cấu tạo dây thần kinh tuỷ và qua phân tích cấu tạo làm cơ sở để hiểu rõ chức năng của chúng.
- Qua phân tích thí nghiệm tưởng tượng, rút ra được kết luận về chức năng của các rễ tủy và từ đó rút ra được chức năng của dây thần kinh tủy.
*Trọng tâm: Cấu tạo của dây thần kinh tủy.
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng quan sát; so sánh; tổng hợp.
- Rèn kĩ năng hoạt động nhóm………
3. Thái độ: HS yêu thích môn học
4. Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực quan sát, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống ...
II. CHUẨN BỊ.
- Tranh H 44.2; 45.1; 45.2.
- Mô hình 1 đoạn tytr sống.
- Bảng 45 kẻ sẵn.
- Các phương tiện thí nghiệm (nếu có).
III, HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC.
1. Ổn định tổ chức (1 phút)
2 .Kiểm tra bài cũ (5 phút)
- Trình bày cấu tạo và chức năng của tuỷ sống?
- Giải thích phản xạ: kích thích vào da chân ếch, chân ếch co lại?
3. Bài mới
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh | Nội dung | ||||||||||
HOẠT ĐỘNG 1: Xác định vấn đề/Nhiệm vụ học tập/Mở đầu Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới. Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dùng trực quan Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp. | ||||||||||||
Tiếp theo tủy sống là não bộ, bộ não con người có vị trí và thành phần như thế nào? có cấu tạo và chức năng ra sao? Ta cùng tìm hiểu.
| ||||||||||||
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức Mục tiêu: cấu tạo dây thần kinh tủy và qua phân tích cấu tạo làm cơ sở để hiểu rõ chức năng của chúng. Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dùng trực quan Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp. | ||||||||||||
- Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin mục I, quan sát H 43.2; 45.1 và trả lời câu hỏi: - Có bao nhiêu đôi dây thần kinh tủy? - Tiếp tục đọc thông tin, quan sát kĩ H 45.1 để dán chú thích vào tranh câm H 45.1 trên bảng và trình bày cấu tạo dây thần kinh tủy. - GV hoàn thiện kiến thức trên mô hình đốt tủy sống, rút ra kết luận. - Lưu ý HS: + Phân biệt rõ mặt trước và mặt sau tủy sống, rễ trước và rễ sau. + Sử dụng H 45.2 để chỉ cho HS thấy từ đốt thắt lưng I các bó rễ tủy của đoạn cùng, cụt tập hợp thành “tùng đuôi ngựa”. | - HS nghiên cứu thông tin mục I, quan sát H 43.2; 45.1 và trả lời câu hỏi: - 1 HS trả lời, các HS khác nhận xét, bổ sung. - 1 HS lên bảng dán chú thích, trình bày cấu tạo dây thần kinh tủy. Các HS khác quan sát, nhận xét, bổ sung hoàn thiện kiến thức. - HS lắng nghe và ghi nhớ. | I. Dây thần kinh tủy - Có 31 đôi dây thần kinh tủy. - Mỗi dây thần kinh tuỷ được nối với tủy sống gồm 2 rễ: + Rễ trước (rễ vận động) gồm các bó sợi li tâm. + Rễ sau (rễ cảm giác) gồm các bó sợi hướng tâm. - Các rễ tủy đi ra khỏi lỗ gian đốt sống nhập lại thành dây thần kinh tủy. | ||||||||||
- GV yêu cầu HS nghiên cứu thí nghiệm phần £ SGK mục II, nghiên cứu kĩ bảng 45. - GV treo bảng 45 mô tả thí nghiệm bằng tranh vẽ ếch bị kích thích bởi HCl 1%, chi sau bên phải, chi sau bên trái. Đặt vào điều kiện thí nghiệm (dán kín) vẽ kết quả thí nghiệm. - Yêu cầu HS lên bảng xác định vị trí vết cắt, nêu kết quả thí nghiệm. - GV bóc kết quả cho HS nhận xét. -Yêu cầu HS giải thích kết quả thí nghiệm trên. - Thí nghiệm 1 cho phép ta rút ra kết luận gì về chức năng rễ trước? - Thí nghiệm 2 cho phép ta rút ra kết luận gì về chức năng rễ sau? - GV nhận xét, đưa ra kết luận. - GV đưa câu hỏi: - Nêu chức năng của dây thần kinh tủy? - Yêu cầu 1 HS đọc kết luận (SGK). | - HS đọc kĩ thông tin về nội dung thí nghiệm, đọc kĩ bảng 45. - 1 HS lên bảng xác định vị trí vết cắt rễ trước bên phải, rễ sau bên trái, nêu kết quả. - HS khác nhận xét. + Thí nghiệm 1: Khi kích thích bằng HCl 1% vào chi sau bên phải, xung thần kinh truyền từ cơ quan thụ cảm (da) tới tủy sống nhưng vì rễ trước bên phải bị cắt không dẫn xung thần kinh đến chi đó nên chi đó không co. Xung thần kinh qua nơron bắt chéo sang chi bên kia, chi bên kia co và xung thần kinh qua đường dẫn truyền lên chi trên làm cho 2 chi trên co. + Thí nghiệm 2: Rễ sau bên trái bị cắt, xung thần kinh từ cơ quan thụ cảm không dẫn truyền về tủy sống được nên không chi nào co cả. - HS thảo luận 2 câu hỏi, trả lời, nhận xét. - HS đọc kết luận. | II. Chức năng của dây thần kinh tủy -Rễ trước: dẫn truyền xung thần kinh vận động từ trung ương đi ra cơ quan đáp ứng (rễ li tâm). - Rễ sau: dẫn truyền xung thần kinh cảm giác từ các thụ quan về trung ương (rễ hướng tâm) => Dây thần kinh tủy là dây pha: dẫn truyền xung thần kinh theo 2 chiều. | ||||||||||
HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10') Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dùng trực quan Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp. | ||||||||||||
GV giao nhiệm vụ cho học sinh làm bài tập trắc nghiệm: Câu 1. Con người có bao nhiêu đôi dây thần kinh tủy? A. 31 đôi B. 12 đôi C. 26 đôi D. 15 đôi Câu 2. Rễ trước của tủy sống còn có tên gọi khác là gì? A. Rễ li tâm B. Rễ cảm giác C. Rễ vận động D. Rễ hướng tâm Câu 3. Dây thần kinh tủy được cấu tạo như thế nào? A. Tùy từng loại mà dây thần kinh được cấu tạo bởi bó sợi thần kinh vận động hoặc bó sợi cảm giác. B. Chỉ được cấu tạo bởi bó sợi thần kinh vận động C. Chỉ được cấu tạo bởi bó sợi thần kinh cảm giác D. Bao gồm bó sợi thần kinh cảm giác và bó sợi thần kinh vận động Câu 4. Rễ sau ở tủy sống là A. rễ cảm giác hoặc rễ vận động. B. rễ vừa có chức năng cảm giác, vừa có chức năng vận động. C. rễ vận động. D. rễ cảm giác. Câu 5. Khi tiến hành cắt rễ trước liên quan đến dây thần kinh đi đến chi sau bên phải của ếch rồi kích thích bằng HCl 1%, hiện tượng gì sẽ xảy ra? A. Chi sau bên phải co, các chi còn lại thì không B. Chi sau bên phải không co nhưng co các chi còn lại C. Tất cả các chi đều co D. Tất cả các chi đều không co Câu 6. Khi tiến hành cắt rễ sau liên quan đến dây thần kinh đi đến chi sau bên trái của ếch rồi kích thích bằng HCl 1%, hiện tượng gì sẽ xảy ra? A. Chi sau bên phải co, các chi còn lại thì không B. Tất cả các chi đều không co C. Tất cả các chi đều co D. Chi sau bên trái không co nhưng co các chi còn lại Câu 7. Tại sao nói dây thần kinh tủy là dây pha? A. Vì nó bao gồm cả bó sợi thần kinh hướng tâm (cảm giác) và bó sợi thần kinh li tâm (vận động) B. Vì nó vừa thu nhận, vừa trả lời kích thích C. Vì nó vừa chịu sự chi phối của hệ thần kinh sinh dưỡng, vừa chịu sự điều khiển của hệ thần kinh vận động D. Tất cả các phương án còn lại Câu 8. Ở tủy sống, rễ trước có vai trò gì? A. Phân tích và xử lí các kích thích tiếp nhận được từ cơ quan thụ cảm B. Dẫn truyền xung thần kinh cảm giác từ cơ quan thụ cảm về trung ương C. Dẫn truyền xung thần kinh vận động từ trung ương tới cơ quan đáp ứng D. Tất cả các phương án còn lại Câu 9. Ở tủy sống, rễ sau có vai trò gì? A. Dẫn truyền xung thần kinh cảm giác từ cơ quan thụ cảm về trung ương B. Phân tích và xử lí các kích thích tiếp nhận được từ cơ quan thụ cảm C. Dẫn truyền xung thần kinh vận động từ trung ương tới cơ quan đáp ứng D. Tất cả các phương án còn lại Câu 10. Thành phần nào dưới đây là một bộ phận của dây thần kinh tủy? A. Rễ vận động B. Hạch thần kinh C. Lỗ tủy D. Hành não Đáp án
| ||||||||||||
HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’) Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dùng trực quan Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp. | ||||||||||||
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV chia lớp thành nhiều nhóm (mỗi nhóm gồm các HS trong 1 bàn) và giao các nhiệm vụ: thảo luận trả lời các câu hỏi sau và ghi chép lại câu trả lời vào vở bài tập - Tại sao nói dây thần kinh tủy là dây pha? 2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: - GV gọi đại diện của mỗi nhóm trình bày nội dung đã thảo luận. - GV chỉ định ngẫu nhiên HS khác bổ sung. - GV kiểm tra sản phẩm thu ở vở bài tập. - GV phân tích báo cáo kết quả của HS theo hướng dẫn dắt đến câu trả lời hoàn thiện. | 1. Thực hiện nhiệm vụ học tập HS xem lại kiến thức đã học, thảo luận để trả lời các câu hỏi. 2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS trả lời. - HS nộp vở bài tập. - HS tự ghi nhớ nội dung trả lời đã hoàn thiện. | Có 31 đôi dây thần kinh tủy là các dây pha gồm: - Các bó sợi thần kinh hướng tâm (rễ cảm giác) nối với tủy sống qua rễ sau - Các bó sợi thần kinh li tâm (rễ vận động) nối với tủy sống bằng rễ trước |
Giáo án môn Sinh học 8
I/ Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Nắm được cấu tạo và chức năng của dây thần kinh tủy.
- Giải thích được vì sao dây thần kinh tủy là dây pha.
2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích kênh hình.
3. Thái độ: Bồi dưỡng thái độ yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy học:
1. Giáo viên:
- - Tranh phóng to H 44.2; 45.1; 45.2.
- - Mô hình 1 đoạn tủy sống.
2. Học sinh: Đọc trước bài ở nhà.
III. Hoạt động dạy - học.
1. Ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số:
2. Kiểm tra bài cũ:
* Câu 1: Trình bày cấu tạo và chức năng của tủy sống?
* Đặt vấn đề: Thử kích thích lên da. Chân có phản xạ không? Như vậy, giữa các bộ phận trong cơ thể có mối liên hệ với nhau không? Chúng liên hệ với nhau bằng cách nào?
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS | GHI BẢNG |
Hoạt động 1: - Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin mục I, quan sát H 43.2; 45.1 và trả lời câu hỏi: ? Có bao nhiêu đôi dây thần kinh tủy? - Lưu ý HS: + Phân biệt rõ mặt trước và mặt sau tủy sống, rễ trước và rễ sau. + Sử dụng H 45.2 để chỉ cho HS thấy từ đốt thắt lưng I các bó rễ tủy của đoạn cùng, cụt tập hợp thành “tùng đuôi ngựa”. Hoạt động 2: GV cho HS tìm hiểu thí nghiệm. Thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi sau: + Thí nghiệm nhằm mục đích gì? + Qua thí nghiệm có thể rút ra những kết luận gì? + Hãy nêu chức năng của rễ tủy? + Nêu chức năng của dây thần kinh tủy? Các nhóm thảo luận hoàn thành bài tập, GV tổng hợp ý kiến của các nhóm, thông báo đáp án đúng. HS tự rút ra kết luận: Vì sao nói dây thần kinh tủy là dây pha? Gọi 1 - 3 HS đọc kết luận chung | I. Cấu tạo dây thần kinh tủy - Có 31 đôi dây thần kinh tủy. - Mỗi dây thần kinh tuỷ được nối với tủy sống gồm 2 rễ: + Rễ trước (rễ vận động) gồm các bó sợi li tâm. + Rễ sau (rễ cảm giác) gồm các bó sợi hướng tâm. - Các rễ tủy đi ra khỏi lỗ gian đốt sống nhập lại thành dây thần kinh tủy II. Chức năng của dây thần kinh tủy - Rễ trước: Dẫn truyền xung thần kinh vận động từ trung ương đi ra cơ quan đáp ứng (rễ li tâm). - Rễ sau: Dẫn truyền xung thần kinh cảm giác từ các thụ quan về trung ương (rễ hướng tâm) => Dây thần kinh tủy là dây pha: dẫn truyền xung thần kinh theo 2 chiều. |
----------------------------------------
Trên đây VnDoc xin giới thiệu Giáo án môn Sinh học 8 bài 47: Dây thần kinh tủy theo CV 5512 được soạn theo chương trình chuẩn kiến thức, kỹ năng và đảm bảo các yêu cầu của Bộ GD&ĐT đề ra giúp các thầy cô nâng cao hiệu quả chất lượng giảng dạy, chuẩn bị tốt cho các bài dạy lớp 8 trên lớp.
Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 8, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 8 sau để chuẩn bị cho chương trình sách mới năm học tới