Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án môn Sinh học 8 bài 3: Tế bào theo CV 5512

Giáo án môn Sinh học lớp 8 bài 3: Tế bào bao gồm tất cả nội dung giảng dạy trong chương trình học lớp 8 với các kiến thức tổng quát, được trình bày chi tiết và khoa học giúp giáo viên dễ dàng truyền tải bài giảng đến học sinh nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy.

Giáo án môn Sinh học 8 theo CV 5512

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Hiểu được mục đích và ý nghĩa của kiến thức phần cơ thể người.

- Xác định được vị trí con người trong Giới động vật

2. Năng lực

- Phát triển các năng lực chung và năng lực chuyên biệt

Năng lực chung

Năng lực chuyên biệt

- Năng lực phát hiện vấn đề

- Năng lực giao tiếp

- Năng lực hợp tác

- Năng lực tự học

- Năng lực kiến thức sinh học

- Năng lực thực nghiệm

- Năng lực nghiên cứu khoa học

3. Về phẩm chất

Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.

II. Thiết bị dạy học và học liệu

* GV: Giới thiệu tài liệu sách báo nghiên cứu về cấu tạo,chức năng của các cơ quan, hệ cơ quan tham gia hoạt động sống của con người. Tranh phóng to 1.1 ,1.2 ,1.3 SGK.

* HS:

- HS: Sách Sinh học 8, vở học và bài tập.

- Đã nghiên cứu bài mới trước.

III. Tổ chức hoạt động dạy và học

1. Ổn định tổ chức lớp

2. Kiểm tra miệng

Không tiến hành.

3. Tiến trình dạy học

HOẠT ĐỘNG GV

HOẠT ĐỘNG HS

Nội dung bài học

HOẠT ĐỘNG 1: Xác định vấn đề/Nhiệm vụ học tập/Mở đầu

a. Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

b. Nội dung: Giáo viên giới thiệu thông tin liên quan đến bài học.

c. Sản phẩm: Học sinh lắng nghe định hướng nội dung học tập.

d. Tổ chức thực hiện: Giáo viên tổ chức, học sinh thực hiện, lắng nghe phát triển năng lực quan sát, năng lực giao tiếp.

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm (2 HS) để thực hiện nhiệm vụ sau:

Hãy điền tên các bào quan sau vào đúng số thứ tự trên hình: Nhân, ti thể, ribôxôm, bộ máy gôngi, lưới nội chất.

- HS quan sát, thảo luận và đưa ra nhận xét.

HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức

HOẠT ĐỘNG 2.1: Tìm hiểu cấu tạo tế bào

a. Mục tiêu:

- Hiểu được cấu tạo tế bào động vật, phân biệt được cấu tạo tế bào động vật và thực vật.

- Hiểu được tế bào là đơn vị cấu tạo của cơ thể.

b) Nội dung: HS căn cứ trên các kiến thức đã biết, làm việc với sách giáo khoa, hoạt động cá nhân, nhóm hoàn thành yêu cầu học tập.

c) Sản phẩm: Trình bày được kiến thức theo yêu cầu của GV.

d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.

- GV chia nhóm hs như các tiết trước.

- Gv treo hình 3.1 yêu cầu:

Quan sát hình, nêu 3 bộ phận chính của TB và liệt kê một số bộ phận trong thành phần đó?

- GV gọi đại diện của mỗi nhóm trình bày nội dung đã thảo luận.

- GV kiểm tra sản phẩm thu được từ thư kí.

- GV phân tích báo cáo kết quả của HS theo hướng dẫn dắt đến hình thành kiến thức.

- Mỗi HS quan sát, thảo luận theo sự phân công của nhóm trưởng, sản phẩm được thư kí của mỗi nhóm ghi lại.

- Nhóm trưởng phân công HS đại diện nhóm trình bày.

I. Cấu tạo tế bào:

Tế bào gồm 3 phần:

+ Màng.sinh chất

+ TB Chất: Các bào quan (lưới nội chất; bộ máy gôn gi; ti thể; trung thể..)

+ Nhân: NST, nhân con.

HOẠT ĐỘNG 2.2: Tìm hiểu chức năng của các bộ phận của tế bào

a. Mục tiêu: Nắm được chức năng của các bộ phận của tế bào

b) Nội dung: HS căn cứ trên các kiến thức đã biết, làm việc với sách giáo khoa, hoạt động cá nhân, nhóm hoàn thành yêu cầu học tập.

c) Sản phẩm: Trình bày được kiến thức theo yêu cầu của GV.

d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.

+ Màng sinh chất có vai trò gì?

+ Lưới nội chất có vai trò gì trong hoạt động sống của tế bào?

+ Năng lượng cần cho các hoạt động lấy từ đâu?

+ Tại sao nói nhân là trung tâm của tế bào?

=> HS nghiên cứu thông tin từ bảng 3.1 SGK trang 11 thảo luận nhóm thống nhất ý kiến, trình bày. Lớp trao đổi, hoàn thiện.

II. Chức năng của các bộ phận của tế bào

- Màng sinh chất thực hiện trao đổi chất để tổng hợp nên những chất riêng của tế bào.

- Sự phân giải vật chất tạo ra năng lượng cần cho hoạt động của tế bào được thực hiện nhờ ty thể.

- NST trong nhân quy định đặc điểm cấu trúc prôtêin được tổng hợp ở Ribôxôm.

Các bào quan trong tế bào có sự phối hợp hoạt động để tế bào thực hiện chức năng sống.

Mục III. Thành phần hóa học của tế bào

Khuyến khích hs tự học

HOẠT ĐỘNG 2.3: Tìm hiểu hoạt động sống tế bào

a) Mục tiêu: Nắm được các hoạt động sống của tế bào, hiểu được tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể.

b) Nội dung: HS căn cứ trên các kiến thức đã biết, làm việc với sách giáo khoa, hoạt động cá nhân, nhóm hoàn thành yêu cầu học tập.

c) Sản phẩm: Trình bày được kiến thức theo yêu cầu của GV.

d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.

- GV yêu cầu HS nghiên cứu kĩ sơ đồ 3.2 SGK, thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi:

+ Cơ thể lấy thức ăn từ đâu?

+ Thức ăn được biến đổi và chuyển hóa như thế nào trong cơ thể?

+ Cơ thể lớn lên được do đâu?

+ Giữa tế bào và cơ thể có mối quan hệ như thế nào?

- GV kết luận.

? Vậy chức năng của tế bào trong cơ thể là gì?

* Giáo viên cung cấp thêm thông tin:

Mọi hoạt động sống của tế bào liên quan đến các hoạt động sống của cơ thể:

+ Trao đổi chất của tế bào cung cấp năng lượng cho hoạt động sống của cơ thể.

+ Sự lớn lên và phân chia của tế bào giúp cơ thể lớn lên tới trưởng thanh và sinh sản.

+ Sự cảm ứng ở tế bào giúp cơ thể tiếp nhận và trả lời kích thích.

=> Tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể.

- 1-3 HS đọc kết luận chung SGK.

- Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung.

- HS trả lời theo ý hiểu, đạt: Tế bào là đơn vị cấu tạo và chức năng của cơ thể.

4. Hoạt động sống của tế bào

- Chức năng của tế bào là thực hiện sự TĐC và năng lượng cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động sống của cơ thể.

- Sự phân chia tế bào giúp cơ thể lớn lên tới giai đoạn trưởng thành tham gia vào quá trình sinh sản.

Mọi hoạt động sống của cơ thể đều liên quan đến hoạt động sống của tế bào nên tế bào còn là đơn vị chức năng của cơ thể.

* Kết luận chung: SGK

HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10')

a. Mục tiêu: Củng cố, luyện tập kiến thức vừa học.

b. Nội dung: Dạy học trên lớp, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân.

c. Sản phẩm: Bài làm của học sinh, kĩ năng giải quyết nhiệm vụ học tập.

d. Tổ chức thực hiện: Tổ chức theo phương pháp: đặt và giải quyết vấn đề, học sinh hợp tác, vận dụng kiến thức hoàn thành nhiệm vụ.

Câu 1. Tế bào gồm có bao nhiêu bộ phận chính?

A. 5

B. 4

C. 3

D. 2

Câu 2. Trong tế bào, ti thể có vai trò gì?

A. Thu nhận, hoàn thiện và phân phối các sản phẩm chuyển hóa vật chất đi khắp cơ thể

B. Tham gia vào hoạt động hô hấp, giúp sản sinh năng lượng cung cấp cho mọi hoạt động sống của tế bào

C. Tổng hợp prôtêin

D. Tham gia vào quá trình phân bào

Câu 3. Bào quan nào có vai trò điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào?

A. Bộ máy Gôngi

B. Lục lạp

C. Nhân

D. Trung thể

Câu 4. Trong nhân tế bào, quá trình tổng hợp ARN ribôxôm diễn ra chủ yếu ở đâu?

A. Dịch nhân

B. Nhân con

C. Nhiễm sắc thể

D. Màng nhân

Câu 5. Nguyên tố hóa học nào được xem là nguyên tố đặc trưng cho chất sống?

A. Cacbon

B. Ôxi

C. Lưu huỳnh

D. Nitơ

Câu 6. Nguyên tố hóa học nào dưới đây tham gia cấu tạo nên prôtêin, lipit, gluxit và cả axit nuclêic?

A. Hiđrô

B. Tất cả các phương án còn lại

C. Ôxi

D. Cacbon

Câu 7. Tỉ lệ H : O trong các phân tử gluxit có giá trị như thế nào?

A. 1 : 1

B. 1 : 2

C. 2 : 1

D. 3 : 1

Câu 8. Trong các tế bào dưới đây của cơ thể người, có bao nhiêu tế bào có hình sao?

1. Tế bào thần kinh

2. Tế bào lót xoang mũi

3. Tế bào trứng

4. Tế bào gan

5. Tế bào xương

A. 2

B. 3

C. 4

D. 1

Câu 9. Trong cơ thể người, loại tế bào nào có kích thước dài nhất?

A. Tế bào thần kinh

B. Tế bào cơ vân

C. Tế bào xương

D. Tế bào da

Câu 10. Thành phần nào dưới đây cần cho hoạt động trao đổi chất của tế bào?

A. Ôxi

B. Chất hữu cơ (prôtêin, lipit, gluxit…)

C. Tất cả các phương án còn lại

D. Nước và muối khoáng

HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’)

a. Mục tiêu:

Vận dụng các kiến thức vừa học quyết các vấn đề học tập và thực tiễn.

b. Nội dung

Dạy học trên lớp, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân.

c. Sản phẩm: HS vận dụng các kiến thức vào giải quyết các nhiệm vụ đặt ra.

d. Tổ chức thực hiện:

GV sử dụng phương pháp vấn đáp tìm tòi, tổ chức cho học sinh tìm tòi, mở rộng các kiến thức liên quan.

- GV chia lớp thành nhiều nhóm

(mỗi nhóm gồm các HS trong 1 bàn) và giao các nhiệm vụ: thảo luận trả lời các câu hỏi sau và ghi chép lại câu trả lời vào vở bài tập

+ Chứng minh TB là đơn vị chức năng của cơ thể.

GV yêu cầu mỗi HS trả lời các câu hỏi sau:

Cây phượng vĩ và con người đều được cấu tạo từ TB nhưng khi sờ tay vào thân cây phượng ta thấy cứng hơn. Hãy giải thích?

- HS xem lại kiến thức đã học, thảo luận để trả lời các câu hỏi.

HS ghi lại câu hỏi vào vở bài tập rồi nghiên cứu trả lời.

+ Vì màng của TB thực vật (cây phượng vĩ) có thêm vách xenlulo.

Giáo án môn Sinh học 8

I/ Mục tiêu:

1. Kiến thức:

  • Biết được các thành phần cơ bản cấu tạo nên tế bào.
  • Chứng minh được tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể.

2. Kỹ năng:

  • Phát triển kỹ năng làm việc theo nhóm và độc lập nghiên cứu SGK.
  • Rèn kỹ năng quan sát, nhận biết kiến thức, tư duy logic tổng hợp.

3. Thái độ: Có ý thức học tập, yêu thích bộ môn.

II. Chuẩn bị.

1. Giáo viên: Hình cấu tạo tế bào.

2. Học sinh: Đọc trước bài, chuẩn bị bài mới vào vở bài tập

III. Tiến trình bài giảng.

1. Ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số:

2. Kiểm tra bài cũ:

* Cơ thể người được chia làm mấy phần? Kể tên các hệ cơ quan ở cơ thể người ?

* Đặt vấn đề: Cơ thể dù đơn giản hay phức tạp đều được cấu tạo từ đơn vị nhỏ nhất là tế bào. Vậy tế bào có cấu trúc và chức năng như thế nào? Có phải tế bào là đơn vị nhỏ nhất và hoạt động sống của cơ thể?

3. Dạy nội dung bài mới:

Hoạt động của GV và HS

Ghi bảng

GV: Đưa ra câu hỏi:

Một tế bào điển hình có cấu tạo gồm những thành phần nào?

HS quan sát H.3.1 SGK ghi nhớ kiến thức.

GV treo tranh câm sơ đồ cấu tạo tế bào, gọi HS lên bảng hoàn thành những thành phần còn thiếu.

Đại diện nhóm lên gắn tên, Các nhóm khác nhận xét. GV nhận xét, công bố đáp án.

GV:

+ Màng sinh chất có vai trò gì?

+ Lưới nội chất có vai trò gì trong hoạt động sống của tế bào?

+ Năng lượng cần cho các hoạt động lấy từ đâu?

+ Tại sao nói nhân là trung tâm của tế bào?

HS nghiên cứu thông tin từ bảng 3.1 SGK trang 11 thảo luận nhóm thống nhất ý kiến, trình bày. Lớp trao đổi, hoàn thiện.

GV: Giải thích mối quan hệ thống nhất về chức năng giữa màng sinh chất - chất tế bào - nhân?

HS nghiên cứu SGK cho biết thành phần hóa học của tế bào?

HS thảo luận nhóm,đại diện trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung..

GV yêu cầu HS nghiên cứu kĩ sơ đồ 3.2 SGK, thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi:

+ Cơ thể lấy thức ăn từ đâu?

+ Thức ăn được biến đổi và chuyển hóa như thế nào trong cơ thể?

+ Cơ thể lớn lên được do đâu?

+ Giữa tế bào và cơ thể có mối quan hệ như thế nào?

Đại diện trình bày, nhóm khác bổ sung.

GV kết luận.

Chức năng của tế bào trong cơ thể là gì?

I. Cấu tạo tế bào

- Tế bào gồm 3 phần:

+ Màng sinh chất

+ Chất tế bào chứa các bào quan

+ Nhân chứa NST và nhân con

II. Chức năng của các bộ phận của tế bào

- Màng sinh chất thực hiện trao đổi chất cho tế bào

- NST trong nhân quy định đặc điểm cấu trúc prôtêin được tổng hợp ở Ribôxôm. Các bào quan trong tế bào có sự phối hợp hoạt động để tế bào thực hiện chức năng sống.

III. Thành phần hóa học của tế bào

- TB gồm hỗn hợp nhiều chất vô cơ và hữu cơ:

+ Chất hữu cơ:

Prôtêin: Gluxit: Lipit: Axit Nuclêic: ADN, ARN.

+ Chất vô cơ: Nước, muối khoáng (Na, K,)

IV. Hoạt động sống của tế bào

- Chức năng của tế bào là thực hiện sự TĐC và năng lượng, cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động sống của cơ thể.

- Sự phân chia tế bào giúp cơ thể lớn lên tới giai đoạn trưởng thành tham gia vào quá trình sinh sản.

Mọi hoạt động sống của cơ thể đều liên quan trong hoạt động sống của tế bào nên tế bào còn là đơn vị chức năng của cơ thể.

* Kết luận chung: SGK

----------------------------------------

Trên đây VnDoc xin giới thiệu Giáo án môn Sinh học 8 bài 3: Tế bào theo CV 5512 được soạn theo chương trình chuẩn kiến thức, kỹ năng và đảm bảo các yêu cầu của Bộ GD&ĐT đề ra giúp các thầy cô nâng cao hiệu quả chất lượng giảng dạy, chuẩn bị tốt cho các bài dạy lớp 8 trên lớp.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 8, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 8 sau để chuẩn bị cho chương trình sách mới năm học tới

Chia sẻ, đánh giá bài viết
4
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án Sinh học lớp 8

    Xem thêm