Giáo án môn Sinh học 8 bài 12: Thực hành tập sơ cứu và băng bó cho người gãy xương theo CV 5512

Giáo án môn Sinh học lớp 8 bài 12: Thực hành tập sơ cứu và băng bó cho người gãy xương bao gồm tất cả nội dung giảng dạy trong chương trình học lớp 8 với các kiến thức tổng quát, được trình bày chi tiết và khoa học giúp giáo viên dễ dàng truyền tải bài giảng đến học sinh nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy.

Giáo án môn Sinh học 8 theo CV 5512

I. Mục tiêu

1. Kiến thức:

- HS sinh biết cách sơ cứu khi gặp người bị gãy xương.

- Biết băng cố định xương bị gãy, cụ thể là xương cẳng tay.

2. Năng lực

- Phát triển các năng lực chung và năng lực chuyên biệt

Năng lực chung

Năng lực chuyên biệt

- Năng lực phát hiện vấn đề

- Năng lực giao tiếp

- Năng lực hợp tác

- Năng lực tự học

- Năng lực kiến thức sinh học

- Năng lực thực nghiệm

- Năng lực nghiên cứu khoa học

 

3. Về phẩm chất

Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.

II. Thiết bị dạy học và học liệu

- Chuẩn bị nẹp băng y tế dây, vải.

- HS: Chuẩn bị theo nhóm đã phân công.

III. Tổ chức hoạt động dạy và học

1. Ổn định tổ chức lớp

2. Kiểm tra miệng

Kiểm tra phần chuẩn bị của HS

3. Tiến trình dạy học

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Nội dung bài học

HOẠT ĐỘNG 1: Mở đầu (3’)

Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

Phương pháp dạy học: Phương pháp thuyết trình.

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tự học.

Phó GS-Tiến sĩ Lê Anh Thư - Chủ tịch Hội Loãng xương TPHCM cho biết:Ước tính năm 2015, ở Việt Nam có khoảng 190 nghìn trường hợp gãy xương, 29 nghìn ca gãy xương hông. Tương đương với mỗi ngày có đến 79 người bị gãy xương hông. Các chuyên gia dự báo, con số này sẽ gia tăng thêm 170-180% vào năm 2030.

Em hãy nêu nhận xét của bản thân về tình hình gãy xương ở nước ta hiện nay? Từ nhận xét của HS, GV dẫn dắt vào bài mới (lưu ý yêu cầu của bài thực hành đối với HS)

HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức

Mục tiêu:

- HS sinh biết cách sơ cứu khi gặp người bị gãy xương.

- Biết băng cố định xương bị gãy, cụ thể là xương cẳng tay.

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm, phương pháp vấn đáp tìm tòi, phương pháp trực quan, phương pháp thực hành thí nghiệm.

Sản phẩm dự kiến: Hs thực hành băng bó cố định cẳng tay thành thạo.

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực giao tiếp, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực thực nghiệm.

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Nội dung

 

- Nguyên nhân nào dẫn đến gãy xương ?

- Khi gặp người bị gãy xương chúng ta cần phải làm gì ?

 

- HS trao đổi nhóm thống nhất câu trả lời, yêu cầu phân biệt các trường hợp gãy xương : tai nạn, trèo cây, chạy ngã….

- Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung.

I. Nguyên nhân gãy xương:

- Gãy xương do nhiều nguyên nhân.

- Khi bị gãy xương phải sơ cứu tại chỗ.

- Không được nắm bóp bừa bãi.

 

- Nếu có điều kiện cho cả lớp xem băng hình các thao tác băng bó cố định.

- Không có băng hình thì GV dùng 1 nhóm làm mẫu.

- GV đi quan sát các nhóm uốn nắn, giúp đỡ, nhất là các nhóm yếu.

- GV gọi đại diện 1 – 4 nhóm để kiểm tra .

- GV cho các nhóm nhận xét đánh giá kết quả lẫn nhau.

- GV chọn 3 nhóm làm đúng và đẹp nhất đánh giá, rút kinh nghiệm cho các nhóm khác.

- Em cần làm gì khi tham gia giao thông, lao động, vui chơi tránh cho mình và người khác bị gãy xương?

 

- Các nhóm theo dõi băng hình, trình bày các bước thao tác.

- Các nhóm nghiên cứu SGK trang 40, 41 tiến hành tập băng bó.

- Nhóm được kiểm tra phải trình bày:

+ Các thao tác băng bó.

+ Sản phẩm làm được.

+ Lưu ý băng bó.

- Nhóm khác nx bổ sung.

- HS tự hoàn thiện các thao tác và ghi vào vở.

 

 

- Đảm bảo an toàn giao thông.

- Tránh đùa nghịch, vật nhau.

- Tránh dẫm chân tay bạn.

II. Tập sơ cứu và băng bó:

* Sơ cứu

- Đặt 2 nẹp gỗ, tre vào 2 bên chỗ xương gãy.

- Lót vải mềm gấp dày vào các chỗ đầu xương.

- Buộc định vị 2 chỗ đầu nẹp và 2 bên chỗ xương gãy.

* Băng bó cố định.

- Với xương ở tay: dùng băng y tế quấn chặt từ trong ra cổ tay, làm dây đeo cẳng tay vào cổ.

- Với xương ở chân: Băng từ cổ chân vào, nếu là xương đùi thì dùng nẹp dài từ sườn đến gót chân và buộc cố định ở phần thân.

Giáo án môn Sinh học 8

I/ Mục tiêu:

1. Kiến thức:

  • Biết được các thao tác cơ bản để xử lý khi gặp tình huống người gãy xương.
  • Vận dụng sự hiểu biết vào giữ vệ sinh, rèn luyện thân thể, chống bệnh tật.

2. Kỹ năng:

  • Thành thạo trong thao tác băng bó và cố định xương bị gãy.
  • Rèn kỹ năng quan sát, phân tích, khái quát hoá.

3. Thái độ:

  • Có ý thức học tập, yêu thích bộ môn, liên hệ thực tế.
  • Có ý thức giữ gìn, bảo vệ rèn luyện hệ vận động.

II. Chuẩn bị

1. Giáo viên: Hình 11-1, 11-2, 11-3, 11-4 SGK, phiếu học tập.

2. Học sinh: Đọc trước bài ở nhà

  • Hai thanh nẹp dài 30- 40cm, rộng 4- 5 cm. Nẹp bằng gỗ bào nhẵn, dày chừng 0,6- 1cm, hoặc bằng tre vót nhẵn có kích thước tương đương.
  • Bốn cuộn băng y tế, mỗi cuộn dài 2m hoặc cuộn vải sạch (rộng 4-5cm khâu lại thành dải dài 2m).
  • Bốn miếng vải sạch, kích thước 20 x 40cm hoặc thay bằng gạc y tế.

III. Tiến trình bài giảng.

1. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra 15’

*Câu 1: Nêu các đặc điểm của bộ xương người thích nghi với tư thế đứng thẳng và đi bằng 2 chân?

* Câu 2: Hãy tính công cơ khi xách túi gạo 3 kg lên 5 m?

* Đặt vấn đề: Để có một cơ thể phát triển cân đối, hệ vận động khỏe mạnh, không chỉ cần có những biện pháp trên mà còn phải biết cách xử lý đúng trong trường hợp sai khớp hay gãy xương. Trong những tình huống như vậy em phải thực hiện những thao tác gì? Đó là nội dung của bài thực hành hôm nay.

2. Dạy nội dung bài mới:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

GHI BẢNG

GV kiểm tra sự chuẩn bị của các nhóm, nêu yêu cầu của bài thực hành

Hoạt động 1:

GV Những nguyên nhân nào có thể dẫn đến gãy xương?

HS trao đổi, thống nhất câu trả lời. Yêu cầu phân biệt được các trường hợp gãy xương.

GV: Khi bị gãy xương chúng ta cần phải làm gì?

HS dựa vào vốn hiểu biết của mình tự hoàn thiện câu trả lời. GV chỉnh lại cho đầy đủ và chính xác.

Hoạt động 2:

GV: Hướng dẫn HS nghiên cứu thông tin và hình SGK, chia nhóm, hướng dẫn HS hoàn thành bài tập thực hành.

 

 

Các nhóm tiến hành thực hành theo hướng dẫn của GV.

GV theo dõi các nhóm, có kế hoạch giúp đỡ các nhóm yếu.

GV hỏi: Em cần làm gì khi tham gia giao thông, lao động, học tập, vui chơi tránh cho mình và người khác khỏi bị gãy xương?

HS trả lời: Yêu cầu phải nêu được:

+ Đảm bảo an toàn giao thông.

+ Tránh đùa nghịch, đá bóng trên đường,...

+ Tránh dẫm lên tay, chân của các bạn khác

GV hướng dẫn HS viết bản tường trình: Viết báo cáo tường trình cách sơ cứu và băng bó xương khi gặp người bị gãy xương cẳng tay?

 

 

I. Nguyên nhân gãy xương

 

 

 

 

- Có nhiều nguyên nhân dẫn đến gãy xương:

- Khi bị gãy xương cần phải sơ cứu ngay tại chỗ, không được nắn bóp bừa bãi.

 

 

II. Tập sơ cứu và băng bó

* Sơ cứu:

- Đặt 2 nẹp gỗ vào 2 bên xương bị gãy.

- Lót vải mềm gấp dày vào các chỗ đầu xương.

- Buộc định vị 2 chỗ đầu nẹp và 2 bên chỗ xương gãy.

* Băng bó cố định:

- Với xương tay: Dùng băng quấn chặt từ trong ra cổ tay làm dây đeo vào cổ.

- Với xương chân: Băng từ cổ chân vào, nếu là xương đùi thì dùng nẹp dài từ sườn đến gót chân buộc cố định ở phần thân.

 

----------------------------------------

Trên đây VnDoc xin giới thiệu Giáo án môn Sinh học 8 bài 12: Thực hành tập sơ cứu và băng bó cho người gãy xương theo CV 5512 được soạn theo chương trình chuẩn kiến thức, kỹ năng và đảm bảo các yêu cầu của Bộ GD&ĐT đề ra giúp các thầy cô nâng cao hiệu quả chất lượng giảng dạy, chuẩn bị tốt cho các bài dạy lớp 8 trên lớp.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 8, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 8 sau để chuẩn bị cho chương trình sách mới năm học tới

Đánh giá bài viết
1 1.394
Sắp xếp theo

Giáo án Sinh học lớp 8

Xem thêm