Sinh 8 bài 15 Đông máu và nguyên tắc truyền máu

Lý thuyết Sinh học lớp 8 bài 15: Đông máu và nguyên tắc truyền máu được VnDoc tổng hợp và đăng tải bao gồm lý thuyết cơ bản trong chương trình Sinh học 8 bài 15, kèm câu hỏi trắc nghiệm cho các em luyện tập. Bài này cho các em tìm hiểu được cơ chế tự đông máu ở cơ thể để biết được vai trò quan trọng của tiểu cầu trong máu, tìm hiểu về các nhóm máu trong cơ thể người, quy tắc truyền máu trong y học. Dưới đây là nội dung chi tiết các em tham khảo nhé.

A. Giải bài tập Sinh 8 bài 15

B. Lý thuyết Sinh học 8 bài 15

I. Đông máu

- Ở người bình thường, một vết đứt tay hay vết thương nhỏ làm chảy máu ra ngoài da, lúc đầu nhiều sau ít dần rồi ngưng hẳn nhờ một khối máu đông bít kín vết thương.

→ Đông máu là hiện tượng hình thành khối máu đông bịt kín vết thương

Lý thuyết Sinh học lớp 8 bài 15: Đông máu và nguyên tắc truyền máu

- Sự đông máu liên quan đến hoạt động của tiểu cầu là chủ yếu:

+ Tiểu cầu bị vỡ ra khi va chạm vào vết rách trên thành mạch máu để tạo thành nút tiểu cầu bịt tạm thời vết rách.

+ Giải phóng enzim để biến chất sinh tơ máu (trong huyết tương) thành tơ máu để tạo thành cục máu đông.

→ Tơ máu kết mạng lưới ôm giữ các tế bào máu tạo thành khối máu đông bịt kín vết thương.

- Ý nghĩa đông máu: giúp cơ thể tự bảo vệ chống mất nhiều máu khi bị thương.

II. Các nguyên tắc truyền máu

1. Các nhóm máu ở người

Trong máu có:

+ Có 2 loại kháng nguyên trên hồng cầu là A và B

+ Có 2 loại kháng thể trong huyết tương là α (gây kết dính a) và β (gây kết dính B)

- Ở người có 4 nhóm máu là A, O, B, AB

Lý thuyết Sinh học lớp 8 bài 15: Đông máu và nguyên tắc truyền máu

Khi truyền giữa các nhóm máu với nhau có sự kết dính và không kết dính hồng cầu.

Lý thuyết Sinh học lớp 8 bài 15: Đông máu và nguyên tắc truyền máu

- Để không có sự kết dính hồng cầu khi cho và nhận máu, máu được truyền theo sơ đồ truyền máu:

Lý thuyết Sinh học lớp 8 bài 15: Đông máu và nguyên tắc truyền máu

2. Các nguyên tắc cần tuân thủ khi truyền máu

Để truyền máu không gây tai biến thì phải tuân theo các nguyên tắc sau:

- Không truyền máu có cả kháng nguyên A và B cho người có nhóm máu O vì sẽ bị kết dính hồng cầu.

- Không truyền máu có nhiễm các tác nhân gây bệnh (virut viêm gan B, HIV..) vì sẽ gâu nhiễm các bệnh này cho người được nhận máu.

→ Khi truyền máu cần xét nghiệm để lựa chọn nhóm máu cho phù hợp và kiểm tra các mầm bệnh trước khi truyền máu.

C. Trắc nghiệm Sinh học 8 bài 15

Câu 1: Sự đông máu liên quan chủ yếu đến hoạt động của tế bào máu nào?

A. Hồng cầu

B. Bạch cầu

C. Tiểu cầu

D. Tất cả các đáp án trên

Chọn đáp án: C

Giải thích: Sự đông máu liên quan chủ yếu đến hoạt động của tiểu cầu, tiểu cầu bám vào vết rách và bám vào nhau tạo thành nút tiểu cầu tạm thời bịt kín vết rách

Câu 2: Ở người có mấy nhóm máu chính

A. 2 B. 3 C. 4 D. 5

Chọn đáp án: C

Giải thích: ở người có 4 nhóm máu chính đó là A, B, O, AB.

Câu 3: Nhóm máu nào dưới đây tồn tại cả hai loại kháng nguyên A và B trên hồng cầu?

A. Nhóm máu O

B. Nhóm máu A

C. Nhóm máu B

D. Nhóm máu AB

Chọn đáp án: D

Giải thích: Nhóm máu AB tồn tại cả hai loại kháng nguyên A và B trên hồng cầu.

Câu 4: Người mang nhóm máu AB có thể truyền máu cho người mang nhóm máu nào mà không xảy ra sự kết dính hồng cầu?

A. Nhóm máu O

B. Nhóm máu AB

C. Nhóm máu A

D. Nhóm máu B

Chọn đáp án: B

Giải thích: người mang nhóm máu AB chỉ có thể truyền cho người mang nhóm máu AB vì có kháng nguyên A và B nhưng không có kháng thể α và β nên không xảy ra kết dính hồng cầu

Câu 5: Đâu là nhóm máu chuyên cho

A. Nhóm O B. Nhóm A C. Nhóm B D. Nhóm AB

Chọn đáp án: A

Giải thích: Vì nhóm máu O không có cả kháng nguyên A và B nên nhận máu của nhóm nào cũng không xảy ra phản ứng kết dích hồng cầu.

Câu 6: Tại sao người có nhóm máu O có thể truyền cho người có nhóm máu AB mà người có nhóm máu AB không thể truyền cho người có nhóm máu O

A. Vì người mang nhóm máu O có cả 2 loại kháng nguyên còn người mang nhóm máu AB không mang loại kháng nguyên nào cả.

B. Vì người mang nhóm máu AB có cả 2 loại kháng nguyên còn người mang nhóm máu O không mang loại kháng nguyên nào cả.

C. Vì người mang nhóm máu O và AB đều có cả 2 loại kháng nguyên

D. Vì người mang nhóm máu O và AB đều không có cả 2 loại kháng nguyên

Chọn đáp án: B

Giải thích: Vì người mang nhóm máu AB có cả 2 loại kháng nguyên còn người mang nhóm máu O không mang loại kháng nguyên nào cả.

Câu 7: Người mang nhóm máu A có thể truyền cho người mang nhóm máu nào dưới đây?

A. Nhóm máu A

B. Nhóm máu B

C. Nhóm máu AB

D. Cả A và C đều đúng

Chọn đáp án: D

Giải thích: Vì người mang nhóm máu A có kháng nguyên A mà kháng thể của người có nhóm máu A và AB không phù hợp với kháng nguyên đó => không xảy ra phản ứng kết dính hồng cầu.

Câu 8: Người mang nhóm máu A có thể truyền cho người mang nhóm máu nào dưới đây?

A. Nhóm máu A

B. Nhóm máu B

C. Nhóm máu AB

D. Cả B và C đều đúng

Chọn đáp án: D

Giải thích: Vì người mang nhóm máu B có kháng nguyên B mà kháng thể của người có nhóm máu B và AB không phù hợp với kháng nguyên đó => không xảy ra phản ứng kết dính hồng cầu.

Câu 9: Khi mạch máu bị nứt vỡ, loại ion khoáng nào dưới đây sẽ tham gia tích cực vào cơ chế hình thành khối máu đông?

A. Cl- B. Ca2+ C. Na+ D. Ba2+

Chọn đáp án: B

Giải thích: ion Ca2+ tích cực tham gia chuyển hóa chất tơ máu thành tơ máu. Tơ máu kết mạng lưới ôm giữ các tế bào máu => cục máu đông

Câu 10: Phát biểu nào dưới đây là đúng?

A. Huyết thanh khi loại bỏ chất sinh tơ máu thì còn lại nước mô.

B. Huyết thanh khi loại bỏ chất sinh tơ máu thì còn lại huyết tương.

C. Huyết tương khi loại bỏ chất sinh tơ máu thì còn lại huyết thanh.

D. Nước mô khi loại bỏ chất sinh tơ máu thì còn lại huyết tương.

Chọn đáp án: C

Giải thích: Huyết tương khi loại bỏ chất sinh tơ máu thì còn lại huyết thanh.

.....................................

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 8. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

Lý thuyết Sinh học lớp 8 bài 15: Đông máu và nguyên tắc truyền máu được VnDoc chia sẻ trên đây. Gồm lý thuyết và bài tập trắc nghiệm, hy vọng thông qua tài liệu này, các em nắm chắc kiến thức từ đó áp dụng trả lời các câu hỏi cuối bài SGK Sinh học lớp 8 tương ứng. Chúc các em học tốt.

Ngoài Lý thuyết Sinh học lớp 8 bài 15: Đông máu và nguyên tắc truyền máu, mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Sinh học lớp 8, Giải Vở BT Sinh Học 8, Giải bài tập Sinh học 8, Tài liệu học tập lớp 8 và các đề học kì 1 lớp 8đề thi học kì 2 lớp 8 mới nhất được cập nhật.

Đặt câu hỏi về học tập, giáo dục, giải bài tập của bạn tại chuyên mục Hỏi đáp của VnDoc
Hỏi - ĐápTruy cập ngay: Hỏi - Đáp học tập
Đánh giá bài viết
31 40.002
Sắp xếp theo

    Lý thuyết Sinh học 8

    Xem thêm