Sinh 8 bài 8: Cấu tạo và tính chất của xương
Bài: Cấu tạo và tính chất của xương
Lý thuyết Sinh học lớp 8 bài 8: Cấu tạo và tính chất của xương bao gồm lý thuyết cơ bản được học trong chương trình Sinh học 8 bài 8, kèm câu hỏi trắc nghiệm có đáp án giúp các em vận dụng lý thuyết vào trả lời câu hỏi trong bài. Thông qua tài liệu này, các em sẽ hiểu hơn cấu tạo của bộ xương cũng như thành phần hóa học của xương. Dưới đây là nội dung chi tiết bài học, các em tham khảo nhé.
A. Giải bài tập Sinh học 8 bài 8
- Giải bài tập trang 31 SGK Sinh lớp 8: Cấu tạo và tính chất của xương
- Giải bài tập SGK Sinh học 8 bài 8: Cấu tạo và tính chất của xương (rút gọn)
B. Lý thuyết Sinh học 8 bài 8
I. Cấu tạo của xương
1. Cấu tạo của xương dài
Cấu tạo 1 xương dài gồm có:
- Hai đầu xương là mô xương xốp, có các nan xương xếp theo kiểu vòng cung tạo ra các ô trống có chứa tủy đỏ. Bọc 2 đầu xương là lớp sụn.
- Thân xương có hình ống, cấu tạo từ ngoài vào trong có: màng xương mỏng → mô xương cứng → khoang xương. Khoang xương chứa tủy xương, tủy đỏ (trẻ em), tủy vàng (người trưởng thành).
2. Chức năng của xương dài
3. Cấu tạo xương ngắn và xương dẹt
- Xương ngắn và xương dẹt không có cấu tạo hình ống.
- Bên ngoài là mô xương cứng, bên trong là mô xương xốp gồm nhiều nan xương và nhiều hốc nhỏ chứa đầy tủy đỏ.
II. Sự to ra và dài ra của xương
- Sự to ra của xương:
+ Tế bào ở màng xương phân chia → các tế bào mới → đẩy vào trong và hóa xương → xương to ra
+ Ở người trưởng thành sụn tăng trưởng không còn khả năng hóa xương → không cao thêm
+ Người già: xương bị phân hủy nhanh hơn sự tạo thành và tỷ lệ cốt giao giảm → xương xốp, giòn, dễ gãy, sự phục hồi diễn ra chậm, không chắc chắn.
- Sự dài ra của xương: nhờ vào sự phân chia của các tế bào ở sụn tăng trưởng.
III. Thành phần hóa học của xương
- Xương được cấu tạo từ:
+ Chất hữu cơ là cốt giao: đảm bảo tính mềm dẻo của xương.
+ Chất khoáng chủ yếu là Canxi đảm bảo tính tính bền chắc của xương.
C. Trắc nghiệm Sinh học 8 bài 8
Câu 1: Chọn cặp từ thích hợp để điền vào các chỗ trống trong câu sau
Xương to ra về bề ngang là nhờ các tế bào …(1)… tạo ra những tế bào mới đẩy …(2)… và hóa xương.
A. (1): mô xương cứng; (2): ra ngoài
B. (1): mô xương xốp; (2): vào trong
C. (1): màng xương; (2): vào trong
D. (1): màng xương; (2): ra ngoài
Chọn đáp án: C
Giải thích: Xương to ra về bề ngang là nhờ các tế bào màng xương tạo ra những tế bào mới đẩy ra ngoài và hóa xương
Câu 2: Xương dài được cấu tạo gồm mấy phần
A. 2 phần
B. 3 phần
C. 4 phần
D. 5 phần
Chọn đáp án: A
Giải thích: Cấu tạo một xương dài gồm có: hai đầu xương và thân xương
Câu 3: Xương dài được cấu tạo gồm 2 phần, đó là
A. Sụn bọc đầu xương, mô xương xốp.
B. Hai đầu xương và thân xương.
C. Màng xương, mô xương.
D. Màng xương, mô xương cứng.
Chọn đáp án: B
Giải thích: Cấu tạo một xương dài gồm có: hai đầu xương và thân xương
Câu 4: Chức năng của hai đầu xương là
A. Giảm ma sát trong khớp xương
B. Phân tán lực tác động
C. Tạo các ô chứa tủy đỏ
D. Tất cả các đáp án trên
Chọn đáp án: D
Giải thích: Đầu xương được cấu tạo từ sụn bọc đầu xương và các mô xương xốp bao gồm các nan xương có chức năng giảm ma sát trong khớp xương, phân tán lực tác động, tạo các ô chứa tủy đỏ.
Câu 5: Chức năng của thân xương là
A. Giúp xương phát triển to bề ngang
B. Chịu lực, đảm bảo vững chắc
C. Chứa tủy đỏ ở trẻ em, tủy vàng ở người lớn
D. Tất cả các đáp án trên
Chọn đáp án: D
Giải thích: Thân xương bao gồm màng xương, mô xương cứng, khoang xương, có chức năng giúp xương phát triển to bề ngang; chịu lực đảm bảo vững chắc; chứa tủy đỏ ở trẻ em, tủy vàng ở người lớn.
Câu 6: Thành phần nào dưới đây không có trong cấu tạo của xương ngắn?
A. Mô xương cứng
B. Mô xương xốp
C. Khoang xương
D. Tất cả các phương án đưa ra
Chọn đáp án: C
Giải thích: Xương ngắn có cấu tạo bên ngoài là mô xương cứng, bên trong là mô xương xốp gồm nhiều nan xương và nhiều hốc xương nhỏ (như mô xương xốp ở đầu xương dài) chứa tủy đỏ.
Câu 7: Thành phần cấu tạo của xương
A. Chủ yếu là chất hữu cơ (cốt giao)
B. Chủ yếu là chất vô cơ (muối khoáng)
C. Chất hữu cơ (cốt giao) và chất vô cơ (muối khoáng) có tỉ lệ chất cốt giao không đổi
D. Chất hữu cơ (cốt giao) và chất vô cơ (muối khoáng) có tỉ lệ chất cốt giao thay đổi theo độ tuổi
Chọn đáp án: D
Giải thích: xương được cấu tạo từ chất hữu cơ gọi là cốt giao và chất khoáng chủ yếu là canxi. Tỉ lệ chất cốt giao thay đổi theo độ tuổi.
Câu 8: Xương có tính chất gì:
A. Mềm dẻo
B. Vững chắc
C. Đàn hồi và vững chắc
D. Mềm dẻo và vững chắc
Chọn đáp án: D
Giải thích:
Chất hữu cơ (cốt giao) => tính mềm dẻo
Chất vô cơ (muối khoáng): canxi => tính vững chắc
⇒ Xương có tính mềm dẻo và vững chắc
Câu 9: Trong xương dài, vai trò phân tán lực tác động thuộc về thành phần nào dưới đây?
A. Mô xương cứng
B. Mô xương xốp
C. Sụn bọc đầu xương
D. Màng xương
Chọn đáp án: B
Giải thích: mô xương xốp gồm các nan xương có chức năng phân tán lực
Câu 10: Ở xương dài, màng xương có chức năng gì?
A. Giúp giảm ma sát khi chuyển động
B. Giúp xương dài ra
C. Giúp xương phát triển to về bề ngang.
D. Giúp dự trữ các chất dinh dưỡng
Chọn đáp án: C
Giải thích: màng xương có chức năng giúp xương phát triển to bề ngang.
Câu 11. Ở trẻ em, tủy đỏ là nơi sản sinh
A. tiểu cầu.
B. hồng cầu.
C. bạch cầu limphô.
D. đại thực bào.
Chọn đáp án: B
Câu 12. Chất khoáng chủ yếu cấu tạo nên xương người là
A. sắt.
B. canxi.
C. phôtpho.
D. magiê.
Chọn đáp án: B
Câu 13. Sự mềm dẻo của xương có được là nhờ thành phần nào?
A. Nước
B. Chất khoáng
C. Chất cốt giao
D. Tất cả các phương án đưa ra
Chọn đáp án: C
Câu 14. Các nan xương sắp xếp như thế nào trong mô xương xốp?
A. Xếp nối tiếp nhau tạo thành các rãnh chứa tủy đỏ
B. Xếp theo hình vòng cung và đan xen nhau tạo thành các ô chứa tủy đỏ
C. Xếp gối đầu lên nhau tạo ra các khoang xương chứa tủy vàng
D. Xếp thành từng bó và nằm giữa các bó là tủy đỏ
Chọn đáp án: B
Câu 15: Ở người già, trong khoang xương có chứa gì?
A. Máu
B. Mỡ
C. Tủy đỏ
D. Nước mô
Chọn đáp án: B
Câu 16: Tại sao khi còn bé, nếu gánh nặng thường xuyên thì sẽ không cao lên được?
A. Vì xương không dài ra được
B. Vì thiếu chất xương tạo xương mỏi
C. VÌ hai tấm sụn hóa xương nhanh nên không dài ra được
D. Vì hai tấm sụn tăng trưởng ở gần hai đầu xương hóa xương hết nên xương không dài ra được
Chọn đáp án: D
Câu 17: Ở người lớn, chất canxi nhiều hơn chất cốt giao nên xương
A. Cứng chắc, khó gãy
B. Khó gãy và dễ lành
C. Dễ gãy nhưng dễ lành
D. Dễ gãy, khó lành
Chọn đáp án: D
Câu 18: Xương trẻ nhỏ khi gãy thì mau liền hơn vì
A. Thành phần cốt giao nhiều hơn chất khoáng
B. Thành phần cốt giao ít hơn chất khoáng
C. Chưa có thành phần khoáng
D. Chưa có thành phần cốt giao
Chọn đáp án: A
Câu 19: Các xương dài ở trẻ em tiếp tục dài ra được là nhờ tác dụng
A. Mô xương xốp
B. Đĩa sụn phát triển
C. Chất tủy vàng trong khoang xương
D. Chất tủy đỏ có trong đầu xương
Chọn đáp án: B
.......................
Trên đây là Lý thuyết Sinh học lớp 8 bài 8: Cấu tạo và tính chất của xương. Mời các bạn tham khảo những bài tiếp theo tại chuyên mục Lý thuyết Sinh học 8 trên VnDoc nhé. Chuyên mục tổng hợp kiến thức quan trọng được học trong mỗi bài, giúp các em ôn tập và củng cố kiến thức được học hiệu quả, từ đó vận dụng giải bài tập Sinh 8 tốt hơn. Nếu có thắc mắc hay câu hỏi gì, mời các bạn gửi câu hỏi tới chuyên mục Hỏi - đáp nhé.
Ngoài tài liệu trên, mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Sinh học lớp 8, Giải Vở BT Sinh Học 8, Giải bài tập Sinh học 8, Tài liệu học tập lớp 8 được cập nhật liên tục trên VnDoc.
Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 8. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.