Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Sinh 8 bài 4: Mô

Lý thuyết Sinh học 8 bài 4: Mô được VnDoc đăng tải sau đây bao gồm phần lý thuyết quan trọng được học trong bài 4 Sinh học 8. Tài liệu này giúp các em nắm chắc kiến thức được học trong bài, từ đó vận dụng tốt để giải bài tập Sinh học 8. Sau đây là nội dung chi tiết, mời các bạn tham khảo.

A. Giải bài tập Sinh 8 bài 4

B. Lý thuyết Sinh học 8 bài 4

I. Khái niệm về mô

- Ví dụ một số tế bào:

Lý thuyết Sinh học lớp 8 bài 4: Mô

a) Tế bào biểu bì; b) Tế bào cơ; c) Tế bào thần kinh

- Các tế bào có hình dạng khác nhau như vậy do: các tế bào đảm nhận các chức năng khác nhau mà tế bào phân hóa tạo nên hình dạng và kích thước khác nhau. Sự phân hóa đó diễn ra từ ngay giai đoạn phôi.

- Tập hợp các tế bào chuyên hóa, có cấu tạo giống nhau, đảm nhận chức năng nhất định gọi là mô.

Ví dụ: Mô biểu bì, mô liên kết …

II. Các loại mô

Trong cơ thể có 4 loại mô chính: mô biểu bì, mô liên kết, mô cơ và mô thần kinh

1. Mô biểu bì

Lý thuyết Sinh học lớp 8 bài 4: Mô

- Mô biểu bì gồm các tế bào xếp sít nhau phủ ngoài cơ thể hoặc lót trong các cơ quan rỗng như ống tiêu hóa, dạ con, bóng đái... Có chức năng bảo vệ, hấp thụ và tiết.

2. Mô liên kết

Lý thuyết Sinh học lớp 8 bài 4: Mô

- Mô liên kết gồm: các tế bào liên kết nằm rải rác trong chất nền (như: mô sụn, mô sợi, mô xương, mô mỡ và mô máu)

- Có chức năng nâng đỡ, liên kết các cơ quan.

- Ngoài các mô trên, mô liên kết còn gồm mô máu vì mô máu có các tế bào máu nằm rải rác trong chất nền (huyết tương).

3. Mô cơ

Lý thuyết Sinh học lớp 8 bài 4: Mô

- Mô cơ gồm 3 loại: mô cơ vân, mô cơ tim và mô cơ trơn. Các tế bào cơ đều dài.

Lý thuyết Sinh học lớp 8 bài 4: Mô

- Chức năng của mô cơ: co, dãn, tạo nên sự vận động.

4. Mô thần kinh

Lý thuyết Sinh học lớp 8 bài 4: Mô

- Mô thần kinh gồm các tế bào thần kinh gọi là noron và các tế bào thần kinh đệm (thần kinh giao).

- Nơron gồm có thân chứa nhân, từ thân phát đi nhiều tua ngắn phân nhánh gọi là sợi nhánh và một tua dài là sợi trục. Diện tiếp xúc giữa đầu mút của sợi trục ở nơron này với nơron kế tiếp gọi là xinap.

- Chức năng của mô thần kinh là tiếp nhận kích thích, xử lí thông tin và điều hòa hoạt động các cơ quan đảm bảo sự phối hợp hoạt động giữa các cơ quan và sự thích ứng với môi trường.

C. Trắc nghiệm Sinh học 8 bài 4

Câu 1: Khi nói về mô, nhận định nào dưới đây là đúng?

A. Các tế bào trong một mô không phân bố tập trung mà nằm rải rác khắp cơ thể

B. Chưa biệt hóa về cấu tạo và chức năng

C. Gồm những tế bào đảm nhiệm những chức năng khác nhau

D. Gồm những tế bào có cấu tạo giống nhau

Chọn đáp án: D

Giải thích: Mô là tập hợp gồm các tế bào chuyên hóa có cấu tạo giống nhau, thực hiện chức năng nhất định.

Câu 2: Hệ cơ ở người được phân chia thành mấy loại mô?

A. 5 loại B. 4 loại C. 3 loại D. 2 loại

Chọn đáp án: B

Giải thích: cơ thể người và động vật gồm 4 loại mô chính:mô biểu bì, mô liên kết, mô thần kinh, mô cơ.

Câu 3: Các mô biểu bì có đặc điểm nổi bật nào sau đây?

A. Gồm những tế bào trong suốt, có vai trò xử lý thông tin

B. Gồm các tế bào chết, hóa sừng, có vai trò chống thấm nước

C. Gồm các tế bào xếp sít nhau, có vai trò bảo vệ, hấp thụ hoặc tiết

D. Gồm các tế bào nằm rời rạc với nhau, có vai trò dinh dưỡng

Chọn đáp án: C

Giải thích: Mô biểu bì gồm các tế bào xếp sít nhau, phủ ngoài cơ thể, lót trong các xoang rỗng như ống tiêu hóa, dạ con, bong đái,… có chức năng bảo vệ, hấp thụ và tiết.

Câu 4: Máu được xếp vào loại mô gì?

A. Mô thần kinh

B. Mô cơ

C. Mô liên kết

D. Mô biểu bì

Chọn đáp án: C

Giải thích: Mô liên kết dinh dưỡng: máu, bạch huyết có vai trò vận chuyển chất dinh dưỡng nuôi cơ thể.

Câu 5: Mô biểu bì có chức năng

A. Bảo vệ và nâng đỡ

B. Bảo vệ và co giãn

C. Tiếp nhận và trả lời các kích thích

D. Bảo vệ, hấp thụ, bài tiết

Chọn đáp án: D

Giải thích: Mô biểu bì gồm các tế bào xếp sít nhau, phủ ngoài cơ thể, lót trong các xoang rỗng như ống tiêu hóa, dạ con, bong đái,… có chức năng bảo vệ, hấp thụ và tiết.

Câu 6: Mô cơ có chức năng

A. Bảo vệ và nâng đỡ

B. Bảo vệ và co giãn tạo nên sự vận động, tạo nhiệt cho cơ thể.

C. Tiếp nhận và trả lời các kích thích

D. Bảo vệ, hấp thụ, bài tiết

Chọn đáp án: B

Giải thích: Mô cơ là thành phần của hệ vận động, có chức năng co giãn, tạo nên sự vận động, tạo nhiệt cho cơ thể.

Câu 7: Mô thần kinh có chức năng

A. Bảo vệ và nâng đỡ

B. Bảo vệ và co giãn

C. Tiếp nhận và trả lời các kích thích

D. Bảo vệ, hấp thụ, bài tiết

Chọn đáp án: C

Giải thích: Mô thần kinh gồm các tế bào thần kinh gọi là noron và các tế bào thần kinh đệm có chức năng tiếp nhận kích thích, xử lí thông tin và xử lí thông tin, điều khiển sự hoạt động của các cơ quan và trả lời các kích thích từ bên ngoài.

Câu 8: Mô tham gia cấu tạo tim thuộc mô

A. Mô cơ

B. Mô biểu bì

C. Mô thần kinh

D. Mô liên kết

Chọn đáp án: A

Giải thích: Mô cơ bao gồm: mô cơ tim, mô cơ vân, mô cơ trơn. Trong đó, mô cơ tim chỉ phân bố ở tim, có cấu tạo như cơ trơn. Tham gia vào hoạt động co bóp của tim, cơ tim vận động vô thức.

Câu 9: Tế bào cơ trơn và tế bào cơ tim giống nhau ở đặc điểm nào sau đây?

A. Chỉ có một nhân

B. Đều có chức năng co giãn

C. Gắn với xương

D. Hình thoi, nhọn hai đầu

Chọn đáp án: B

Giải thích: Tế bào cơ trơn và tế bào cơ vân đều thuộc mô cơ. Mô cơ là thành phần của hệ vận động, có chức năng co giãn, tạo nên sự vận động, tạo nhiệt cho cơ thể.

Câu 10: Trong cơ thể người, loại mô nào có chức năng nâng đỡ và là cầu nối giữa các cơ quan?

A. Mô cơ

B. Mô thần kinh

C. Mô biểu bì

D. Mô liên kết

Chọn đáp án: D

Giải thích: Mô liên kết phân bố rải rác khắp các bộ phận của cơ thể

................................

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 8. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

Trên đây là Lý thuyết Sinh học lớp 8 bài 4: Mô. Mời các bạn tham khảo những bài tiếp theo tại chuyên mục Lý thuyết Sinh học 8 trên VnDoc nhé. Chuyên mục tổng hợp kiến thức quan trọng được học trong mỗi bài, giúp các em ôn tập và củng cố kiến thức được học hiệu quả, từ đó vận dụng giải bài tập Sinh 8 tốt hơn.

Ngoài tài liệu trên, mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Sinh học lớp 8, Giải Vở BT Sinh Học 8, Giải bài tập Sinh học 8, Tài liệu học tập lớp 8 được cập nhật liên tục trên VnDoc.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
21
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Lý thuyết Sinh học 8

    Xem thêm