Sinh học 8 bài 32: Chuyển hóa

Lý thuyết Sinh học lớp 8 bài 32: Chuyển hóa bao gồm lý thuyết cơ bản trong chương trình Sinh học 8 bài 32, bên cạnh đó là bộ câu hỏi trắc nghiệm kèm lời giải chi tiết sẽ giúp các em ôn luyện, nắm chắc kiến thức bài dễ dàng hơn. Dưới đây là nội dung của bài. Các em cùng tham khảo nhé.

A. Giải bài tập Sinh học 8 bài 32

B. Lý thuyết Sinh học 8 bài 32

I. CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG

- Mọi hoạt động sống của cơ thể đều gắn chặt với hoạt động của các tế bào và đều cần năng lượng.

Ví dụ:

+ Cây xanh quang hợp tạo ra chất hữu cơ và tích lũy năng lượng.

+ Người và động vật lấy chất hữu cơ trực tiếp từ thực vật hoặc động vật ăn thực vật để xây dựng cơ thể, tích lũy và sử dụng năng lượng cho hoạt động sống.

Lý thuyết Sinh học lớp 8 bài 32: Chuyển hóa

- Quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng ở tế bào gồm 2 quá trình đồng hóa và dị hóa:

+ Đồng hóa là quá trình tổng hợp từ các nguyên liệu đơn giản sẵn có trong tế bào thành những chất đặc trưng của tế bào và tích lũy năng lượng trong các liên kết hóa học:

+ Dị hóa: quá trình phân giải các chất được tích lũy trong quá trình đồng hóa → các chất đơn giản, bẻ gãy các liên kết hóa học → giải phóng năng lượng → cung cấp cho mọi hoạt động sống của tế bào.

- Tỉ lệ đồng hóa và dị hóa khác nhau phụ thuộc:

+ Lứa tuổi: ở trẻ em đồng hóa > dị hóa. Ở người lớn ngược lại

+ Thời điểm lao động: dị hóa > đồng hóa. Lúc nghỉ ngơi thì ngược lại.

II. CHUYỂN HÓA CƠ BẢN

- Khi nghỉ ngơi, cơ thể vẫn tiêu hao năng lượng để duy trì các hoạt động cơ bản như: hoạt động của tim, hô hấp và duy trì thân nhiệt.

- Chuyển hóa cơ bản là năng lượng tiêu dùng khi cơ thể nghỉ ngơi hoàn toàn. Đó là năng lượng duy trì sự sống được tính bằng kJ trong 1 giờ đối với 1 kg khối lượng cơ thể.

- Ý nghĩa: người ta xác định được 1 thang chuyển hóa cơ bản của các lứa tuổi khác nhau ở trạng thái bình thường. Sau khi kiểm tra chuyển hóa cơ bản ở một người và so sánh với thang chuẩn → chuẩn đoán tình trạng bệnh lí của người đó.

III. ĐIỀU HÒA SỰ CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG

- Sự chuyển hóa vật chất và năng lượng của cơ thể phụ thuộc vào:

+ Sự điểu khiển hệ thần kinh: các trung khu ở não bộ điều khiển trao đổi gluxit, lipit, nước, muối khoáng và tăng giảm nhiệt độ cơ thể.

+ Các hoocmôn do tuyến nội tiết tiết ra: insulin, glucagon.

B. Sinh học 8 bài 32

Câu 1: Điều nào sau đây phản ánh chính xác nhất về quá trình đồng hóa?

A. Tổng hợp chất hữu cơ từ các chất vô cơ đơn giản

B. Tổng hợp chất khí

C. Phân giải chất hữu cơ thành các chất tương đồng nhau

D. Tổng hợp chất hữu cơ và tích lũy năng lượng.

Chọn đáp án: D

Giải thích: Đồng hoá là quá trình tổng hợp các chất hữu cơ và tích luỹ năng lượng trong các sản phẩm tổng hợp.

Câu 2: Điều nào sau đây phản ánh chính xác nhất về quá trình dị hóa?

A. Tổng hợp chất hữu cơ từ các chất vô cơ đơn giản

B. Tổng hợp chất khí

C. Phân giải chất hữu cơ thành các chất tương đồng nhau

D. Phân giải chất hữu cơ và giải phóng năng lượng.

Chọn đáp án: D

Giải thích: Dị hoá là quá trình phân giải các chất hữu cơ và giải phóng năng lượng cần thiết cho mọi hoạt động sống, kể cả năng lượng cho đồng hoá.

Câu 3: Điều nào sau đây đúng khi nói về tỉ lệ giữa đồng hóa và dị hóa ở cơ thể

A. Tỉ lệ đồng hóa và dị hóa ở cơ thể không thay đổi

B. Ở trẻ em, cơ thể đang lớn, quá trình đồng hóa nhỏ hơn dị hóa, ngược lại ở người già, quá trình dị hóa lại nhỏ hơn đồng hóa.

C. Vào thời điểm lao động, dị hóa nhỏ hơn đồng hoá, ngược lại lúc nghỉ ngơi đồng hóa nhỏ hơn dị hóa.

D. Tỉ lệ giữa đồng hoá và dị hoá ở cơ thể (khác nhau về độ tuổi và trạng thái) là không giống nhau và phụ thuộc vào lứa tuổi và trạng thái lao động.

Chọn đáp án: D

Giải thích:

- Lứa tuổi: ở trẻ em, cơ thể đang lớn, quá trình đồng hóa lớn hơn dị hóa, ngược lại ở người già, quá trình dị hoá lại lớn hơn đồng hóa.

- Vào thời điểm lao động, dị hóa lớn hơn đồng hoá, ngược lại lúc nghi ngơi đổng hoá mạnh hơn dị hóa.

Câu 4: Đâu là ví dụ về quá trình đồng hóa ở người?

A. Tăng trưởng của xương

B. Khoáng hóa của xương

C. Tăng trưởng của cơ bắp

D. Tất cả các đáp án trên

Chọn đáp án: D

Giải thích: Đồng hóa là quá trình tổng hợp các chất hữu cơ và tích lũy năng lượng trong các sản phẩm tổng hợp.

Câu 5: Các quá trình nào dưới đây là quá trình chuyển hóa năng lượng

A. Hô hấp tế bào

B. Lên men

C. Hô hấp hiếu khí

D. Tất cả các đáp án trên

Chọn đáp án: D

Giải thích: Hô hấp tế bào, hô hấp hiếu khí, lên men đều là những quá trình trao đổi chất và năng lượng ở cơ thể con người.

Câu 6: Điều nào sau đây là đúng khi nói về quá trình quang hợp?

A. Quang hợp là quá trình đồng hóa

B. Quang hợp tổng hợp nên chất hữu cơ

C. Quang hợp dự trữ năng lượng cho cơ thể thực vật

D. Tất cả các đáp án trên

Chọn đáp án: D

Giải thích: quang hợp là quá trình thu nhận và chuyển hóa năng lượng ánh sáng Mặt trời của thực vật, tảo và một số vi khuẩn để tạo ra hợp chất hữu cơ phục vụ bản thân cũng như làm nguồn thức ăn cho hầu hết các sinh vật trên Trái Đất.

Câu 7: Quang hợp tạo ra loại chất hữu cơ nào?

A. Tinh bột

B. Xellulose

C. Cacbohydrat

D. Glycogen

Chọn đáp án: C

Giải thích: Quang hợp tạo ra năng lượng hóa học được lưu trữ trong các phân tử carbohydrate như đường, và được tổng hợp từ carbon dioxit và nước.

Câu 8: Điều nào sau đây là đúng khi nói về quá trình hô hấp tế bào?

A. Hô hấp tế bào tạo ra năng lượng ATP

B. Hô hấp tế bào là quá trình dị hóa

C. Là quá trình chuyển đổi năng lượng có trong chất dinh dưỡng

D. Tất cả các đáp án trên

Chọn đáp án: D

Giải thích: Hô hấp tế bào là một tập hợp các phản ứng và quá trình trao đổi chất diễn ra trong các tế bào của sinh vật để chuyển đổi năng lượng hóa học có trong chất dinh dưỡng thành adenosine triphosphate (ATP), và sau đó giải phóng các chất thải.

Câu 9: Hô hấp tế bào là quá trình chuyển hóa năng lượng tích lũy trong chất dinh dưỡng thành….

A. ATP

B. Acid am in

C. Đường đơn

D. CO2

Chọn đáp án: A

Giải thích: Hô hấp tế bào là một tập hợp các phản ứng và quá trình trao đổi chất diễn ra trong các tế bào của sinh vật để chuyển đổi năng lượng hóa học có trong chất dinh dưỡng thành adenosine triphosphate (ATP), và sau đó giải phóng các chất thải.

Câu 10: Điều nào sau đây là đúng khi nói về trao đổi vật chất và năng lượng?

A. Cơ thể luôn luôn cần trao đổi chất và năng lượng để tồn tại và phát triển

B. Cơ thể thỉnh thoảng cần trao đổi chất và năng lượng để tồn tại và phát triển

C. Cơ thể thường xuyên cần trao đổi chất và năng lượng để tồn tại và phát triển

D. Cơ thể ít khi trao đổi chất và năng lượng vẫn duy trì được sự tồn tại và phát triển

Chọn đáp án: A

Giải thích: Mọi hoạt động sống của cơ thể đều bất đầu từ sự chuyển hoá vật chất và năng lượng của tế bào.

Câu 11. Đồng hóa xảy ra quá trình nào dưới đây?

A. Giải phóng năng lượng

B. Tổng hợp chất hữu cơ đơn giản từ những chất hữu cơ phức tạp

C. Tích lũy năng lượng

D. Phân giải các chất hữu cơ thành các chất vô cơ đơn giản

Chọn đáp án: C

Câu 12. Chuyển hóa cơ bản là

A. năng lượng tiêu dùng khi cơ thể ở trạng thái lao động cật lực.

B. năng lượng tích luỹ khi cơ thể ở trạng thái lao động cật lực.

C. năng lượng tích luỹ khi cơ thể ở trạng thái hoàn toàn nghỉ ngơi.

D. năng lượng tiêu dùng khi cơ thể ở trạng thái hoàn toàn nghỉ ngơi.

Chọn đáp án: D

Câu 13. Đồng hóa và dị hóa là hai quá trình

A. đều xảy ra sự tổng hợp các chất.

B. đều xảy ra sự tích lũy năng lượng.

C. đối lập nhau.

D. mâu thuẫn nhau.

Chọn đáp án: C

Câu 14. Năng lượng giải phóng trong quá trình dị hoá được sử dụng để làm gì?

A. Tất cả các phương án còn lại

B. Sinh công

C. Sinh nhiệt

D. Tổng hợp chất mới

Chọn đáp án: A

Câu 15. Đối tượng nào dưới đây có quá trình dị hoá diễn ra mạnh mẽ hơn quá trình đồng hóa?

A. Người cao tuổi

B. Thanh niên

C. Trẻ sơ sinh

D. Thiếu niên

Chọn đáp án: A

Câu 16. Chất nào dưới đây có thể là sản phẩm của quá trình dị hóa?

A. Nước

B. Prôtêin

C. Xenlulôzơ

D. Tinh bột

Chọn đáp án: A

Câu 17. Sự chuyển hóa vật chất và năng lượng của cơ thể phụ thuộc vào sự điều khiển của mấy hệ cơ quan?

A. 3

B. 1

C. 2

D. 4

Chọn đáp án: C

Câu 18. Trung khu điều hòa sự tăng giảm của nhiệt độ cơ thể nằm ở đâu?

A. Hạch thần kinh

B. Dây thần kinh

C. Tủy sống

D. Não bộ

Chọn đáp án: D

Câu 19. Loại hoocmôn nào dưới đây tham gia vào quá trình chuyển hóa đường trong cơ thể?

A. Glucagôn

B. Insulin

C. Ađrênalin

D. Tất cả các phương án còn lại

Chọn đáp án: D

Câu 20. Năng lượng được giải phóng trong dị hóa cuối cùng cũng đều biến thành

A. quang năng.

B. cơ năng.

C. nhiệt năng.

D. hóa năng.

Chọn đáp án: C

......................................

Lý thuyết Sinh học 8 bài 32: Chuyển hóa được VnDoc chia sẻ trên đây. Hy vọng thông qua tài liệu này các em sẽ nắm vững nội dung kiến thức về chuyển hóa vật chất và năng lượng, các chuyển hóa cơ bản, điều hòa sự chuyển hóa vật chất và năng lượng....Chúc các em học tốt.

Ngoài Lý thuyết Sinh học lớp 8 bài 32: Chuyển hóa, mời các bạn tham khảo Sinh học lớp 8, Giải Vở BT Sinh Học 8, Giải bài tập Sinh học 8, Tài liệu học tập lớp 8, ngoài ra các bạn học sinh có thể tham khảo thêm đề học kì 1 lớp 8đề thi học kì 2 lớp 8 mới nhất được cập nhật.

Đánh giá bài viết
8 16.901
Sắp xếp theo

    Lý thuyết Sinh học 8

    Xem thêm