Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Sinh học 8 bài 52: Phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện

Lý thuyết Sinh học lớp 8 bài 52: Phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện được VnDoc tổng hợp và chia sẻ. Tài liệu tổng hợp lý thuyết cơ bản môn Sinh học 8, kèm câu hỏi trắc nghiệm cho các em học sinh ôn tập và củng cố kiến thức trong bài. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích giúp các em học tốt Sinh học 8 hơn.

A. Lý thuyết Sinh học 8 bài 52

I. Phân biệt phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện

- Phản xạ không điều kiện (PXKĐK): là phản xạ sinh ra đã có, không cần phải học tập.

Ví dụ: khóc, cười…

- Phản xạ có điều kiện (PXCĐK): là phản xạ được hình thành trong đời sống cá thể, là kết quả của quá trình học tập, rèn luyện, rút kinh nghiệm.

Ví dụ: đạp xe đạp, đá bóng, thấy đèn đỏ thì dừng lại, mùa đông đến mặc áo ấm...

II. Sự hình thành phản xạ có điều kiện

1. Hình thành phản xạ có điều kiện

* Thí nghiệm của Paplop: phản xạ tiết nước bọt đối với ánh sáng đèn hoặc kích thích bất kì

Lý thuyết Sinh học lớp 8 bài 52: Phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện

+ Bật đèn và không cho ăn → không tiết nước bọt (ánh sáng đèn là kích thích có điều kiện)

+ Cho ăn → tiết nước bọt khi nhìn thấy thức ăn (thức ăn là kích thích không điều kiện)

+ Vừa bật đèn vừa cho ăn → tiết nước bọt (lặp lại nhiều lần)

→ Chỉ bật đèn → tiết nước bọt → phản xạ tiết nước bọt với kích tích là ánh sáng đã được thiết lập.

* Điều kiện hình thành phản xạ có điều kiện

- Phải có sự kết hợp giữa kích thích có điều kiện với kích thích không điều kiện.

- Kích thích có điều kiện phải được tác động trước kích thích không điều kiện một thời gian ngắn. Quá trình kết hợp đó phải được lặp lại nhiều lần.

- Thực chất của việc hình thành phản xạ có điều kiện là sự hình thành đường liên hệ tạm thời nối các vùng của vỏ não lại với nhau.

2. Ức chế phản xạ có điều kiện

- Phải thường xuyên củng cố phản xạ có điều kiện đã được hình thành. Nếu không được củng cố thì phản xạ dần mất đi.

- Ý nghĩa của sự hình thành và ức chế phản xạ có điều kiện:

+ Đảm bảo cơ thể thích nghi với môi trường và điều kiện sống luôn thay đổi.

+ Hình thành các thói quen tập tính tốt.

III. So sánh các tình chất của phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện

Phân biệt phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện

Phản xạ không điều kiệnPhản có xạ không điều kiện

- Trả lời các kích thích tương ứng hay kích thích không điều kiện

- Bẩm sinh

- Bền vững

- Có tính di truyền, mang tính chủng loại

- Số lượng có hạn

- Cung phản xạ đơn giản

- Trung ương nằm ở vỏ não, tủy sống

- Trả lời kích thích bất kì hay kích thích có điều kiện

- Được hình thành trong đời sống

- Dễ bị mất đi khi không củng cố

- Có tính cá thể, không di truyền

- Số lượng không hạn định

- Hình thành đường liên hệ tạm thời

- Trung ương nằm ở vỏ não

- Tuy phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện có những điểm khác nhau, song lại có liên quan chặt chẽ với nhau:

+ Phản xạ không điều kiện là cơ sở thành lập phản xạ có điều kiện

+ Phải có sự kết hợp giữa một kích thích có điều kiện với kích thích không điều kiện (trong đó kích thích có điều kiện phải tác động trước kích thích không điều kiện 1 thời gian ngắn).

B. Giải bài tập Sinh học 8 bài 52

C. Trắc nghiệm Sinh học 8 bài 52

Câu 1: Phản xạ có điều kiện là

A. phản xạ được hình thành trong đời sống cá thể, là kết quả của quá trình học tập, rèn luyện, rút kinh nghiệm.

B. phản xạ có sẵn, sinh ra đã có, không cần phải học tập.

C. phản xạ được hình thành trong đời sống.

D. phản xạ đã được hình thành trong quá trình tích lũy.

Chọn đáp án: A

Giải thích: Phản xạ có điều kiện là phản xạ được hình thành trong đời sống cá thể, là kết quả của quá trình học tập, rèn luyện, rút kinh nghiệm.

Câu 2: Ví dụ nào dưới đây thuộc phản xạ không điều kiện?

A. Trời rét tự giác mặc áo cho ấm.

B. Chạm tay vào vật nóng vội rụt tay lại.

C. Chạy bộ thì người đổ mồ hôi.

D. Sáng ngủ dậy đánh răng rửa mặt.

Chọn đáp án: D

Giải thích: Sáng ngủ dậy đánh răng rửa mặt là phản xạ có điều kiện.

Câu 3: Phản xạ không điều kiện là

A. phản xạ được hình thành trong đời sống cá thể, là kết quả của quá trình học tập, rèn luyện, rút kinh nghiệm.

B. phản xạ sinh ra đã có, không cần phải học tập.

C. phản xạ sinh ra đã có, nhưng phải học tập mới biết được.

D. phản xạ đã được hình thành trong quá trình tích lũy.

Chọn đáp án: B

Giải thích: Phản xạ không điều kiện là phản xạ sinh ra đã có, không cần phải học tập.

Câu 4: Buổi sáng nghe thấy chuông báo thức sẽ bật dậy. Đây là ví dụ của loại phản xạ nào?

A. Phản xạ không điều kiện.

B. Phản xạ có điều kiện.

C. Phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện.

D. Phản xạ có điều kiện hoặc phản xạ không điều kiện.

Chọn đáp án: B

Giải thích: Buổi sáng nghe thấy chuông báo thức sẽ bật dậy. Đây là ví dụ của phản xạ có điều kiện.

Câu 5: Thí nghiệm về sự phản xạ có điều kiện do ai nghiên cứu?

A. Paplop.

B. Moocgan.

C. Lamac.

D. Menđen.

Chọn đáp án: A

Giải thích: Thí nghiệm về sự phản xạ có điều kiện do Paplop nghiên cứu.

Câu 6: Phản xạ nào phải thường xuyên củng cố, nếu không củng cố sẽ mất do ức chế tắt dần?

A. Phản xạ không điều kiện.

B. Phản xạ có điều kiện.

C. Phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện.

D. Phản xạ có điều kiện hoặc phản xạ không điều kiện.

Chọn đáp án: B

Giải thích: Phản xạ có điều kiện phải thường xuyên củng cố, nếu không củng cố sẽ mất do ức chế tắt dần.

Câu 7: Phản xạ không điều kiện có tính chất nào dưới đây?

A. Bẩm sinh.

B. Dễ mất khi không củng cố.

C. Số lượng không hạn định.

D. Hình thành đường liên hệ tạm thời.

Chọn đáp án: A

Giải thích: Bẩm sinh là tính chất của phản xạ không điều kiện.

Câu 8: Điều nào dưới đây không đúng?

A. Phản xạ không điều kiện là cơ sở để thành lập phản xạ có điều kiện.

B. Phản xạ không điều kiện có cung phản xạ đơn giản.

C. Phản xạ có điều kiện trả lời các kích thích bất kì hay kích thích có điều kiện.

D. Phản xạ có điều kiện có tính chất di truyền, mang tính chủng loại.

Chọn đáp án: D

Giải thích: Phản xạ không điều kiện có tính chất di truyền, mang tính chủng loại.

Câu 9: Phản xạ có điều kiện có tính chất nào dưới đây?

A. Dễ mất khi không củng cố.

B. Số lượng không hạn định.

C. Hình thành đường liên hệ tạm thời.

D. Cả 3 đáp án trên.

Chọn đáp án: D

Giải thích: Phản xạ có điều kiện có tính chất sau: dễ mất khi không củng cố, số lượng không hạn định, hình thành đường liên hệ tạm thời.

Câu 10: Ví dụ nào dưới đây thuộc phản xạ không điều kiện?

A. Thí nghiệm của Paplop.

B. Vỗ tay thì cá ngoi lên.

C. Làm bài tập về nhà trước khi lên lớp.

D. Chạy nhanh thì tim đập mạnh.

Chọn đáp án: D

Giải thích: Chạy nhanh thì tim đập mạnh là ví dụ của phản xạ không điều kiện.

Câu 11: Sự hình thành phản xạ có điều kiện cần tới điều kiện nào là:

A. Kích thích có điều kiện phải tác động cùng lúc với kích thích không điều kiện

B. Có sự kết hợp giữa một kích thích có điều kiện và một kích thích không điều kiện

C. Kích thích không điều kiện phải tác động trước kích thích có điều kiện một thời gian ngắn

D. Tất cả các phương án trên

Chọn đáp án: B

Câu 12: Trong các phản xạ nào dưới đây, phản xạ có điều kiện là:

A. Run lập cập khi giáo viên gọi lên bảng khảo bài

B. Chảy nước miếng khi nhìn thấy quả sấu

C. Bỏ chạy khi nhìn thấy rắn

D. Tất cả các phương án trên.

Chọn đáp án: D

Câu 13: Đâu là một trong những tính chất của phản xạ không điều kiện?

A. Số lượng không hạn định

B. Bẩm sinh

C. Dễ mất khi không củng cố

D. Hình thành đường liên hệ tạm thời

Chọn đáp án: C

Câu 14: Yếu tố nào quyết định sự duy trì hay biến mất của phản xạ có điều kiện?

A. Các vùng chức năng của vỏ não

B. Đường liên hệ thần kinh tạm thời

C. Kích thích không điều kiện

D. Tất cả các phương án còn lại

Chọn đáp án: B

Câu 15: Chọn câu SAI trong các câu bên dưới?

A. Phản xạ không điều kiện là cơ sở để thành lập phản xạ có điều kiện.

B. Phản xạ không điều kiện có cung phản xạ đơn giản.

C. Phản xạ có điều kiện trả lời các kích thích bất kì hay kích thích có điều kiện.

D. Phản xạ có điều kiện có tính chất di truyền, mang tính chủng loại.

Chọn đáp án: D

Câu 16: Đặc điểm của phản xạ có điều kiện là?

A. phản xạ đã được hình thành trong quá trình tích lũy.

B. phản xạ có sẵn, sinh ra đã có, không cần phải học tập.

C. phản xạ được hình thành trong đời sống.

D. phản xạ được hình thành trong đời sống cá thể, là kết quả của quá trình học tập, rèn luyện, rút kinh nghiệm.

Chọn đáp án: D

Với nội dung bài Phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện các bạn học sinh cùng quý thầy cô cần nắm vững kiến thức phản xạ có điều kiện và phản xạ không có điều kiện, sự hình thành phản xạ có điều kiện, các tính chất của các loại phản xạ...

.........................

Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn bài Lý thuyết Sinh học lớp 8 bài 52: Phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện. Hy vọng với tài liệu này các bạn học sinh sẽ nắm chắc lí thuyết từ đó vận dụng tốt vào giải bài tập.

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Lý thuyết Sinh học lớp 8 bài 52: Phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện.  Mời các bạn tham khảo thêm lý thuyết các bài tiếp theo tại chuyên mục Lý thuyết Sinh học 8 trên VnDoc để học tốt Sinh học lớp 8. 

Chia sẻ, đánh giá bài viết
13
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Lý thuyết Sinh học 8

    Xem thêm