Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Sinh học 8 bài 55: Giới thiệu chung hệ nội tiết

Lý thuyết Sinh học lớp 8 bài 55: Giới thiệu chung hệ nội tiết được VnDoc sưu tầm và tổng hợp bao gồm lý thuyết cơ bản môn Sinh học 8, kèm câu hỏi trắc nghiệm cho các em vận dụng lý thuyết vào trả lời câu hỏi nhanh chóng và dễ dàng. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích giúp các em ghi nhớ kiến thức và học tốt Sinh học 8 hơn.

A. Lý thuyết Sinh học 8 bài 55

I. ĐẶC ĐIỂM CỦA TUYẾN NỘI TIẾT

- Tuyến nội tiết góp phần quan trọng trong việc:

+ Điều hòa các quá trình sinh lí của cơ thể

+ Đặc biệt là quá trình trao đổi chất, chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào của cơ thể

- Tuyến nội tiết sản xuất ra hoocmôn theo đường máu đến các cơ đích để điều hòa quá trình sinh lý của cơ thể.

- Tác động chậm nhưng kéo dài và trên diện rộng.

II. PHÂN BIỆT TUYẾN NGOẠI TIẾT VỚI TUYẾN NỘI TIẾT

- Hệ nội tiết gồm: các tuyến nội tiết và các tuyến ngoại tiết

Lý thuyết Sinh học lớp 8 bài 55: Giới thiệu chung hệ nội tiết

- Tuyến nội tiết và tuyến ngoại tiết đều gồm các tế bào tuyến và đều tiết ra các sản phẩm tiết tham gia vào điều hòa quá trình sống của cơ thể

- Phân biệt tuyến nội tiết và tuyến ngoại tiết

Lý thuyết Sinh học lớp 8 bài 55: Giới thiệu chung hệ nội tiết
Lý thuyết Sinh học lớp 8 bài 55: Giới thiệu chung hệ nội tiết

* Lưu ý: có 1 số tuyến vừa là tuyến nội tiết vừa là tuyến ngoại tiết (tuyến pha), ví dụ: tuyến tụy vừa tiết ra dịch tụy đổ vào ruột, vừa tiết ra hoocmôn ngấm vào máu.

- Lượng chất tiết của tuyến nội tiết ít hơn so với tuyến ngoại tiết:

+ Tuyến ngoại tiết: tuyến mồ hôi 1 ngày tiết 1 lít mồ hôi, tuyến nước bọt 1 ngày tiết 1,5 lít nước bọt

+ Tuyến nội tiết: tuyến tụy 1 ngày tiết 0.8 lít dịch tiết

III. HOOCMÔN

1. Tính chất của hoocmôn

- Tính đặc hiệu: mỗi hoocmôn chỉ ảnh hưởng đến 1 hoặc 1 số cơ quan nhất định

+ Ví dụ: Insulin do tụy tiết ra chỉ có tác dụng hạ đường huyết.

Hoocmôn kích thích nang trứng hoặc tinh hoàn (FSH) chỉ ảnh hưởng đối với quá trình trứng chín hoặc sinh tinh

- Hoocmôn có tính sinh học cao: chỉ với 1 lượng nhỏ cũng gây hiệu quả rõ rệt

+ Ví dụ: chỉ cần vài phần nghìn mg hoocmôn adrenalin đã có thể làm tăng lượng đường huyết và tăng nhịp tim.

- Hoocmôn không mang tính đặc trưng cho loài

+ Ví dụ: người có thể sử dụng insulin của bò thay cho insulin của người để chữa bệnh tiểu đường

2. Vai trò của hoocmôn

- Nhờ sự điều khiển, điều hòa và phối hợp hoạt động của các tuyến nội tiết (thực chất là của các hoocmôn) giúp cho

+ Duy trì được tính ổn định của môi trường bên trong cơ thể

+ Điều hòa các quá trình sinh lí diễn ra bình thường

- Khi rối loạn trong hoạt động nội tiết thường dẫn đên tình trạng bệnh lí như: bướu cổ, ưu năng tuyến giáp …

B. Giải bài tập Sinh học 8 bài 55

C. Trắc nghiệm Sinh học 8 bài 55

Câu 1: Hệ nội tiết có vai trò trong quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng trong các tế bào của cơ thể là nhờ

A. Hoocmon từ các tuyến nội tiết tiết ra.

B. Chất từ tuyến ngoại tiết tiết ra.

C. Sinh lí của cơ thể.

D. Tế bào tuyến tiết ra.

Chọn đáp án: A

Giải thích: Hệ nội tiết có vai trò trong quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng trong các tế bào của cơ thể là nhờ hoocmon từ các tuyển nội tiết tiết ra.

Câu 2: Hệ nội tiết có đặc điểm nào dưới đây?

A. Điều hòa các quá trình sinh lí của cơ thể.

B. Tác động qua đường máu.

C. Chuyển hóa năng lượng nhờ hoocmon ở tuyến nội tiết tiết ra.

D. Cả 3 đáp án trên.

Chọn đáp án: D

Giải thích: Hệ nội tiết có các đặc điểm như: Điều hòa các quá trình sinh lí của cơ thể, tác động qua đường má, chuyển hóa năng lượng nhờ hoocmon ở tuyến nội tiết tiết ra.

Câu 3: Tuyến nào dưới đây không thuộc tuyến nội tiết?

A. Tuyến mồ hôi.

B. Tuyến ức

C. Tuyến yên.

D. Tuyến giáp.

Chọn đáp án: A

Giải thích: Tuyến mồ hôi thuộc tuyến ngoại tiết.

Câu 4: Tuyến nào vừa là tuyến nội tiết vừa là tuyến ngoại tiết?

A. Tuyến tụy.

B. Tuyến cận giáp.

C. Tuyến yên.

D. Tuyến tùng.

Chọn đáp án: A

Giải thích: Tuyến tụy vừa là tuyến ngoại tiết vừa là tuyến nội tiết.

Câu 5: Sản phẩm tiết của các tuyến nội tiết là gì?

A. FSH.

B. Hoocmon.

C. Mồ hôi.

D. Dịch nhầy.

Chọn đáp án: B

Giải thích: Sản phầm tiết của các tuyến nội tiết là hoocmon.

Câu 6: Tính đặc hiệu của hoocmon là gì?

A. Ảnh hưởng đến một hoặc một số cơ quan nhất định.

B. Hoocmon theo máu đi khắp cơ thể.

C. Không đặc trưng cho loài.

D. Có hoạt tính sinh học cao.

Chọn đáp án: A

Giải thích: Tình đặc hiệu của hoocmon là chỉ ảnh hưởng đến một hoặc một số cơ quan nhất định.

Câu 7: Điều nào dưới đây không đúng?

A. Có thể dùng insullin của bò thay thế cho người.

B. Insullin do tuyến tụy tiết ra có tác dụng hạ đường huyết.

C. Hoocmon có hoạt tính sinh học rất cao.

D. Hoocmon theo máu đi khắp cơ thể nên ảnh hưởng đến tất cả các cơ quan.

Chọn đáp án: D

Giải thích: Hoocmon chỉ ảnh hưởng đến một hoặc một số cơ quan nhất định mặc dù nó theo máu đi khắp cơ thể.

Câu 8: Vai trò nào dưới đây không đúng với tuyến nội tiết?

A. Duy trì được tính ổn định của môi trường trong cơ thể.

B. Điều hòa các quá trình sinh lý diễn ra bình thường.

C. Đảm bảo quá trình trao đổi và chuyển hóa diễn ra bình thường.

D. Hoocmon có hoạt tính sinh học rất cao.

Chọn đáp án: D

Giải thích: Hoocmon có hoạt tính sinh học cao là đặc điểm của hoocmon.

Câu 9: Hoocmon đi khắp cơ thể là nhờ

A. Máu.

B. Tim.

C. Tuyến yên.

D. Vùng dưới đồi.

Chọn đáp án: A

Giải thích: Hoocmon đi khắp cơ thể là nhờ máu.

Câu 10: Hoocmon nào dưới đây được tiết ra từ tuyến tụy?

A. FSH.

B. LH.

C. Insullin.

D. Ostrogen.

Chọn đáp án: C

Giải thích: Insullin được tuyến tụy tiết ra có tác dụng làm hạ đường huyết.

Câu 11: Hoocmôn glucagôn chỉ có tác dụng làm tăng đường huyết, ngoài ra không có chức năng nào khác. Ví dụ trên cho thấy tính chất nào của hoocmôn?

A. Tính đặc hiệu

B. Tính phổ biến

C. Tính đặc trưng cho loài

D. Tính bất biến

Chọn đáp án: A

Câu 12: Tính đặc hiệu của hoocmon là gì?

A. Ảnh hưởng đến một hoặc một số cơ quan nhất định.

B. Hoocmon theo máu đi khắp cơ thể.

C. Không đặc trưng cho loài.

D. Có hoạt tính sinh học cao.

Chọn đáp án: A

Câu 13: Tuyến nào vừa là tuyến nội tiết vừa là tuyến ngoại tiết?

A. Tuyến tụy.

B. Tuyến cận giáp.

C. Tuyến yên.

D. Tuyến tùng.

Chọn đáp án: A

Câu 14: Chỉ cần một lượng rất nhỏ, hoocmôn đã tạo ra những chuyển biến đáng kể ở môi trường bên trong cơ thể. Điều này cho thấy tính chất nào của hoocmôn?

A. Có tính đặc hiệu

B. Có tính phổ biến

C. Có tính đặc trưng cho loài

D. Có hoạt tính sinh học rất cao

Chọn đáp án: D

Câu 15: Đặc điểm của tuyến nội tiết là:

A. Tuyến không có ống dẫn

B. Chất tiết ngấm thẳng vào máu

C. Chất tiết được theo ống dẫn tới các cơ quan

D. Cả A và B

Chọn đáp án: D

Câu 16: Dịch tiết của tuyến nào dưới đây không đi theo hệ thống dẫn?

A. Tuyến nước bọt

B. Tuyến sữa

C. Tuyến giáp

D. Tuyến mồ hôi

Chọn đáp án: C

Câu 17: Vai trò nào dưới đây không đúng với tuyến nội tiết?

A. Duy trì được tính ổn định của môi trường trong cơ thể.

B. Điều hòa các quá trình sinh lý diễn ra bình thường.

C. Đảm bảo quá trình trao đổi và chuyển hóa diễn ra bình thường.

D. Hoocmon có hoạt tính sinh học rất cao.

Chọn đáp án: D

Với nội dung bài Giới thiệu chung hệ nội tiết, các bạn học sinh cần nắm vững kiến thức về đặc điểm của tuyến nội tiết, phân biệt tuyến ngoại tiết với tuyến nội tiết...

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Lý thuyết Sinh học lớp 8 bài 55: Giới thiệu chung hệ nội tiết. Ngoài ra, mời các bạn tham khảo thêm tài liệu:  Lý thuyết Sinh học 8, Giải bài tập Sinh học 8, được cập nhật liên tục trên VnDoc.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
11
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Lý thuyết Sinh học 8

    Xem thêm