Giải bài tập SGK Sinh học 8 bài 15: Đông máu và nguyên tắc truyền máu
Giải bài tập SGK Sinh học 8: Đông máu và nguyên tắc truyền máu
Giải bài tập SGK Sinh học 8 bài 15: Đông máu và nguyên tắc truyền máu được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp lý thuyết và lời giải ngắn gọn của các câu hỏi trong sách giáo khoa nằm trong chương trình giảng dạy môn Sinh học lớp 8. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.
Giải bài tập SGK Sinh học 8 bài 10: Hoạt động của cơ
Giải bài tập SGK Sinh học 8 bài 11: Tiến hóa của hệ vận động
Giải bài tập SGK Sinh học 8 bài 13: Máu và môi trường trong cơ thể
Trả lời câu hỏi Sinh 8 Bài 15 trang 48:
- Sự đông máu có ý nghĩa gì với sự sống của cơ thể?
- Sự đông máu liên quan tới yếu tố nào của máu?
- Máu không chảy ra khỏi mạch nữa là nhờ đâu?
- Tiểu cầu đóng vai trò gì trong quá trình đông máu?
Trả lời:
- Sự đông máu thì cơ thể sẽ không bị mất máu dẫn đến hạ huyết áp, thiếu máu và thậm chí là chết.
- Sự đông máu liên quan tới tất cả các tế bào màu, và quan trọng nhất là tiểu cầu cùng chất sinh tơ máu trong huyết thanh.
- Máu không chảy ra khỏi mạch nữa là nhờ khối máu đông được tạo thành bít kín vết thương.
- Tiểu cầu có chức năng giải phóng ra enzim, enzim làm chất sinh tơ máu trong huyết thanh biến thành tơ máu → tơ máu tạo thành mạng lưới ôm các tế bào máu và tạo thành khối máu đông.
Trả lời câu hỏi Sinh 8 Bài 15 trang 49: Đánh dấu chiều mũi tên để phản ánh mối quan hệ cho và nhận giữa các nhóm máu để không gây kết dính hồng cầu trong sơ đồ sau:
Trả lời:
Trả lời câu hỏi Sinh 8 Bài 15 trang 49:
- Máu có cả kháng nguyên A và B có thể truyền cho người có nhóm máu O được không? Vì sao?
- Máu không có kháng nguyên A và B có thể truyền cho người có nhóm máu O được không? Vì sao?
- Máu có nhiễm các tác nhân gây bệnh (virut viêm gan B, virut HIV,…) có thể đem truyền cho người khác được không? Vì sao?
Trả lời:
- Máu có cả kháng nguyên A và B không thể truyền cho người có nhóm máu O được. Vì nhóm máu O có chứa cả α và β, biết rằng A gặp α sẽ gây kết dính, B gặp β sẽ gây kết dính → không truyền được.
- Máu không có kháng nguyên A và B có thể truyền cho người có nhóm máu O. Vì đó là nhóm máu O → không gây kết dính.
- Máu có nhiễm các tác nhân gây bệnh (virut viêm gan B, virut HIV,…) không thể đem truyền cho người khác. Vì các tác nhân gây bệnh đó sẽ có trong máu đem truyền → người nhận máu sẽ nhiễm bệnh → lây lan bệnh.
Câu 1 trang 50 Sinh học 8: Tiểu cầu đã tham gia bảo vệ cơ thể chống mất máu như thế nào?
Trả lời:
Tiểu cầu có chức năng giải phóng ra enzim, enzim làm chất sinh tơ máu trong huyết thanh biến thành tơ máu → tơ máu tạo thành mạng lưới ôm các tế bào máu và tạo thành khối máu đông.
Câu 2 trang 50 Sinh học 8: Em đã bao giờ bị đứt tay hay một vết thương nào đó gây chảy máu chưa? Vết thương đó lớn hay nhỏ, chảy máu nhiều hay ít? Và lúc đó em đã tự xử lí hay được xử lí như thế nào?
Trả lời:
- Vết thương nhỏ → chảy ít máu → được sát trùng rồi băng lại.
- Vết thương lớn → chảy nhiều máu → được sát trùng, băng lại tạm thời → đưa đến cơ sở y tế để khám lại.
Câu 3 trang 50 Sinh học 8: Trong gia đình em có những ai đã từng được xét nghiệm máu và có nhóm máu gì? Thử thiết lập sơ đồ quan hệ cho và nhận máu của cá nhân đó.
Trả lời:
Sơ đồ tổng quát