Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải bài tập trang 133 SGK Sinh lớp 8: Cấu tạo và chức năng của da

Giải bài tập Sinh học 8: Cấu tạo và chức năng của da

Giải bài tập trang 133 SGK Sinh lớp 8: Cấu tạo và chức năng của da được VnDoc sưu tầm và đăng tải. Lời giải hay bài tập Sinh học 8 này tổng hợp lý thuyết và lời giải của các câu hỏi trong sách giáo khoa về cấu tạo và chức năng của da nằm trong chương trình giảng dạy môn Sinh học lớp 8. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các em học sinh.

Giải bài tập trang 127 SGK Sinh lớp 8: Bài tiết nước tiểu

Giải bài tập trang 130 SGK Sinh lớp 8: Vệ sinh hệ bài tiết nước tiểu

A. Tóm tắt lý thuyết: Cấu tạo và chức năng của da

Da có cấu tạo gồm 3 lớp: lớp biểu bì có tầng sừng và tầng tế bào sống; lớp bì có các bộ phận giúp da thực hiện chức năng cảm giác, bài tiết, điều hòa thân nhiệt; trong cùng là lớp mỡ dưới da. Da tạo nên vẻ đẹp của con người và có chức năng bảo vệ cơ thể, điều hòa thân nhiệt, các lớp của da đều phối hợp thực hiện chức năng này.

B. Hướng dẫn giải bài tập SGK trang 133 Sinh học lớp 8: Cấu tạo và chức năng của da

Bài 1: (trang 133 SGK Sinh 8)

Da có cấu tạo như thế nào? Có nên trang điểm bằng cách nhổ bỏ lông mày, dùng bút chì kẻ lông mày tạo dáng không? Vì sao?

Đáp án và hướng dẫn giải bài 1:

Cấu tạo da gồm 3 lớp: lớp biểu bì, lớp bì và lớp mỡ dưới da. Ngoài cùng là tầng sừng gồm những tế bào chết đã hóa sừng, xếp sít nhau, dễ bong ra. Dưới tầng sừng là lớp tế bào sống có khả năng phân chia tạo ra tế bào mới. trong tế bào có chứa các hạt sắc tố tạo nên màu da. Các tế bào mới sẽ thay thế các tế bào ở lớp sừng bong ra. Phần dưới lớp tế bào sống là lớp bì cấu tạo từ các sợi mô liên kết bền chặt trong đó có các thụ quan, tuyến mồ hôi, tuyến nhờn, lông và bao lông, cơ co chân lông mạch máu. Lớp mỡ dưới da chứa mỡ dự trữ, có vai trò cách nhiệt.

Lông mày có vai trò không cho mồ hôi và nước chảy xuống mắt. Vì vậy không nên nhổ lông mày.

Bài 2: (trang 133 SGK Sinh 8)

Da có những chức năng gì? Những đặc điểm cấu tạo nào của da giúp da thực hiện những chức năng đó?

Đáp án và hướng dẫn giải bài 2:

1. Chức phận bảo vệ: Là hàng rào bảo vệ giữa nội môi và ngoại môi: tránh va chạm, tác hại của những yếu tố có hại như cơ học, lý học, hoá học, vi trùng có hại.

2. Chức năng điều hoà nhịêt độ: Nhờ một phần xung động từ các cơ quan thụ cảm nhiệt độ ở trung bì đến trung tâm điều hoà nhiệt độ ở đồi thị, nhờ hai cơ chế: ra mồ hôi và phản ứng vận mạch.

3. Chức năng bài tiết: Da có chức năng bài tiết mồ hôi để điều hoà nhiệt độ và thải trừ các chất cặn bã, độc hại cho cơ thể như Urê và bài tiết chất bã làm cho da không thấm nước.

4. Chức năng dự trữ chuyển hoá.

  • Da giữ vai trò quan trọng trong việc giữ thăng bằng nước.
  • Da giữ vai trò quan trọng trong việc giữ thăng bằng các chất muối và các chất điện giải Ca, K, Mg.
  • Da cũng chứa nhiều loại men tham da vào sự chuyển hoá các chất trong cơ thể.

5. Chức năng tạo Keratin và Melanin: nhằm bảo đảm cho sự toàn vẹn và lành mạnh của da.

6. Chức năng cảm giác:

  • Cảm giác , tỳ ép.
  • Cảm giác nóng lạnh.
  • Cảm giác đau.

Nhờ có chức phận cảm giác mà cơ thể có thể thích ứng được với ngoại cảnh và tránh được nhiều yếu tố có hại.

7. Chức năng miễn dịch: Da có liên quan đến miễn dịch qua trung gian tế bào.

8. Chức năng ngoại hình: Tạo hình dáng cơ thể con người. Da là tổ chức khá phức tạp, mô da là một khối tổng hợp gồm 3 lớp:

Biểu bì, trung bì và hạ bì kết hợp chặt chẽ với nhau thành các lớp tổ chức bao phủ mang tính chất chun dãn (về các phía), có tính nhớt, tính tạo hình, có các lớp biểu mô, các mô liên kết, các tuyến, lông và gốc lông, thớ cơ, tận cùng các dây thần kinh, lưới mạch máu và bạch mạch. Các tế bào biểu bì luôn luôn thay thế mới hoàn toàn trong 4-6 tuần. Như thế da là một trong các loại mô luôn sinh trưởng nhanh của cơ thể.

  • Lớp biểu bì của da (Epidermis): Dày từ 0.07 – 1.8 mm. Là lớp ngoài cùng của da, bán trong suốt, chỗ da dầy có đủ 6 lớp tế bào nhưng tối thiểu gồm 2 lớp tế bào (lớp mầm và lớp phủ ngoài sừng hoá). Lớp biểu bì có chức năng bảo vệ cơ thể chống lại mọi ảnh hưởng có hại của môi trường và sự xâm nhập của vi khuẩn. Lớp biểu bì có tác dụng tổng hợp các vitamin D dưới tác động bức xạ của mặt trời. Lớp biểu bì cũng chứa các tế bào sắc tố quyết định màu sắc của da và ngăn chặn không cho các tia cực tím đi sâu vào da. Một số các thành phần phụ của da cũng thuộc biểu bì bao gồm: nang lông, tuyến bã nhờn, tuyến mồ hôi ly tiết, tuyến mồ hôi ngoại tiết, răng, móng.
  • Lớp trung bì (Dermis): Dày từ 0.7 – 7 mm. Trung bì dầy hơn biểu bì từ 15 đến 40 lần. Là một lớp xơ rất chắc, được cấu tạo từ các chất nền tảng (chất gian bào), các tế bào liên kết, bó sợi liên kết và sợi đàn hồi, các tuyến ống và nang lông, cơ dựng lông, mạch máu, thần kinh. Tế bào đặc chưng là các nguyên bào sợi. Chất tạo keo (collagen) là thành phần chủ yếu chiếm 77% trọng lượng lớp trung bì. Chức năng trung bì: là nơi nuôi biểu bì (qua lớp nhú), cơ quan bài tiết mồ hôi, chất nhờn, đào thải chất bã và các chất độc, là cơ quan điều chỉnh thân nhiệt (qua mồ hôi và co dãn lưới mao mạch), nhận cảm giác và đặc biệt bảo đảm tính đàn hồi, tính mềm dẻo, phục hồi hình thể và vị trí sau cử động làm da không nhăn nhúm, hấp thu một số chất, thuốc qua ống tuyến và chân lông, tái tạo làm liền vết thương, vết bỏng trên da, làm hàng rào sinh học miễn dịch, tạo ra một số men và các chất chế tiết, đáp ứng viêm và các phẩn ứng dị ứng.
  • Lớp hạ bì (Hypodermis): Dày từ 0.25 đến hàng cm. Là mô liên kết mỡ. Các phần phụ của biểu bì như: gốc lông, tuyến mồ hôi nằm cả ở hạ bì, mạng lưới mạch máu, thần kinh của da cũng xuất phát từ hạ bì.
Chia sẻ, đánh giá bài viết
3
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giải bài tập Sinh học 8

    Xem thêm