Giải bài tập trang 178 SGK Sinh lớp 8: Tuyến yên tuyến giáp

Giải bài tập trang 178 SGK Sinh lớp 8: Tuyến yên tuyến giáp

Giải bài tập trang 178 SGK Sinh lớp 8: Tuyến yên tuyến giáp được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp lý thuyết và lời giải của các câu hỏi trong sách giáo khoa về tuyến yên và tuyến giáp nằm trong chương trình giảng dạy môn Sinh học lớp 8. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các em học sinh.

Giải bài tập trang 173 SGK Sinh lớp 8: Vệ sinh hệ thần kinh

Giải bài tập trang 175 SGK Sinh lớp 8: Giới thiệu chung hệ nội tiết

A. Tóm tắt lý thuyết: Tuyến yên tuyến giáp

Tuyến yên là một tuyến quan trọng nhất tiết các hooc môn kích thích hoạt động của nhiều tuyến nội tiết khác. Đồng thời tiết ra các hooc môn ảnh hưởng đến sự tăng trưởng, trao đổi glucôzơ, các chất khoáng, trao đổi nước và co thắt các cơ trơn (ở tử cung). Tuyến giáp có vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng của cơ thể. Tuyến giáp cùng với tuyến cận giáp có vai trọng trong điều hòa trao đổi canxi và phôtpho trong máu.

B. Hướng dẫn giải bài tập SGK trang 178 Sinh học lớp 8: Tuyến yên tuyến giáp

Bài 1: (trang 178 SGK Sinh 8)

Lập bảng tổng kết vai trò của các tuyến nội tiết đã học theo mẫu sau:

Đáp án và hướng dẫn giải bài 1:

Bảng so sánh:

STT

Tuyến nội tiết

Vai trò

1

Tuyến yên

Là tuyến quan trọng nhất tiết các hoocmon kích thích hoạt động của nhiều tuyến nội tiết khác. Đồng thời tiết các hoocmon có ảnh hưởng đến sinh trưởng, trao đổi glucozo, các chất khoáng, nước và co thắt cơ trơn.

2

Tuyến giáp

Có vai trò quan trọng trong chuyển hóa vật chất và năng lượng của cơ thể.

3

Tuyến cận giáp

Cùng với tuyến giáp có vai trò điều hoa trao đổi canxi và photpho trong máu.

Bài 2: (trang 178 SGK Sinh 8)

Phân biệt bệnh Bazơđô với bệnh bướu cổ do thiếu iốt?

Đáp án và hướng dẫn giải bài 2:

Phân biệt bệnh Bazơđô với bệnh bướu cổ do thiếu iốt.

Bệnh bướu cổ do thiếu iot

Bệnh Bazodo

Khi thiếu iốt, chất tiroxin không được tiết ra, tuyến yên sẽ tiết nhiều hoocmon thúc đẩy tuyến giáp hoạt động gây phì đại tuyến làm thành bướu cổ. Trẻ em bị bệnh sẽ chậm lớn, trí não kém phát triển; người lớn hoạt động thần kinh giảm sút, trí nhớ kém.

Do tuyến giáp hoạt động mạnh tiết nhiều hoocmon làm tăng trao đổi chất, nhịp tim tăng, người bệnh luôn trong trạng thái hồi hộp, căng thẳng, mất ngủ, sút cân nhanh. Do tuyến hoạt động mạnh nên cũng gây bướu cổ, mắt lồi.

Đánh giá bài viết
1 1.123
Sắp xếp theo

    Giải bài tập Sinh học 8

    Xem thêm