Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Trắc nghiệm Sinh học 8 chương 3

Bài tập Trắc nghiệm Sinh học 8 chương 3

Trắc nghiệm Sinh học 8 chương 3 được VnDoc.com đăng tải. Trắc nghiệm Sinh học lớp 8 này là câu hỏi trắc nghiệm Sinh học theo từng bài trong SGK, giúp các bạn tự ôn tập kiến thức môn Sinh hiệu quả. Mời các bạn cùng tham khảo

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 8. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

Câu 1. Bạch cầu được phân chia thành mấy loại chính?

A. 3 loại

B. 4 loại

C. 5 loại

D. 6 loại

Câu 2. Đặc điểm nào dưới đây không có ở hồng cầu người?

A. Hình đĩa, lõm hai mặt

B. Nhiều nhân, nhân nhỏ và nằm phân tán

C. Màu đỏ hồng

D. Tham gia vào chức năng vận chuyển khí

Câu 3. Khi hồng cầu kết hợp với chất khí nào thì máu sẽ có màu đỏ tươi?

A. N2

B. CO2

C. O2

D. CO

Câu 4. Chúng ta sẽ bị mất nhiều nước trong trường hợp nào sau đây?

A. Tiêu chảy

B. Lao động nặng

C. Sốt cao

D. Tất cả các phương án còn lại

Câu 5. Trong máu, huyết tương chiếm tỉ lệ bao nhiêu về thể tích?

A. 75%

B. 60%

C. 45%

D. 55%

Câu 6. Tế bào limphô T có khả năng tiết ra chất nào dưới đây?

A. Prôtêin độc

B. Kháng thể

C. Kháng nguyên

D. Kháng sinh

Câu 7. Cho các loại bạch cầu sau:

1. Bạch cầu mônô

2. Bạch cầu trung tính

3. Bạch cầu ưa axit

4. Bạch cầu ưa kiềm

5. Bạch cầu limphô

Có bao nhiêu loại bạch cầu không tham gia vào hoạt động thực bào?

A. 4          B. 2            C. 3             D. 1

Câu 8. Trong hoạt động miễn dịch của cơ thể người, sự kết hợp của cặp nhân tố nào dưới đây diễn ra theo cơ chế chìa khoá và ổ khoá?

A. Kháng nguyên – kháng thể

B. Kháng nguyên – kháng sinh

C. Kháng sinh – kháng thể

D. Vi khuẩn – prôtêin độc

Câu 9. Khi chúng ta bị ong chích thì nọc độc của ong được xem là

A. Chất kháng sinh.

B. Kháng thể.

C. Kháng nguyên.

D. Prôtêin độc.

Câu 10. Con người không có khả năng mắc phải căn bệnh nào dưới đây?

A. Toi gà

B. Cúm gia cầm

C. Dịch hạch

D. Cúm lợn

Câu 11. Khi mạch máu bị nứt vỡ, loại ion khoáng nào dưới đây sẽ tham gia tích cực vào cơ chế hình thành khối máu đông?

A. Cl-            B. Ca2+            C. Na+                    D. Ba2+

Câu 12. Phát biểu nào dưới đây là đúng?

A. Huyết thanh khi loại bỏ chất sinh tơ máu thì còn lại nước mô.

B. Huyết thanh khi loại bỏ chất sinh tơ máu thì còn lại huyết tương.

C. Huyết tương khi loại bỏ chất sinh tơ máu thì còn lại huyết thanh.

D. Nước mô khi loại bỏ chất sinh tơ máu thì còn lại huyết tương.

Câu 13. Nhóm máu nào dưới đây không tồn tại cả hai loại kháng nguyên A và B trên hồng cầu?

A. Nhóm máu O

B. Nhóm máu A

C. Nhóm máu B

D. Nhóm máu AB

Câu 14. Người mang nhóm máu AB có thể truyền máu cho người mang nhóm máu nào mà không xảy ra sự kết dính hồng cầu?

A. Nhóm máu O

B. Nhóm máu AB

C. Nhóm máu A

D. Nhóm máu B

Câu 15. Trong hệ nhóm máu ABO, khi lần lượt để các nhóm máu truyền chéo nhau thì sẽ có tất cả bao nhiêu trường hợp gây kết dính hồng cầu?

A. 7 trường hợp

B. 3 trường hợp

C. 2 trường hợp

D. 6 trường hợp

Câu 16. Trong hệ bạch huyết của người, phân hệ nhỏ thu bạch huyết ở

A. Nửa trên bên phải cơ thể.

B. Nửa dưới bên phải cơ thể.

C. Nửa trên bên trái và phần dưới cơ thể.

D. Nửa dưới bên phải và phần trên cơ thể.

Câu 17. Thành phần nào dưới đây có ở cả máu và dịch bạch huyết?

A. Huyết tương

B. Tất cả các phương án còn lại

C. Tiểu cầu

D. Bạch cầu

Câu 18. Sau khi luân chuyển trong hệ bạch huyết, dịch bạch huyết sẽ được đổ trực tiếp vào bộ phận nào của hệ tuần hoàn

A. Tĩnh mạch dưới đòn

B. Tĩnh mạch cảnh trong

C. Tĩnh mạch thận

D. Tĩnh mạch đùi

Câu 19. Sự luân chuyển bạch huyết trong hệ bạch huyết (BH) diễn ra theo trình tự như thế nào?

A. Mao mạch BH – ống BH – mạch BH – hạch BH – mạch BH – tĩnh mạch

B. Mao mạch BH – mạch BH – ống BH – mạch BH – hạch BH – tĩnh mạch

C. Mao mạch BH – mạch BH – hạch BH – ống BH – mạch BH – tĩnh mạch

D. Mao mạch BH – mạch BH – hạch BH – mạch BH - ống BH – tĩnh mạch

Câu 20. Bệnh xơ vữa động mạch có mối liên hệ mật thiết với loại lipit nào dưới đây?

A. Phôtpholipit

B. Ơstrôgen

C. Côlesterôn

D. Testosterôn

Câu 21. Khi tâm thất phải co, máu được bơm đến bộ phận nào?

A. Tĩnh mạch phổi

B. Tĩnh mạch chủ

C. Động mạch chủ

D. Động mạch phổi

Câu 22. Ở người, loại mạch nào là nơi xảy ra sự trao đổi chất với tế bào?

A. Mao mạch

B. Tĩnh mạch

C. Động mạch

D. Tất cả các phương án còn lại

Câu 23. Mao mạch có điểm gì đặc biệt để tăng hiệu quả trao đổi chất với tế bào?

A. Vận tốc dòng máu chảy rất chậm

B. Thành mạch chỉ được cấu tạo bởi một lớp biểu bì

C. Phân nhánh dày đặc đến từng tế bào

D. Tất cả các phương án còn lại

Câu 24. Ở người bình thường, trung bình mỗi chu kì thì tim nghỉ ngơi hoàn toàn trong bao lâu?

A. 0,3 giây              B. 0,4 giây              C. 0,5 giây               D. 0,1 giây

Câu 25. Ở người bình thường, thời gian tâm thất nghỉ trong mỗi chu kì tim là bao lâu?

A. 0,6 giây              B. 0,4 giây              C. 0,5 giây               D. 0,3 giây

Câu 26. Bệnh nào dưới đây có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm ở hệ tim mạch?

A. Bệnh nước ăn chân

B. Bệnh tay chân miệng

C. Bệnh thấp khớp

D. Bệnh á sừng

Câu 27. Loại đồ ăn nào dưới đây đặc biệt có lợi cho hệ tim mạch?

A. Kem

B. Sữa tươi

C. Cá hồi

D. Lòng đỏ trứng gà

Câu 28. Để phòng ngừa các bệnh tim mạch, chúng ta cần lưu ý điều gì?

A. Thường xuyên vận động và nâng cao dần sức chịu đựng

B. Nói không với rượu, bia, thuốc lá, mỡ, nội tạng động vật và thực phẩm chế biến sẵn

C. Ăn nhiều rau quả tươi, thực phẩm giàu Omega – 3

D. Tất cả các phương án còn lại

Câu 29. Nhịp tim sẽ tăng lên trong trường hợp nào sau đây?

A. Khi bị khuyết tật tim (hẹp hoặc hở van tim, xơ phổi, mạch máu xơ cứng…)

B. Khi sử dụng các chất kích thích như thuốc lá, rượu, hêrôin,…

C. Tất cả các phương án còn lại

D. Khi cơ thể trải qua cú sốc nào đó: sốt cao, mất máu, mất nước hoặc lo lắng, sợ hãi kéo dài

Câu 30. Ở trạng thái nghỉ ngơi thì so với người bình thường, vận động viên có

A. Nhịp tim chậm hơn và lượng máu được bơm vào mỗi ngăn tim lớn hơn.

B. Nhịp tim nhanh hơn và lượng máu được bơm vào mỗi ngăn tim lớn hơn.

C. Nhịp tim nhanh hơn và lượng máu được bơm vào mỗi ngăn tim bé hơn.

D. Nhịp tim chậm hơn và lượng máu được bơm vào mỗi ngăn tim bé hơn.

Đáp án Đề kiểm tra chương 3 lớp 8 môn Sinh học

1. C

2. B

3. C

4. D

5. D

6. A

7. C

8. A

9. C

10. A

11. B

12. C

13. A

14. B

15. A

16. A

17. B

18. A

19. D

20. C

21. D

22. A

23. D

24. B

25. C

26. C

27. C

28. D

29. C

30. A

Bài tiếp theo: Trắc nghiệm Sinh học 8 chương 4

Trên đây VnDoc đã chia sẻ Trắc nghiệm Sinh học 8 chương 3. Hy vọng với tài liệu này sẽ giúp ích cho các bạn học sinh tham khảo, chuẩn bị cho bài giảng sắp tới tốt hơn

.........................................

Ngoài Trắc nghiệm Sinh học 8 chương 3. Mời các bạn học sinh còn có thể tham khảo thêm Lý thuyết Sinh học 8, Giải bài tập Sinh học 8 hoặc đề thi học học kì 1 lớp 8, đề thi học học kì 2 lớp 8 các môn Toán, Văn, Anh, Hóa, Lý, Địa, Sinh mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Với Tài liệu học tập lớp 8 này giúp các bạn rèn luyện thêm kỹ năng giải đề và làm bài tốt hơn. Chúc các bạn học tốt

Chia sẻ, đánh giá bài viết
3
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Trắc nghiệm Sinh học 8

    Xem thêm