Giải bài tập SGK Sinh học 8 bài 16: Tuần hoàn máu và lưu thông bạch huyết

Giải Sinh 8: Tuần hoàn máu và lưu thông bạch huyết

Giải bài tập SGK Sinh học 8 bài 16: Tuần hoàn máu và lưu thông bạch huyết được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp lý thuyết và lời giải ngắn gọn của các câu hỏi trong sách giáo khoa nằm trong chương trình giảng dạy môn Sinh học lớp 8. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Trả lời câu hỏi Sinh 8 Bài 16 trang 51:

- Mô tả đường đi của máu trong vòng tuần hoàn nhỏ và trong vòng tuần hoàn lớn.

- Phân biệt vai trò chủ yếu của tin và hệ mạch trong sự tuần hoàn máu.

- Nhận xét về vai trò của hệ tuần hoàn máu.

Trả lời:

- Mô tả đường đi của máu:

+ Vòng tuần hoàn nhỏ: Máu từ tâm thất phải được co bóp tống vào động mạch phổi → vào phổi để trao đổi khí → theo tĩnh mạch phổi → về tâm nhĩ trái → tống xuống tâm thất trái để bắt đầu vòng tuần hoàn lớn.

+ Vòng tuần hoàn lớn: Máu theo tâm thất trái → động mạch chủ → theo chiều lên và xuống để đến mao mạch ở các cơ quan, tiến hành trao đổi khí → theo tĩnh mạch chủ về tâm nhĩ phải → máu tống xuống tâm thất phải để bắt đầu vòng tuần hoàn nhỏ.

- Phân biệt vai trò:

+ Tim: Co bóp để đẩy máu vào trong hệ mạch (cụ thể là động mạch)

+ Hệ mạch: Vận chuyển máu đến các cơ quan, vào sâu từng tế bào để trao đổi khí và chất dinh dưỡng.

- Vai trò của hệ tuần hoàn máu: Vận chuyển máu và chất dinh dưỡng cho từng tế bào, đồng thời trao đổi chất.

Trả lời câu hỏi Sinh 8 Bài 16 trang 52:

- Mô tả đường đi của bạch huyết trong phân hệ lớn.

- Mô tả đường đi của bạch huyết trong phân hệ nhỏ.

- Nhận xét về vai trò của hệ bạch huyết.

Trả lời:

- Phân hệ lớn: Bắt đầu từ mao mạch bạch huyết của các phần cơ thể (nửa trên bên trái và toàn bộ phần dưới cơ thể), qua các mạch bạch huyết nhỏ, hạch bạch huyết rồi tới các mạch bạch huyết lớn hơn → sau đó tập trung đổ vào ống bạch huyết → tập trung vào tĩnh mạch máu (tĩnh mạch dưới đòn).

- Phân hệ nhỏ: Bắt đầu từ các mao mạch bạch huyết của nửa trên bên phải cơ thể qua các mạch bạch huyết nhỏ, hạch bạch huyết rồi tới các mạch bạch huyết lớn hơn → sau đó tập trung đổ vào ống bạch huyết → tập trung vào tĩnh mạch máu (tĩnh mạch dưới đòn).

- Vai trò của hệ bạch huyết: Cùng với tuần hoàn thực hiện chu trình tuần hoàn luân chuyển môi trường trong cơ thể và tham gia bảo vệ cơ thể.

Câu 1 trang 53 Sinh học 8: Hệ tuần hoàn máu gồm những thành phần cấu tạo nào?

Trả lời:

- Gồm tim và hệ mạch.

Câu 2 trang 53 Sinh học 8: Hệ bạch huyết gồm những thành phần cấu tạo nào?

Trả lời:

- Gồm hạch bạch huyết, ống bạch huyết, mao mạch bạch huyết.

Câu 3 trang 53 Sinh học 8: Nêu tên vài cơ quan, bộ phận của cơ thể và cho biết sự luân chuyển bạch huyết nơi đó nhờ phân hệ nào?

Trả lời:

- Nửa đầu bên phải, tay phải: Phân hệ nhỏ

- Tay tái, 2 chân, nửa đầu bên trái, khoang bụng (gan, dạ dày, ruột…): Phân hệ lớn.

Câu 4 trang 53 Sinh học 8: Thử dùng tay xác định vị trí của tim trong lồng ngực của mình. Có thể dùng ngón tay để xác định điểm đập, nơi mỏm tim (đỉnh tim) chạm vào thành trước của lồng ngực.

Trả lời:

Tim nằm ở giữa lồng ngực và hơi lệch về bên trái.

Bài tiếp theo: Giải bài tập trang 57 SGK Sinh lớp 8: Tim và mạch máu

Đánh giá bài viết
4 3.512
Sắp xếp theo

    Giải bài tập Sinh học 8 ngắn nhất

    Xem thêm