Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải bài tập SGK Sinh học 8 bài 48: Hệ thần kinh sinh dưỡng

Giải bài tập SGK Sinh học 8: Hệ thần kinh sinh dưỡng

Giải bài tập SGK Sinh học 8 bài 48: Hệ thần kinh sinh dưỡng được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp lý thuyết và lời giải ngắn gọn của các câu hỏi trong sách giáo khoa nằm trong chương trình giảng dạy môn Sinh học lớp 8. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Trả lời câu hỏi Sinh 8 Bài 48 trang 151: Quan sát kĩ hình 48-1 và 48-2 cùng các chú thích trên hình rồi trả lời các câu hỏi sau:

- Trung khu của các phản xạ vận động và phản xạ sinh dưỡng nằm ở đâu?

- So sánh cung phản xạ sinh dưỡng với cung phản xạ vận động.

Trả lời:

- Trung khu của các phản xạ vận động nằm ở chất xám của đại não và tủy sống; phản xạ sinh dưỡng nằm ở chất xám sừng bên tủy sống và trong trụ não.

- So sánh:

+ Giống: Kết hợp điều khiển hoạt động của các cơ quan, bộ phận.

+ Khác:

Giải bài tập SGK Sinh học 8 bài 48: Hệ thần kinh sinh dưỡng

Trả lời câu hỏi Sinh 8 Bài 48 trang 152: Trình bày rõ sự khác nhau giữa hai phân hệ giao cảm và đối giao cảm (có thể thể hiện bằng sơ đồ).

Trả lời:

Giải bài tập SGK Sinh học 8 bài 48: Hệ thần kinh sinh dưỡng

Trả lời câu hỏi Sinh 8 Bài 48 trang 153: Căn cứ vào hình 48-3 và bảng 48-2, em có nhận xét gì về chức năng của hai phân hệ giao cảm và đối giao cảm? Điều đó có ý nghĩa gì đối với đời sống?

Trả lời:

- Chức năng của phân hệ giao cảm và đối giao cảm là đối lập với nhau.

+ Phân hệ giao cảm: tăng lực, dãn mạch, dãn cơ bóng đái, giảm tiết nước bọt…

+ Phân hệ đối giao cảm: giảm lực, co mạch, co cơ bóng đái, tăng tiết nước bọt…

- Ý nghĩa: điều hòa hoạt động của nội tạng.

Câu 1 trang 154 Sinh học 8: Trình bày sự giống nhau và khác nhau về mặt cấu trúc và chức năng giữa hai phân hệ giao cảm và đối giao cảm trong hệ thần kinh sinh dưỡng.

Trả lời:

- Giống nhau:

+ Đều bao gồm phần trung ương và phần ngoại biên.

+ Các dây thần kinh li tâm đi đến các cơ quan sinh dưỡng đều qua hạch thần kinh sinh dưỡng và gồm các sợi trước hạch và sợi sau hạch.

+ Điều hoà hoạt động của các cơ quan nội tạng.

- Khác nhau:

Giải bài tập SGK Sinh học 8 bài 48: Hệ thần kinh sinh dưỡng

Câu 2 trang 154 Sinh học 8: Hãy thử trình bày phản xạ điều hòa hoạt động của tim và hệ mạch trong các trường hợp sau:

- Lúc huyết áp tăng.

- Lúc hoạt động lao động.

Trả lời:

- Lúc huyết áp tăng cao: Thụ quan áp lực bị kích thích, xuất hiện xung thần kinh dẫn truyền về trung ương phụ trách tim mạch nằm trong các nhân xám thuộc bộ phận đối giao cảm, theo dây li tâm (dây X hay mê tẩu) tới tim làm giảm nhịp tim và lực co đồng thời làm dãn các mạch da và mạch ruột gây hạ huyết áp.

- Hoạt động lao động:

+ Khi lao động xảy ra sự ôxi hóa glucôzơ để tạo năng lượng cần cho sự co cơ, đồng thời sản phẩm phân hủy của quá trình này là CO22 tích lũy dần trong máu. (H+ được hình thành do: CO2+ H2O → (HCO3-) + (H+)

+ H+ sẽ kích thích thụ quan gây ra xung thần kinh hướng tâm truyền về trung khu hô hấp và tuần hoàn nằm trong hành tủy, truyền tới trung khu giao cảm, theo dây giao cảm đến tim, mạch máu đến cơ làm tăng nhịp tim, lực co tim và mạch máu co giãn để cung cấp O2 cần cho nhu cầu năng lượng co cơ, đồng thời chuyển nhanh sản phẩm phân hủy đến các cơ quan bài tiết).

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giải bài tập Sinh học 8 ngắn nhất

    Xem thêm