Trắc nghiệm Sinh học 8 chương 2

Bài tập Trắc nghiệm Sinh học 8 chương 2

Trắc nghiệm Sinh học 8 chương 2 được VnDoc.com đăng tải. Trắc nghiệm Sinh học lớp 8 này là câu hỏi trắc nghiệm Sinh học theo từng bài trong SGK, giúp các bạn tự ôn tập kiến thức môn Sinh hiệu quả. Mời các bạn cùng tham khảo

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 8. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

Câu 1. Loại xương nào dưới đây không tham gia cấu tạo nên lồng ngực?

A. Xương cột sống

B. Xương đòn

C. Xương ức

D. Xương sườn

Câu 2. Phần cẳng chân có bao nhiêu xương?

A. 2             B. 3

C. 1            D. 4

Câu 3. Hiện tượng uốn cong hình chữ S của xương cột sống ở người có ý nghĩa thích nghi như thế nào?

A. Tất cả các phương án đưa ra

B. Giúp phân tán lực đi các hướng, giảm xóc và sang chấn vùng đầu

C. Giúp giảm áp lực của xương cột sống lên vùng ngực và cổ

D. Giúp giảm thiểu nguy cơ rạn nứt các xương lân cận khi di chuyển

Câu 4. Con người có bao nhiêu đôi xương sườn cụt không gắn với xương ức qua phần sụn?

A. 4 đôi                    B. 3 đôi

C. 1 đôi                    D. 2 đôi

Câu 5. Loại xương nào dưới đây được xếp vào nhóm xương dài?

A. Xương hộp sọ

B. Xương đùi

C. Xương cánh chậu

D. Xương đốt sống

Câu 6. Xương nào dưới đây có hình dạng và cấu tạo có nhiều sai khác với các xương còn lại?

A. Xương đốt sống

B. Xương bả vai

C. Xương cánh chậu

D. Xương sọ

Câu 7. Trong xương dài, vai trò phân tán lực tác động thuộc về thành phần nào dưới đây?

A. Mô xương cứng

B. Mô xương xốp

C. Sụn bọc đầu xương

D. Màng xương

Câu 8. Ở xương dài, màng xương có chức năng gì?

A. Giúp giảm ma sát khi chuyển động

B. Giúp xương dài ra

C. Giúp xương phát triển to về bề ngang

D. Giúp dự trữ các chất dinh dưỡng

Câu 9. Ở xương dài của trẻ em, bộ phận nào có chứa tủy đỏ?

A. Mô xương xốp và khoang xương

B. Mô xương cứng và mô xương xốp

C. Khoang xương và màng xương

D. Màng xương và sụn bọc đầu xương

Câu 10. Chọn cặp từ thích hợp để điền vào các chỗ trống trong câu sau: Xương to ra về bề ngang là nhờ các tế bào …(1)… tạo ra những tế bào mới đẩy …(2)… và hóa xương.

A. (1): mô xương cứng; (2): ra ngoài

B. (1): mô xương xốp; (2): vào trong

C. (1): màng xương; (2): ra ngoài

D. (1): màng xương; (2): vào trong

Câu 11. Ở người già, trong khoang xương có chứa gì?

A. Máu                  B. Mỡ

C. Tủy đỏ             D. Nước mô

Câu 12. Thành phần nào dưới đây không có trong cấu tạo của xương ngắn?

A. Mô xương cứng

B. Mô xương xốp

C. Khoang xương

D. Tất cả các phương án đưa ra

Câu 13. Cơ thể người có khoảng bao nhiêu cơ?

A. 400 cơ

B. 600 cơ

C. 800 cơ

D. 500 cơ

Câu 14. Chọn từ thích hợp để điền vào dấu ba chấm trong câu sau: Mỗi … là một tế bào cơ.

A. Bó cơ                     B. Tơ cơ

C. Tiết cơ                   D. Sợi cơ

Câu 15. Khi nói về cơ chế co cơ, nhận định nào sau đây là đúng?

A. Khi cơ co, tơ cơ dày xuyên sâu vào vùng phân bố của tơ cơ mảnh làm cho tế bào cơ ngắn lại.

B. Khi cơ co, tơ cơ dày xuyên sâu vào vùng phân bố của tơ cơ mảnh làm cho tế bào cơ dài ra.

C. Khi cơ co, tơ cơ mảnh xuyên sâu vào vùng phân bố của tơ cơ dày làm cho tế bào cơ dài ra.

D. Khi cơ co, tơ cơ mảnh xuyên sâu vào vùng phân bố của tơ cơ dày làm cho tế bào cơ ngắn lại.

Câu 16. Bắp cơ vân có hình dạng như thế nào?

A. Hình cầu

B. Hình trụ

C. Hình đĩa

D. Hình thoi

Câu 17. Cơ có hai tính chất cơ bản, đó là

A. Co và dãn.

B. Gấp và duỗi.

C. Phồng và xẹp.

D. Kéo và đẩy.

Câu 18. Trong tế bào cơ, tiết cơ là

A. phần tơ cơ nằm trong một tấm Z

B. phần tơ cơ nằm liền sát hai bên một tấm Z.

C. phần tơ cơ nằm giữa hai tấm Z.

D. phần tơ cơ nằm trong một tế bào cơ (sợi cơ).

Câu 19. Khi ném quả bóng vào một rổ treo trên cao, chúng ta đã tạo ra

A. phản lực.

B. lực đẩy.

C. lực kéo.

D. lực hút.

Câu 20. Gọi F là lực tác động để một vật di chuyển, s là quãng đường mà vật di chuyển sau khi bị tác động lực thì A – công sản sinh ra sẽ được tính bằng biểu thức:

A. A = F+s

B. A = F.s

C. A = F/s.

D. A = s/F.

Câu 21. Trong cơ thể người, năng lượng cung cấp cho hoạt động co cơ chủ yếu đến từ đâu?

A. Từ sự ôxi hóa các chất dinh dưỡng

B. Từ quá trình khử các hợp chất hữu cơ

C. Từ sự tổng hợp vitamin và muối khoáng

D. Tất cả các phương án đưa ra

Câu 22. Hiện tượng mỏi cơ có liên quan mật thiết đến sự sản sinh loại axit hữu cơ nào?

A. Axit axêtic

B. Axit malic

C. Axit acrylic

D. Axit lactic

Câu 23. Để tăng cường khả năng sinh công của cơ và giúp cơ làm việc dẻo dai, chúng ta cần lưu ý điều gì?

A. Tắm nóng, tắm lạnh theo lộ trình phù hợp để tăng cường sức chịu đựng của cơ

B. Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao

C. Tất cả các phương án còn lại

D. Lao động vừa sức

Câu 24. Khi bị mỏi cơ, chúng ta cần làm gì?

A. Nghỉ ngơi hoặc thay đổi trạng thái cơ thể

B. Xoa bóp tại vùng cơ bị mỏi để tăng cường lưu thông máu

C. Cả A và B

D. Uống nhiều nước lọc

Câu 25. Bộ xương người và bộ xương thú khác nhau ở đặc điểm nào sau đây?

A. Số lượng xương ức

B. Hướng phát triển của lồng ngực

C. Sự phân chia các khoang thân

D. Sự sắp xếp các bộ phận trên cơ thể

Câu 26. Đặc điểm nào dưới đây chỉ có ở bộ xương người mà không tồn tại ở các loài động vật khác?

A. Xương cột sống hình cung

B. Lồng ngực phát triển rộng ra hai bên

C. Bàn chân phẳng

D. Xương đùi bé

Câu 27. Sự khác biệt trong hình thái, cấu tạo của bộ xương người và bộ xương thú chủ yếu là do nguyên nhân nào sau đây?

A. Tư thế đứng thẳng và quá trình lao động

B. Sống trên mặt đất và cấu tạo của bộ não

C. Tư thế đứng thẳng và cấu tạo của bộ não

D. Sống trên mặt đất và quá trình lao động

Câu 28. Vì sao xương đùi của con người lại phát triển hơn so với phần xương tương ứng của thú?

A. Vì con người cường độ hoạt động mạnh hơn các loài thú khác nên kích thước các xương chi (bao gồm cả xương đùi) phát triển hơn.

B. Vì con người có tư thế đứng thẳng nên trọng lượng phần trên cơ thể tập trung dồn vào hai chân sau và xương đùi phát triển để tăng khả năng chống đỡ cơ học.

C. Vì xương đùi ở người nằm ở phần dưới cơ thể nên theo chiều trọng lực, chất dinh dưỡng và canxi tập trung tại đây nhiều hơn, khiến chúng phát triển lớn hơn so với thú.

D. Tất cả các phương án đưa ra.

Câu 29. Bàn chân hình vòm ở người có ý nghĩa thích nghi như thế nào?

A. Làm giảm tác động lực, tránh được các sang chấn cơ học lên chi trên khi di chuyển.

B. Hạn chế tối đa sự tiếp xúc của bề mặt bàn chân vào đất bởi đây là nơi tập trung nhiều đầu mút thần kinh, có tính nhạy cảm cao.

C. Phân tán lực và tăng cường độ bám vào giá thể/ mặt đất khi di chuyển, giúp con người có những bước đi vững chãi, chắc chắn.

D. Tất cả các phương án đưa ra.

Câu 30. Trong bàn tay người, ngón nào có khả năng cử động linh hoạt nhất?

A. Ngón út

B. Ngón giữa

C. Ngón cái

D. Ngón trỏ

Đáp án Trắc nghiệm Sinh học 8 chương 2

1. B

2. A

3. B

4. D

5. B

6. A

7. B

8. C

9. A

10. D

11. B

12. C

13. B

14. D

15. D

16. D

17. A

18. C

19. B

20. B

21. A

22. D

23. C

24. C

25. B

26. B

27. A

28. B

29. C

30. C

Bài tiếp theo: Trắc nghiệm Sinh học 8 chương 3

Trên đây VnDoc đã chia sẻ Trắc nghiệm Sinh học 8 chương 2. Hy vọng với tài liệu này sẽ giúp ích cho các bạn học sinh tham khảo, chuẩn bị cho bài giảng sắp tới tốt hơn

.........................................

Ngoài Trắc nghiệm Sinh học 8 chương 2. Mời các bạn học sinh còn có thể tham khảo thêm Lý thuyết Sinh học 8, Giải bài tập Sinh học 8 hoặc đề thi học học kì 1 lớp 8, đề thi học học kì 2 lớp 8 các môn Toán, Văn, Anh, Hóa, Lý, Địa, Sinh mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Với Tài liệu học tập lớp 8 này giúp các bạn rèn luyện thêm kỹ năng giải đề và làm bài tốt hơn. Chúc các bạn học tốt

Đánh giá bài viết
8 5.686
Sắp xếp theo

    Trắc nghiệm Sinh học 8

    Xem thêm