Giải bài tập SGK Sinh học 8 bài 13: Máu và môi trường trong cơ thể
Giải bài tập SGK Sinh học 8: Máu và môi trường trong cơ thể
Giải bài tập SGK Sinh học 8 bài 13: Máu và môi trường trong cơ thể được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp lý thuyết và lời giải ngắn gọn của các câu hỏi trong sách giáo khoa nằm trong chương trình giảng dạy môn Sinh học lớp 8. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.
Giải bài tập SGK Sinh học 8 bài 8: Cấu tạo và tính chất của xương
Giải bài tập SGK Sinh học 8 bài 9: Cấu tạo và tính chất của cơ
Giải bài tập SGK Sinh học 8 bài 10: Hoạt động của cơ
Giải bài tập SGK Sinh học 8 bài 11: Tiến hóa của hệ vận động
Trả lời câu hỏi Sinh 8 Bài 13 trang 42: Chọn từ thích hợp dưới đây điền vào chỗ trống:
- Huyết tương - Bạch cầu
- Hồng cầu - Tiểu cầu
Máu gồm……… và các tế bào máu.
Các tế bào máu gồm………….., bạch cầu và……………
Trả lời:
Máu gồm huyết tương và các tế bào máu.
Các tế bào máu gồm hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu.
Trả lời câu hỏi Sinh 8 Bài 13 trang 43:
- Khi cơ thể bị mất nước nhiều (khi tiêu chảy, khi lao động nặng ra mồ hôi nhiều,…), máu có thể lưu thông dễ dàng trong mạch nữa không?
- Thành phần chất trong huyết tương (bảng 13) có gợi ý gì về chức năng của nó?
- Vì sao máu từ phổi về tim rồi tới các tế bào có màu đỏ tươi, còn máu từ các tế bào tim về tới phổi có màu đỏ thẫm?
Trả lời:
- Khi cơ thể bị mất nước nhiều (khi tiêu chảy, khi lao động nặng ra mồ hôi nhiều,…), máu không lưu thông dễ dàng trong mạch nữa.
- Chức năng huyết tương: Đảm bảo độ loãng của máu để máu dễ lưu thông, khoáng cung cấp chất dinh dưỡng và muối, vận chuyển chất thải.
- Máu từ phổi về tim rồi tới các tế bào có màu đỏ tươi do hồng cầu vận chuyển giàu ôxi, còn máu từ các tế bào tim về tới phổi có màu đỏ thẫm do hồng cầu vận chuyển chủ yếu là CO2.
Trả lời câu hỏi Sinh 8 Bài 13 trang 43:
- Khi cơ thể bị mất nước nhiều (khi tiêu chảy, khi lao động nặng ra mồ hôi nhiều,…), máu có thể lưu thông dễ dàng trong mạch nữa không?
- Thành phần chất trong huyết tương (bảng 13) có gợi ý gì về chức năng của nó?
- Vì sao máu từ phổi về tim rồi tới các tế bào có màu đỏ tươi, còn máu từ các tế bào tim về tới phổi có màu đỏ thẫm?
Trả lời:
- Khi cơ thể bị mất nước nhiều (khi tiêu chảy, khi lao động nặng ra mồ hôi nhiều,…), máu không lưu thông dễ dàng trong mạch nữa.
- Chức năng huyết tương: Đảm bảo độ loãng của máu để máu dễ lưu thông, khoáng cung cấp chất dinh dưỡng và muối, vận chuyển chất thải.
- Máu từ phổi về tim rồi tới các tế bào có màu đỏ tươi do hồng cầu vận chuyển giàu ôxi, còn máu từ các tế bào tim về tới phổi có màu đỏ thẫm do hồng cầu vận chuyển chủ yếu là CO2.
Trả lời câu hỏi Sinh 8 Bài 13 trang 44:
- Các tế bào cơ, não… của cơ thể người có thể trực tiếp trao đổi các chất với môi trường ngoài được không?
- Sự trao đổi chất của tế bào trong cơ thể người với môi trường ngoài phải gián tiếp thông qua các yếu tố nào?
Trả lời:
- Các tế bào cơ, não… do nằm sâu trong cơ thể người nên không được liên hệ trực tiếp với môi trường ngoài nên không thể trực tiếp trao đổi chất với môi trường ngoài.
- Sự trao đổi chất của tế bào trong cơ thể người với môi trường ngoài phải gián tiếp thông qua máu, nước mô và bạch huyết được thực hiện qua trao đổi chất.
Câu 1 trang 44 Sinh học 8: Máu gồm những thành phần cấu tạo nào? Nêu chức năng của huyết tương và hồng cầu.
Trả lời:
Thành phần máu | Chức năng | |
Huyết tương | - Duy trì trạng thái lỏng giúp dễ lưu thông - Khoáng cung cấp chất dinh dưỡng và muối, vận chuyển chất thải | |
Tế bào máu | Hồng cầu | Vận chuyển O2 và CO2 |
Tiểu cầu | Thực hiện đông máu và giúp cơ thể không mất máu | |
Bạch cầu | Bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân lạ |
Câu 2 trang 44 Sinh học 8: Có thể thấy môi trường trong ở những cơ quan, bộ phận nào của cơ thể?
Trả lời:
- Có thể thấy môi trường trong ở tất cả các cơ quan, bộ phận của cơ thể. Môi trường trong luôn lưu chuyển quanh tất cả các tế bào.
- Cân nặng là a (kg) → số lít máu:
+ Ở nam = 80 x a : 1000
+ Ở nữ = 70 x a : 1000
Câu 4 trang 44 Sinh học 8: Môi trường trong của cơ thể gồm những thành phần nào? Chúng có quan hệ với nhau thế nào?
Trả lời:
- Môi trường trong của cơ thể gồm máu, nước mô và bạch huyết.
- Chúng có mối quan hệ mật thiết và gắn bó với nhau.