Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải bài tập SGK Sinh học 8 bài 36: Tiêu chuẩn ăn uống. Nguyên tắc lập khẩu phần

Giải bài tập SGK Sinh học 8: Tiêu chuẩn ăn uống. Nguyên tắc lập khẩu phần

Giải bài tập SGK Sinh học 8 bài 36: Tiêu chuẩn ăn uống. Nguyên tắc lập khẩu phần được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp lý thuyết và lời giải ngắn gọn của các câu hỏi trong sách giáo khoa nằm trong chương trình giảng dạy môn Sinh học lớp 8. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Trả lời câu hỏi Sinh 8 Bài 36 trang 113:

- Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ em, người trưởng thành, người già khác nhau như thế nào? Vì sao có sự khác nhau đó?

- Vì sao trẻ em bị suy dinh dưỡng ở những nước đang phát triển thường chiếm tỉ lệ cao?

- Sự khác nhau về nhu cầu dinh dưỡng ở mỗi cơ thể phụ thuộc vào những yếu tố nào?

Trả lời:

- Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ em thường cao hơn của người lớn (đặc biệt là prôtêin) vì cần cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể phát triển. Người già có nhu cầu dinh dưỡng thấp hơn vì mức vận động của người già là ít hơn.

- Trẻ em bị suy dinh dưỡng ở những nước đang phát triển thường chiếm tỉ lệ cao do các nước đang phát triển có kinh tế kém, nguồn lương thực chưa đáp ứng đủ tới tất cả người dân, đời sống ít được chăm sóc về y tế.

- Sự khác nhau về nhu cầu dinh dưỡng ở mỗi cơ thể phụ thuộc vào:

+ Giới tính: nam có nhu cầu dinh dưỡng cao hơn nữ

+ Lứa tuổi: trẻ em có nhu cầu dinh dưỡng cao hơn người già

+ Dạng hoạt động: người hoạt động nặng có nhu cầu dinh dưỡng cao hơn

+ Trạng thái cơ thể: người mới ốm dậy có nhu cầu dinh dưỡng cao.

Trả lời câu hỏi Sinh 8 Bài 36 trang 114:

- Những loại thực phẩm nào giàu chất đường bột (gluxit)?

- Những loại thực phẩm nào giàu chất béo (lipit)?

- Những loại thực phẩm nào giàu chất đạm (prôtêin)?

- Sự phối hợp các loại thức ăn trong bữa ăn có ý nghĩa gì?

Trả lời:

- Những loại thực phẩm giàu chất đường bột: gạo, ngũ cốc, khoai sắn, sữa, mía…

- Những loại thực phẩm giàu chất béo: mỡ động vật, dầu thực vật…

- Những loại thực phẩm giàu chất đạm: thịt, cá, đậu, đỗ…

- Sự phối hợp các loại thức ăn trong bữa ăn có ý nghĩa:

+ Tăng cảm giác ngon miệng

+ Cân bằng hàm lượng các chất dinh dưỡng

Trả lời câu hỏi Sinh 8 Bài 36 trang 114:

- Khẩu phần ăn uống của người mới khỏi ốm có gì khác với người bình thường? Tại sao?

- Vì sao trong khẩu phần ăn uống nên tăng cường rau, hoa quả tươi?

- Để xây dựng một khẩu phần ăn uống hợp lí cần dựa trên những căn cứ nào?

Trả lời:

- Người mới khỏi ốm có nhu cầu dinh dưỡng cao hơn người bình thường, do vậy dùng thực phẩm giàu dinh dưỡng và dễ hấp thụ, thức ăn mềm hơn.

- Trong khẩu phần ăn uống nên tăng cường rau, hoa quả tươi vì: đáp ứng đủ nhu cầu vitamin cho cơ thể; cung cấp thêm các chất xơ cho hoạt động tiêu hóa diễn ra dễ dàng và hiệu quả.

- Các căn cứ xây dựng khẩu phần ăn hợp lí:

+ Đảm bảo đủ nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể

+ Đảm bảo cân đối các thành phần giá trị dinh dưỡng

+ Đảm bảo cung cấp năng lương, vitamin, muối khoáng và nước cho cơ thể.

Câu 1 trang 114 Sinh học 8: Vì sao nhu cầu dinh dưỡng khác nhau tùy người? Cho một vài ví dụ cụ thể.

Trả lời:

- Nhu cầu dinh dưỡng phụ thuộc vào giới tính, tình trạng sức khỏe, lứa tuổi, loại hoạt động và lí do là vì mức độ tiêu dùng năng lượng của mỗi người là khác nhau.

- Ví dụ:

+ Giới tính: nam có nhu cầu dinh dưỡng cao hơn nữ

+ Lứa tuổi: trẻ em có nhu cầu dinh dưỡng cao hơn người già

+ Dạng hoạt động: người hoạt động nặng có nhu cầu dinh dưỡng cao hơn

+ Trạng thái cơ thể: người mới ốm dậy có nhu cầu dinh dưỡng cao.

Câu 2 trang 114 Sinh học 8: Thế nào là bữa ăn hợp lí, chất lượng? Cần làm gì để nâng cao chất lượng bữa ăn trong gia đình?

Trả lời:

- Bữa ăn hợp lí, chất lượng là bữa ăn cân đối về dinh dưỡng, đảm bảo cung cấp đủ năng lượng, nước, muối khoáng và vitamin cho cơ thể.

- Để nâng cao chất lượng bữa ăn cần:

+ Xây dựng kinh tế gia đình phát triển để đáp ứng nhu cầu ăn uống của gia đình.

+ Làm cho bữa ăn hấp dẫn, ăn ngon miệng bằng cách: chế biến hợp khẩu vị, bàn ăn và bát đũa sạch, bày món ăn đẹp, hấp dẫn, tinh thần sảng khoái, vui vẻ.

Ngoài Giải bài tập SGK Sinh học 8 bài 36: Tiêu chuẩn ăn uống. Nguyên tắc lập khẩu phần. Mời các bạn học sinh còn có thể tham khảo thêm Lý thuyết Sinh học 8, Giải bài tập Sinh học 8 hoặc đề thi học học kì 1 lớp 8, đề thi học học kì 2 lớp 8 các môn Toán, Văn, Anh, Hóa, Lý, Địa, Sinh mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Với Tài liệu học tập lớp 8 này giúp các bạn rèn luyện thêm kỹ năng giải đề và làm bài tốt hơn. Chúc các bạn học tốt

Chia sẻ, đánh giá bài viết
2
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giải bài tập Sinh học 8 ngắn nhất

    Xem thêm