Giáo án Sinh học 8 bài Tuần hoàn máu và lưu thông bạch huyết
Giáo án Sinh học lớp 8
Giáo án Sinh học 8 bài Tuần hoàn máu và lưu thông bạch huyết ghi nhớ khái quát về hệ tuần hoàn máu, trình bày được các thành phần cơ bản của hệ tuần hoàn và vai trò của chúng.
BÀI 16: TUẦN HOÀN MÁU VÀ LƯU THÔNG BẠCH HUYẾT
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- HS trình bày được các thành phần cấu tạo của hệ tuần hoàn máu và vai trò của chúng .
- HS nắm được các thành phần cấu tạo của hệ bạch huyết và vai trò của chúng
2. Kỹ năng: Rèn cho HS một số kỹ năng:
- Quan sát tranh hình SGK, nghiên cứu thông tin, phát hiện kiến thức.
- Vận dụng lí thuyết vào thực tế: xác định vị trí của tim trong lồng ngực.
- Hoạt động nhóm.
3. Thái độ:
Giáo dục ý thức bảo vệ tim, tránh tác động mạnh vào tim .
Trọng tâm: Xác định thành phần cấu tạo hệ tuần hoàn và hệ bạch huyết
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
GV: Tranh phóng to hình 16.1, 16.2, tranh hệ tuần hoàn có thêm phần bạch huyết 14.2 SGK.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra:
- Đông máu là gì? Nêu cơ chế của quá trình đông máu?
- Ở người có mấy nhóm máu? Nêu nguyên tắc truyền máu?
3. Bài mới:
GV cho HS lên bảng chỉ trong tranh các thành phần của hệ tuần hoàn máu. Vậy máu lưu thông trong cơ thể như thế nào và tim có vai trò gì?
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh | Nội dung |
Hoạt động 1: Hệ tuần hoàn gồm những thành phần nào? Cấu tạo mỗi thành phần đó như thế nào? GV đánh giá kết quả và phải lưu ý HS: Với tim: Nửa phải chứa máu đỏ thẫm (màu xanh trên tranh), nửa trái chứa máu đỏ tươi (màu đỏ trên tranh). Còn hệ mạch: Không phải màu xanh là tĩnh mạch, màu đỏ là máu động mạch. Trả lời 3 câu hỏi mục SGK tr.51. GV đánh giá kết quả của các nhóm, bổ sung kiến thức cho hoàn chỉnh. | Cá nhân tự nghiên cứu hình 16.1 SGK , trả lời. HS chỉ và thuyết minh trên tranh phóng to. HS quan sát hình 16.1 lưu ý chiều đi của mũi tên và màu máu trong động mạch, tĩnh mạch. Trao đổi nhóm và thống nhất câu trả lời. Đại diện nhóm trình bày kết quả trên tranh và các nhóm khác nhận xét bổ sung. | I. Tuần hoàn máu: a. Cấu tạo hệ tuần hoàn: gồm: Tim và hệ mạch. Tim:
Hệ mạch:
b. Vai trò của hệ tuần hoàn: Tim: làm nhiệm vụ co bóp tạo lực đẩy máu. Hệ mạch: dẫn máu từ tim đến các tế bào và từ các tế bào trở về tim. Vòng tuần hoàn lớn: Từ TTT → ĐMC → mao mạch cơ quan (TĐC) → TMC → TNP. Vòng tuần hoàn nhỏ: Từ TTP → đmp → mao mạch phổi (TĐK) → TMP → TNT. Máu lưu thông trong toàn bộ cơ thể nhờ hệ tuần hoàn. |