Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo viên hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung được xếp lương mới thế nào?

Giáo viên đang hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung ở ngạch cũ, căn cứ vào tổng hệ số lương cộng phụ cấp thâm niên vượt khung đang hưởng ở ngạch cũ để xếp vào hệ số lương bằng hoặc cao hơn gần nhất ở ngạch mới. Mời các bạn tham khảo chi tiết để biết thêm về vấn đề Giáo viên hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung được xếp lương mới thế nào?

Giáo viên hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung được xếp lương mới thế nào?

Từ 20/3/2021, giáo viên các cấp sẽ có thay đổi về xếp hạng và hệ số lương theo quy định mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Vậy giáo viên đang hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung ở hạng cũ nếu đủ điều kiện chuyển hạng mới sẽ được tính lương thế nào?

Xếp lương cho giáo viên hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung từ 20/3/2021

Từ 20/3/2021, khi 4 Thông tư mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo chính thức có hiệu lực. Giáo viên các cấp sẽ có một số thay đổi về xếp hạng chức danh nghề nghiệp và hệ số lương.

Theo đó, cả 4 Thông tư này đều thống nhất về cách quy đổi lương từ hệ số lương cũ sang hệ số lương mới từ 20/3/2021 như sau:

Việc xếp lương khi bổ nhiệm vào hạng chức danh nghề nghiệp thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 1 Mục II Thông tư số 02/2007/TT-BNV ngày 25 tháng 5 năm 2007 của Bộ Nội vụ hướng dẫn xếp lương khi nâng ngạch, chuyển ngạch, chuyển loại công chức, viên chức và theo quy định hiện hành của pháp luật. Khi thực hiện chính sách tiền lương mới, việc chuyển xếp sang lương mới thực hiện theo quy định của Chính phủ.

Cụ thể, căn cứ khoản 1 Mục II Thông tư 02 năm 2017 của Bộ Nội vụ, nếu chuyển sang hạng mới, giáo viên sẽ được tính lương như sau:

- Trường hợp đang hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung ở ngạch cũ, thì căn cứ vào tổng hệ số lương cộng phụ cấp thâm niên vượt khung đang hưởng ở ngạch cũ để xếp vào hệ số lương bằng hoặc cao hơn gần nhất ở ngạch mới.

Ví dụ: Chị B là giáo viên tiểu học hạng II mã số V.07.03.08, đang hưởng 5% phụ cấp thâm niên vượt khung, hệ số lương 4,98 ở bậc 9.

Ở hạng cũ, tổng hệ số lương cộng phụ cấp thâm niên vượt khung của chị B được tính bằng: 4,98 + (4,98*5%) = 5,23.

Căn cứ tổng hệ số lương cộng phụ cấp thâm niên vượt khung đang hưởng ở ngạch cũ, sau khi đủ tiêu chuẩn và được bổ nhiệm vào hạng II mã số V.07.03.28 thì chị B được xếp vào hệ số lương bằng hoặc cao hơn gần nhất là 5,36 ở bậc 5 hạng II mã số V.07.03.28.

- Trường hợp có tổng hệ số lương cộng phụ cấp thâm niên vượt khung đang hưởng ở ngạch cũ lớn hơn hệ số lương ở bậc cuối cùng trong ngạch mới, thì xếp vào hệ số lương ở bậc cuối cùng trong ngạch mới và được hưởng thêm hệ số chênh lệch bảo lưu cho bằng tổng hệ số lương cộng phụ cấp thâm nhiên vượt khung đang hưởng ở ngạch cũ.

Giáo viên hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung được xếp lương mới thế nào?

Ví dụ: Chị C là giáo viên tiểu học hạng III mã số V.07.03.08, đang hưởng 10% phụ cấp thâm niên vượt khung, hệ số lương 4,89 ở bậc 10.

Tổng hệ số lương cộng phụ cấp thâm niên vượt khung đang hưởng ở hạng cũ của chị C được tính như sau: 4,89 + (4,89*10%) = 5,38.

Tổng hệ số lương cũ lớn hơn hệ số lương ở bậc cuối cùng của hạng III mới mã số V.07.03.28 (hệ số cuối cùng của hạng III mới là 4,98).

Nếu đủ tiêu chuẩn hạng II mới (mã số V.07.03.28), chị C được xếp lương ở bậc cuối cùng trong hạng III mới là 4,98 và hưởng thêm hệ số chênh lệch bảo lưu là
0,49. Tổng hệ số lương mới sẽ là 5,47.

- Ngoài ra, trường hợp chưa hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung ở ngạch cũ thì căn cứ vào hệ số lương đang hưởng ở ngạch cũ để xếp vào hệ số lương bằng hoặc cao hơn gần nhất ở ngạch mới.

Ví dụ: Chị A là giáo viên mầm non hạng II mã số V.07.02.04, chưa hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung, đang hưởng lương bậc 6 với hệ số lương là 3,99 khi đáp ứng đầy đủ điều kiện để được bổ nhiệm sang hạng II mã số V.07.02.25 thì sẽ được hưởng lương với hệ số bằng hoặc cao hơn gần nhất ở hạng mới là bậc 1 hệ số 4,0.

>>> Xem thêm: Giáo viên hạng II cũ phụ cấp thâm niên vượt khung, tính lương mới thế nào?

Bảng lương mới của giáo viên từ 20/3/2021

Giáo viên mầm non:

Bậc 1

Bậc 2

Bậc 3

Bậc 4

Bậc 5

Bậc 6

Bậc 7

Bậc 8

Bậc 9

Bậc 10

Hạng I

Hệ số lương

4,00

4,34

4,68

5,02

5,36

5,70

6,04

6,38

Mức lương (nghìn đồng)

5.960,0

6.466,6

6.973,2

7.479,8

7.986,4

8.493,0

8.999,6

9.506,2

Hạng II

Hệ số lương

2,34

2,67

3,00

3,33

3,66

3,99

4,32

4,65

4,98

Mức lương (nghìn đồng)

3.486,6

3.978,3

4.470,0

4.961,6

5.453,4

5.945,1

6.436,8

6.928,5

7.420,2

Hạng III

Hệ số lương

2,10

2,41

2,72

3,03

3,34

3,65

3,96

4,27

4,58

4,89

Mức lương (nghìn đồng)

3.129,0

3.590,9

4.052,8

4.514,7

4.976,6

5.438,5

5.900,4

6.362,3

6.824,4

7.286,1

Giáo viên tiểu học:

Bậc 1

Bậc 2

Bậc 3

Bậc 4

Bậc 5

Bậc 6

Bậc 7

Bậc 8

Bậc 9

Hạng I

Hệ số lương

4,40

4,74

5,08

5,42

5,76

6,10

6,44

6,78

Mức lương (nghìn đồng)

6.556,0

7.062,6

7.569,2

8.075,8

8.582,4

9.089,0

9.595,6

10.102,2

Hạng II

Hệ số lương

4,00

4,34

4,68

5,02

5,36

5,70

6,04

6,38

Mức lương (nghìn đồng)

5.960,0

6.466,6

6.973,2

7.479,8

7.986,4

8.493,0

8.999,6

9.506,2

Hạng III

Hệ số lương

2,34

2,67

3,00

3,33

3,66

3,99

4,32

4,65

4,98

Mức lương (nghìn đồng)

3.486,6

3.978,3

4.470,0

4.961,6

5.453,4

5.945,1

6.436,8

6.928,5

7.420,2

Giáo viên trung học cơ sở

Bậc 1

Bậc 2

Bậc 3

Bậc 4

Bậc 5

Bậc 6

Bậc 7

Bậc 8

Bậc 9

Hạng I

Hệ số lương

4,40

4,74

5,08

5,42

5,76

6,10

6,44

6,78

Mức lương (nghìn đồng)

6.556,0

7.062,6

7.569,2

8.075,8

8.582,4

9.089,0

9.595,6

10.102,2

Hạng II

Hệ số lương

4,00

4,34

4,68

5,02

5,36

5,70

6,04

6,38

Mức lương (nghìn đồng)

5.960,0

6.466,6

6.973,2

7.479,8

7.986,4

8.493,0

8.999,6

9.506,2

Hạng III

Hệ số lương

2,34

2,67

3,00

3,33

3,66

3,99

4,32

4,65

4,98

Mức lương (nghìn đồng)

3.486,6

3.978,3

4.470,0

4.961,6

5.453,4

5.945,1

6.436,8

6.928,5

7.420,2

Giáo viên trung học phổ thông

Bậc 1

Bậc 2

Bậc 3

Bậc 4

Bậc 5

Bậc 6

Bậc 7

Bậc 8

Bậc 9

Hạng I

Hệ số lương

4,40

4,74

5,08

5,42

5,76

6,10

6,44

6,78

Mức lương (nghìn đồng)

6.556,0

7.062,6

7.569,2

8.075,8

8.582,4

9.089,0

9.595,6

10.102,2

Hạng II

Hệ số lương

4,00

4,34

4,68

5,02

5,36

5,70

6,04

6,38

Mức lương (nghìn đồng)

5.960,0

6.466,6

6.973,2

7.479,8

7.986,4

8.493,0

8.999,6

9.506,2

Hạng III

Hệ số lương

2,34

2,67

3,00

3,33

3,66

3,99

4,32

4,65

4,98

Mức lương (nghìn đồng)

3.486,6

3.978,3

4.470,0

4.961,6

5.453,4

5.945,1

6.436,8

6.928,5

7.420,2

Mức lương cơ sở hiện hành là 1.490.000 đồng/tháng. Xem cách tính tại đây: Công thức tính lương giáo viên theo quy định mới từ 20/3/2021

>>> Xem thêm: Bảng lương giáo viên các cấp theo hạng chức danh nghề nghiệp mới từ 20/3/2021

Căn cứ:

.................................................

Trong tất cả các phụ cấp của cán bộ, công chức, viên chức thì phụ cấp thâm niên vượt khung là một trong những loại phụ cấp được thầy cô quan tâm nhất. Để hiểu sâu về loại phụ cấp này, chắc hẳn nhiều thầy cô chưa rõ. Vậy Ai được hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung? Mức hưởng chi tiết là thế nào? Các thầy cô hãy cùng tham khảo bài viết, đọc các ví dụ minh họa như trên để biết được điều kiện, cách tính phụ cấp thâm niên vượt khung mới và chuẩn nhất hiện nay.

Và đặc biệt hãy tham khảo thêm thông tin mới nhất về 6 điểm mới về nâng lương cán bộ, CCVC, NLĐ từ 15/8/2021 theo Thông tư 03/2021/TT-BNV sửa đổi quy định về một trong những đối tượng áp dụng quy định về nâng bậc lương.

Trên đây là nội dung chi tiết của bài viết Giáo viên hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung được xếp lương mới thế nào?. Tất cả các tài liệu về Văn bản Giáo dục đào tạo được VnDoc cập nhật và đăng tải thường xuyên. Chi tiết nội dung của các Văn bản, Thông tư mời các bạn cùng theo dõi và tải về sử dụng.

Danh sách Tài liệu dành cho giáo viên:

Chia sẻ, đánh giá bài viết
2
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Văn bản giáo dục

    Xem thêm