Cách tính phụ cấp thâm niên vượt khung của cán bộ, công chức 2024

Quy định về hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung? Cách tính mức hưởng chế độ phụ cấp thâm niên vượt khung? Thời gian để tính hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung? Điều kiện được hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung? Mời các bạn tham khảo toàn bộ mức hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung của cán bộ, công chức.

Hiện nay đã có Thông tư 03/2021/TT-BNV sửa đổi chế độ nâng bậc lương cán bộ, công chức, viên chức. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 8 năm 2021.

1. Phụ cấp thâm niên vượt khung là gì?

Phụ cấp thâm niên vượt khung là một chế độ của Nhà nước cho các cán bộ, nhân viên tại nơi công tác nhằm khuyến khích và khích lệ tinh thần, chế độ phụ cấp này nhằm mục đích hướng đến việc giúp nhân viên yên tâm làm việc và cố gắng hơn nữa phát huy kinh nghiệm của bản thân trong công việc.

2. Đối tượng được hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung

Điều 1 Mục I Thông tư 04/2005/TT-BNV quy định đối tượng hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung bao gồm những đối tượng sau:

- Cán bộ, công chức, viên chức xếp l­ương theo các bảng l­ương chuyên môn, nghiệp vụ, thừa hành, phục vụ làm việc trong các cơ quan nhà nước từ Trung ­ương đến xã, phường, thị trấn và trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước, gồm:

+ Cán bộ bầu cử trong các cơ quan nhà nước từ Trung ­ương đến quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh thuộc diện xếp l­ương theo ngạch, bậc công chức hành chính và hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo

+ Cán bộ, công chức, viên chức xếp l­ương theo bảng l­ương chuyên môn, nghiệp vụ, thừa hành, phục vụ (bao gồm cả các chức danh chuyên môn, nghiệp vụ ngành Tòa án, ngành Kiểm sát và các chức danh lãnh đạo bổ nhiệm) làm việc trong các cơ quan nhà nước và trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước;

+ Công chức ở xã, phường, thị trấn.

- Cán bộ, công chức, viên chức thuộc biên chế nhà nước và xếp l­ương theo bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ, thừa hành, phục vụ do Nhà nước quy định được cử đến làm việc tại các hội, các tổ chức phi chính phủ, các dự án và các cơ quan, tổ chức quốc tế đặt tại Việt Nam.

Đối tượng không được hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung gồm: chuyên gia cao cấp và cán bộ giữ chức danh lãnh đạo thuộc diện hưởng l­ương theo bảng l­ương chức vụ đã được xếp l­ương theo nhiệm kỳ.

3. Điều kiện và tiêu chuẩn được hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung

Cán bộ, công chức, viên chức quy định trên được xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch công chức, viên chức tức là đã đạt đến bậc cao nhất của khung lương cấp bậc hoặc chức vụ thì được xét hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung khi có đủ điều kiện thời gian giữ bậc l­ương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh và đạt đủ tiêu chuẩn hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung.

– Điều kiện về thời gian giữ bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc chức danh hiện giữ:

+ Cán bộ, công chức, viên chức đã có 3 năm (đủ 36 tháng) xếp bậc l­ương cuối cùng trong ngạch công chức, viên chức từ loại A0 đến loại A3 của bảng 2, bảng 3 quy định tại Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ và trong chức danh chuyên môn, nghiệp vụ ngành Tòa án, ngành Kiểm sát quy định tại Nghị quyết số 730/2004/NQ-UBTVQH11 ngày 30 tháng 9 năm 2004 của ủy ban Thường vụ Quốc hội.

+ Cán bộ, công chức, viên chức đã có 2 năm (đủ 24 tháng) xếp bậc l­ương cuối cùng trong ngạch công chức, viên chức loại B và loại C của bảng 2, bảng 3 và ngạch nhân viên thừa hành, phục vụ xếp l­ương theo bảng 4 quy định tại Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ.

– Tiêu chuẩn hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung:

+ Hoàn thành nhiệm vụ được giao hàng năm

+ Không vi phạm kỷ luật một trong các hình thức: Khiển trách, cảnh cáo, cách chức hoặc không bị bãi nhiệm trong thời gian giữ chức vụ bầu cử.

4. Căn cứ để tính thời gian hưởng phụ cấp thâm niên:

– Sổ Bảo hiểm xã hội;

– Quyết định hoàn thành nghĩa vụ quân sự ;

– Quyết định bổ nhiệm ngạch hoặc quyết định tiếp nhận và phân công công tác hoặc quyết định công nhận hết thời gian tập sự;

– Quyết định điều động, phân công nhiệm vụ mới theo một trong các chức danh của chuyên ngành;

5. Mức hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung

Mức tiền phụ cấp thâm niên vượt khung = thời gian công tác đủ 5 năm thì được tính hưởng mức phụ cấp thâm niên bằng 5% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung; sau đó cứ mỗi năm (đủ 12 tháng) tăng thêm được tính thêm 1%.

Cách tính mức tiền phụ cấp thâm niên hàng tháng

Mức tiền phụ cấp thâm niên = Hệ số lương theo ngạch, bậc cộng hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) hiện hưởng x Mức lương tối thiểu chung do Chính phủ quy định từng thời kỳ x Mức % phụ cấp thâm niên được hưởng

Lưu ý:

– Trong quá trình tính hệ số lương vượt khung cần phải kết hợp với hệ số lương theo ngạch, hệ số phụ cấp chức vụ, thâm niên vượt khung và mức lương tối thiểu. Phụ cấp thâm niên vượt khung được trả vào tiền lương hàng tháng của cán bộ, công chức, viên chức.

– Trong trường hợp Nhà nước thực hiện điều chỉnh tiền lương tối thiểu chung thì cơ quan có trách nhiệm tổ chức, hướng dẫn, xét duyệt và tổng hợp báo cáo nhu cầu, nguồn kinh phí thực hiện chế độ phụ cấp thâm niên và thực hiện điều chỉnh mức lương tối thiểu chung hàng năm gửi Bộ Tài chính xem xét, thẩm định theo quy định.

– Phụ cấp thâm niên vượt khung được dùng để tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.

– Nguồn kinh phí thực hiện chế độ phụ cấp thâm niên vượt khung sử dụng từ nguồn thu hợp pháp của đơn vị và nguồn kinh phí do ngân sách nhà nước đảm bảo chi trả.

Trên đây là nội dung chi tiết của bài viết Cách tính phụ cấp thâm niên vượt khung. Tất cả các tài liệu về Văn bản Giáo dục đào tạo được VnDoc cập nhật và đăng tải thường xuyên. Chi tiết nội dung của các Văn bản, Thông tư mời các bạn cùng theo dõi và tải về sử dụng.

Xem thêm các tài liệu Dành cho Giáo viên chi tiết:

Đánh giá bài viết
1 3.545
Sắp xếp theo

Dành cho Giáo Viên

Xem thêm