Lương giáo viên khi bỏ phụ cấp thâm niên có giảm không?

Lương giáo viên khi bỏ phụ cấp thâm niên có giảm không?

Hiện nay, lương của giáo viên đang được tính theo mức lương cơ sở nhân với hệ số. Vậy lương giáo viên khi bỏ phụ cấp thâm niên có giảm không? Mời các bạn tham khảo bài viết.

Bỏ phụ cấp thâm niên giáo viên từ 01/7/2022

Tại Điều 76 Luật giáo dục 2019 quy định về lương của giáo viên như sau:

Nhà giáo được xếp lương phù hợp với vị trí việc làm và lao động nghề nghiệp; được ưu tiên hưởng phụ cấp đặc thù nghề theo quy định của Chính phủ.

Theo quy định trên, giáo viên không còn được hưởng phụ cấp thâm niên. Đồng thời tại Nghị quyết 27 năm 2017 cũng nêu rõ, sẽ bãi bỏ phụ cấp thâm niên nghề (trừ quân đội, công an, cơ yếu để bảo đảm tương quan tiền lương với cán bộ, công chức).

Tuy nhiên, theo Công văn 8982 ngày 27/7/2020 của Bộ Tài chính, việc cải cách tiền lương, bãi bỏ phụ cấp thâm niên nhà giáo đã được lùi đến ngày 01/7/2022.

>> Xem thêm: Thời điểm bỏ phụ cấp thâm niên của giáo viên là khi nào?

Cắt phụ cấp thâm niên, lương giáo viên không giảm mà còn thêm thưởng

Theo tinh thần của Nghị quyết số 27 phụ cấp thâm niên sẽ bị bãi bỏ, tuy nhiên việc xếp lương mới của giáo viên cũng được thay đổi.

Theo Nghị quyết 27, quy định mức lương cơ sở nhân với hệ số không thể hiện rõ giá trị thực của tiền lương. Do đó, để thiết kế bảng lương mới cần bãi bỏ mức lương cơ sở và hệ số lương hiện nay, xây dựng mức lương cơ bản bằng số tiền cụ thể.

Trong đó, Nghị quyết 27 đề cập về nội dung cải cách lương bằng việc thiết kế cơ cấu tiền lương mới và xây dựng, ban hành hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo như sau:

Thiết kế cơ cấu tiền lương mới gồm: Lương cơ bản (chiếm khoảng 70% tổng quỹ lương) và các khoản phụ cấp (chiếm khoảng 30% tổng quỹ lương). Bổ sung tiền thưởng (quỹ tiền thưởng bằng khoảng 10% tổng quỹ tiền lương của năm, không bao gồm phụ cấp).

Xây dựng, ban hành hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo thay thế hệ thống bảng lương hiện hành; chuyển xếp lương cũ sang lương mới, bảo đảm không thấp hơn tiền lương hiện hưởng, gồm:

- Xây dựng 01 bảng lương chức vụ áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo (bầu cử và bổ nhiệm):

+ Mức lương chức vụ phải thể hiện thứ bậc trong hệ thống chính trị;

+ Giữ chức vụ lãnh đạo nào thì hưởng lương theo chức vụ đó, nếu một người giữ nhiều chức vụ thì hưởng một mức lương chức vụ cao nhất;

+ Giữ chức vụ lãnh đạo tương đương nhau thì hưởng mức lương chức vụ như nhau; mức lương chức vụ của người lãnh đạo cấp trên phải cao hơn mức lương chức vụ của người lãnh đạo cấp dưới…

- Xây dựng 01 bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ theo ngạch công chức và chức danh nghề nghiệp viên chức áp dụng chung đối với công chức, viên chức không giữ chức danh lãnh đạo; mỗi ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức có nhiều bậc lương theo nguyên tắc:

+ Cùng mức độ phức tạp công việc thì mức lương như nhau;

+ Điều kiện lao động cao hơn bình thường và ưu đãi nghề thì thực hiện bằng chế độ phụ cấp theo nghề;

+ Sắp xếp lại nhóm ngạch và số bậc trong các ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức, khuyến khích công chức, viên chức nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

+ Việc bổ nhiệm vào ngạch công chức hoặc chức danh nghề nghiệp viên chức phải gắn với vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức do cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý công chức, viên chức thực hiện.

Như vậy, Nhà nước đã có phương án xây dựng cách tính lương mới sau khi bỏ phụ cấp thâm niên. Theo đó, lương của giáo viên sẽ không giảm mà thậm chí còn có thể tăng do có thêm tiền thưởng.

Năm 2021 giáo viên vẫn được hưởng phụ cấp thâm niên

Tại Điều 76 Luật giáo dục 2019 quy định về lương của giáo viên nêu rõ, Nhà giáo được xếp lương phù hợp với vị trí việc làm và lao động nghề nghiệp; được ưu tiên hưởng phụ cấp đặc thù nghề theo quy định của Chính phủ. Như vậy, giáo viên không còn được hưởng phụ cấp thâm niên.

Đồng thời tại Nghị quyết 27 năm 2017 cũng nêu rõ, sẽ bãi bỏ phụ cấp thâm niên nghề trừ quân đội, công an, cơ yếu để bảo đảm tương quan tiền lương với cán bộ, công chức.

Do đó, tính từ ngày 1/7/2020, khi Luật Giáo dục 2019 có hiệu lực, giáo viên chỉ còn được hưởng lương, ưu tiên hưởng phụ cấp đặc thù nghề còn phụ cấp khác và phụ cấp thâm niên đã bị bãi bỏ.

Tuy nhiên, trong năm 2020, do tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, Bộ Tài chính đã đề nghị lùi thời gian thực hiện phụ cấp thâm niên đến khi chế độ tiền lương mới được ban hành và có hiệu lực tại Công văn số 8982 ngày 27/7/2020.

Đồng thời, tại Hội nghị Trung ương 13 sáng ngày 09/10/2020, Ban Chấp hành đã tán thành lùi thời điểm cải cách tiền lương đến 01/7/2022 thay vì năm 2021 như Nghị quyết 27.

Như vậy, trong năm 2021 giáo viên vẫn được hưởng phụ cấp thâm niên theo quy định.

Mức hưởng phụ cấp thâm niên đối với giáo viên

Mức phụ cấp được tính cho nhà giáo đủ 5 năm (60 tháng) giảng dạy, giáo dục được tính hưởng mức phụ cấp thâm niên bằng 5% của mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có); từ các năm sau trở đi, phụ cấp thâm niên mỗi năm được tính thêm 1%.

Thời gian tính hưởng phụ cấp thâm niên gồm:

- Thời gian giảng dạy, giáo dục có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trong các cơ sở giáo dục công lập;

- Thời gian giảng dạy, giáo dục có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trong các cơ sở giáo dục ngoài công lập (đối với nhà giáo đang giảng dạy, giáo dục trong các cơ sở giáo dục công lập mà trước đây đã giảng dạy, giáo dục ở các cơ sở giáo dục ngoài công lập);

- Thời gian làm việc được tính hưởng phụ cấp thâm niên, gồm: thời gian làm việc được xếp lương theo một trong các ngạch hoặc chức danh của các chuyên ngành hải quan, tòa án, kiểm sát, kiểm toán, thanh tra, thi hành án dân sự, kiểm lâm, dự trữ quốc gia, kiểm tra Đảng; thời gian làm việc được tính hưởng phụ cấp thâm niên trong quân đội, công an, cơ yếu và thời gian làm việc được tính hưởng thâm niên ở ngành, nghề khác (nếu có).

- Thời gian đi nghĩa vụ quân sự theo luật định mà trước khi đi nghĩa vụ quân sự đang được tính hưởng phụ cấp thâm niên nghề;

Thời gian không tính hưởng phụ cấp thâm niên gồm:

- Thời gian tập sự, thử việc hoặc thời gian hợp đồng làm việc lần đầu;

- Thời gian nghỉ việc riêng không hưởng lương liên tục từ 01 tháng trở lên;

- Thời gian nghỉ ốm đau, thai sản vượt quá thời hạn theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;

- Thời gian bị tạm đình chỉ công tác hoặc bị tạm giữ, tạm giam để phục vụ cho công tác điều tra, truy tố, xét xử.

07 khoản phụ cấp với cán bộ, công chức, VC dự kiến áp dụng từ 01/7/2022

Tại Hội nghị XIII, BCH Trung ương Đảng tán thành lùi cải cách tiền lương từ năm 2021 sang 1/7/2022; ngoài ra, tại Quyết định 01/QĐ-LĐTBXH, Bộ LĐ-TBXH cũng yêu cầu tiếp tục triển khai các bước cải cách chính sách tiền lương để thực hiện trong năm 2022 theo lộ trình đã được Hội nghị Trung ương 13 kết luận. Như vậy, dự kiến từ 01/7/2022 thì theo như Nghị quyết 27-NQ/TW ngày 21/5/2018, cán bộ, công chức, viên chức sẽ được áp dụng các loại phụ cấp sau đây:

1. Phụ cấp kiêm nhiệm

Áp dụng đối với các đối tượng đang giữ chức danh lãnh đạo (bầu cử, bổ nhiệm) ở một cơ quan, đơn vị, đồng thời được bầu cử hoặc được bổ nhiệm kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo đứng đầu cơ quan, đơn vị khác mà cơ quan, đơn vị này được bố trí biên chế chuyên trách người đứng đầu nhưng hoạt động kiêm nhiệm.

2. Phụ cấp thâm niên vượt khung

3. Phụ cấp khu vực

Áp dụng đối với các đối tượng làm việc ở những nơi xa xôi, hẻo lánh và khí hậu xấu.

4. Phụ cấp trách nhiệm công việc

Những người làm việc trong tổ chức cơ yếu được hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc bảo vệ cơ mật mật mã.

Những người làm những công việc đòi hỏi trách nhiệm cao hoặc đảm nhiệm công tác quản lý không thuộc chức danh lãnh đạo (bầu cử, bổ nhiệm) thì được hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc.

5. Phụ cấp lưu động

Áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức làm việc ở một số nghề hoặc công việc thường xuyên thay đổi địa điểm làm việc và nơi ở.

6. Phụ cấp theo nghề

Được gộp từ phụ cấp ưu đãi theo nghề, phụ cấp trách nhiệm theo nghề và phụ cấp độc hại, nguy hiểm áp dụng đối với công chức, viên chức của những nghề, công việc có yếu tố điều kiện lao động cao hơn bình thường và có chính sách ưu đãi phù hợp của Nhà nước (giáo dục và đào tạo, y tế, toà án, kiểm sát, thi hành án dân sự, thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, hải quan, kiểm lâm, quản lý thị trường,...).

7. Phụ cấp công tác ở vùng đặc biệt khó khăn

Được gộp phụ cấp đặc biệt, phụ cấp thu hút và trợ cấp công tác lâu năm ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

Hiện nay, dưới tác động của đại dịch Covid-19, lộ trình cải cách tiền lương có thể sẽ bị chậm lại thay vì áp dụng từ 01/7/2021 như dự kiến trước đó. Vì vậy, cho tới khi có thông báo mới thì các đối tượng cán bộ, công chức, viên chức có thể yên tâm tiếp tục được hưởng các chế độ phụ cấp hiện hành.

Mời bạn đọc tham khảo thêm: Đề thi giữa kì 2 lớp 1 -> lớp 12 đầy đủ các môn.

.................................................

Trên đây là nội dung chi tiết của bài viết Lương giáo viên khi bỏ phụ cấp thâm niên có giảm không?. Tất cả các tài liệu về Văn bản Giáo dục đào tạo được VnDoc cập nhật và đăng tải thường xuyên. Chi tiết nội dung của các Văn bản, Thông tư mời các bạn cùng theo dõi và tải về sử dụng.

Xem thêm các tài liệu Dành cho Giáo viên chi tiết:

Đánh giá bài viết
9 109.969
Sắp xếp theo

    Văn bản giáo dục

    Xem thêm