Giáo viên xin nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 108 được không?
Chính sách nghỉ hưu trước tuổi theo nghị định 108
Nghỉ hưu trước tuổi năm 2022 hưởng lương thế nào? Giáo viên xin nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 108 được không? Chính sách nghỉ hưu trước tuổi theo nghị định 108 quy định thế nào? Sau đây là những thông tin quan trọng mà người lao động, cán bộ, công chức, viên chức cần biết về nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 108 năm 2022.
- Quy định về thi thăng hạng giáo viên mới nhất 2022
- 7 thay đổi lớn về lương cán bộ, công chức, viên chức
- Thời hạn luân chuyển công tác của giáo viên
1. Giáo viên xin nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 108 được không?
Câu hỏi: Tôi là giáo viên nữ, sinh tháng 1.1972. Tôi muốn xin nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 108 vào năm 2023 có được không?
Trả lời: Bạn muốn nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 108 vào năm 2023 thì phải đáp ứng đủ điều kiện như quy định dưới đây thì mới được về hưu và hưởng chính sách về hưu trước tuổi:
Khoản 2 Điều 1 Nghị định số 143/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung mội số điều của Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày 20.11.2014 của Chính phủ về chính sách tinh giản biên chế và nghị định số 113/2018/NĐ-CP ngày 31.8.2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày 20.11.2014 của Chính phủ về chính sách tinh giản biên chế quy định về chính sách về hưu trước tuổi như sau:
1. Đối tượng tinh giản biên chế quy định tại Điều 6 Nghị định này nếu có tuổi thấp hơn tối đa đủ 5 tuổi và thấp hơn tối thiểu đủ 2 tuổi so với tuổi nghỉ hưu tối thiểu quy định tại Khoản 3 Điều 169 Bộ luật Lao động và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên. Trong đó, có đủ 15 năm làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn bao gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên, ngoài hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, còn được hưởng các chế độ sau:
a) Không bị trừ tỉ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi.
b) Được trợ cấp 3 tháng tiền lương cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi so với quy định về tuổi tối thiểu tại Khoản 3 Điều 169 Bộ luật Lao động.
c) Được trợ cấp 5 tháng tiền lương cho hai mươi năm đầu công tác, có đóng đủ bảo hiểm xã hội. Từ năm thứ hai mươi mốt trở đi, cứ mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội được trợ cấp 1/2 (một phần hai) tháng tiền lương.
2. Đối tượng tinh giản biên chế quy định tại Điều 6 Nghị định này nếu có tuổi thấp hơn tối đa đủ 5 tuổi và thấp hơn tối thiểu đủ 2 tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại Khoản 2 Điều 169 Bộ luật Lao động và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên, được hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và chế độ quy định tại các Điểm a và c Khoản 1 Điều này và được trợ cấp 3 tháng tiền lương cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại Khoản 2 Điều 169 Bộ luật Lao động.
3. Đối tượng tinh giản biên chế quy định tại Điều 6 Nghị định này nếu có tuổi thấp hơn 2 tuổi so với tuổi nghỉ hưu tối thiểu quy định tại Khoản 3 Điều 169 Bộ luật Lao động và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên, trong đó có đủ 15 năm làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn bao gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên thì được hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và không bị trừ tỷ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi.
4. Đối tượng tinh giản biên chế quy định tại Điều 6 Nghị định này nếu có tuổi thấp hơn 2 tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại Khoản 2 Điều 169 Bộ luật Lao động và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên, thì được hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và không bị trừ tỷ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi.
Điều 169 Luật Lao động 2021 quy định về tuổi nghỉ hưu như sau:
1. Người lao động bảo đảm điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội được hưởng lương hưu khi đủ tuổi nghỉ hưu.
2. Tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035.
Kể từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 3 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 4 tháng đối với lao động nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 3 tháng đối với lao động nam và 4 tháng đối với lao động nữ.
Theo đó, tuổi nghỉ hưu năm 2022 của người lao động làm việc trong điều kiện bình thường là:
- Từ đủ 60 tuổi 06 tháng: Áp dụng với lao động nam.
- Từ đủ 55 tuổi 08 tháng: Áp dụng với lao động nữ.
3. Người lao động bị suy giảm khả năng lao động; làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn nhưng không quá 5 tuổi so với quy định tại Khoản 2 Điều này tại thời điểm nghỉ hưu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
4. Người lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao và một số trường hợp đặc biệt có thể nghỉ hưu ở tuổi cao hơn nhưng không quá 05 tuổi so với quy định tại Khoản 2 Điều này tại thời điểm nghỉ hưu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác...
2. Điều kiện để giáo viên tiểu học nghỉ hưu theo Nghị định 108/2014/NĐ-CP
Câu hỏi:
Tôi tên là Lê Thị Châm Sinh ngày 10/12/1968 là giáo viên Tiểu học tôi đóng bảo hiểm tháng 10/1989, bậc lương hiện tại là 4,58 từ ngày 1/1/2015, hệ số khu vực 0,2. Hiện nay tôi muốn nghỉ hưu theo Nghị định 108 thì làm hồ sơ vào thời kì nào? Và tiền trợ cấp, lương hưu là bao nhiêu??
Trả lời:
Bạn nêu bạn sinh ngày 10/12/1968, là giáo viên Tiểu học tôi đống bảo hiểm tháng 10/1989. Như vậy, tính đến tháng 10/12//2017, bạn mới đủ 49 tuổi và tính đến tháng 8/2017, bạn đóng bảo hiểm được 27 năm 10 tháng. Trong trường hợp này, bạn muốn nghỉ hưu theo diện tinh giản biên chế quy định tại Nghị định 108/2014/NĐ-CP, bạn phải nằm trong các đối tượng được tinh giản biên chế và phải đáp ứng điều kiện về tuổi và số năm tham gia bảo hiểm xã hội. Cụ thể:
Theo quy định tại Khoản 1, Điều 6 Nghị định 108/2014/NĐ-CP về đối tượng thuộc trường hợp tinh giản biên chế, nếu bạn thuộc một trong các trường hợp trên thì bạn sẽ đủ điều kiện nghỉ hưu theo diện tinh giản biên chế. Bên cạnh đó, nếu bạn muốn nghỉ hưu sớm bạn còn cần phải đáp ứng điều kiện về độ tuổi quy định tại Khoản 2, Điều 8 Nghị định 108/2014/NĐ-CP như sau:
“2. Đối tượng tinh giản biên chế quy định tại Điều 6 Nghị định này nếu đủ 55 tuổi đến đủ 58 tuổi đối với nam, đủ 50 tuổi đến đủ 53 tuổi đối với nữ, có thời gian đóng bảo hiểm xã hội đủ 20 năm trở lên, được hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và chế độ quy định tại Điểm a, c Khoản 1 Điều này và được trợ cấp 03 tháng tiền lương cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi so với quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 50 Luật Bảo hiểm xã hội.”
Theo thông tin mà bạn cung cấp, bạn tham gia bảo hiểm xã hội từ tháng 10/1989, tính đến thời điểm tháng 8/2017 thì bạn tham gia bảo hiểm xã hội được 27 năm 10 tháng đáp ứng đủ điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội là từ đủ 20 năm trở lên. Còn về độ tuổi thì bạn nêu đến ngày 10/12/2017 thì bạn mới đủ 49 tuổi. Do đó, căn cứ theo quy định trên thì bạn chưa đáp ứng đủ điều kiện về độ tuổi. Trong trường hợp này bạn phải chờ đến tháng 12/2018 bạn đủ 50 tuổi thì bạn mới đáp ứng được điều kiện về độ tuổi để nghỉ hưu theo quy định tại Nghị định 108/2014/NĐ-CP. Như vậy, để nghỉ hưu theo diện tính giản biên chế bạn phải chờ đến tháng 12/2018 khi đó bạn mới đáp ứng các điều kiện để về hưu sớm.
Về chế độ trợ cấp, cách tính lương hưu sau khi nghỉ việc trong trường hợp bạn về hưu theo diện tinh giản biên chế quy định tại khoản 2 Điều 8 Nghị định 108/2014/NĐ-CP như sau:
Theo quy định tại khoản 2, Điều 8 Nghị định 108/2014/NĐ-CP thì bạn sẽ được hưởng các chế độ sau:
– Không bị trừ tỷ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi.
– Được nhận lương hưu hàng tháng và được cấp thẻ bảo hiểm y tế;
– Được trợ cấp 05 tháng tiền lương cho hai mươi năm đầu công tác, có đóng đủ bảo hiểm xã hội. Từ năm thứ hai mươi mốt trở đi, cứ mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội được trợ cấp 1/2 tháng tiền lương.
– Được trợ cấp 03 tháng tiền lương cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi.
Căn cứ vào Điều 56 Luật bảo hiểm xã hội 2014 có quy định về mức lương hưu hàng tháng.
Như đã nêu trên thì tính đến tháng 12/2018 bạn mới đủ điều kiện nghỉ hưu theo tinh giản biên chế. Do đó, nếu bạn vẫn tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội thì tính đến tháng 12/2018, bạn đóng được 29 năm 4 tháng. Căn cứ theo quy định trên thì cách tính tỷ lệ hưởng lương hưu của bạn như sau: 15 năm đầu = 45%, 14 năm còn lại, mỗi năm tính thêm 2% đối với nữ = 14 x 2% = 28%, 4 tháng được tính là nửa năm, tính thêm = 0.5 x 2%= 1%. Tổng tỷ lệ hưởng lương hưu của bạn là 74%. Như vậy, mức lương hưu hàng tháng bạn được nhận là 74% x mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.
– Được trợ cấp 05 tháng tiền lương cho hai mươi năm đầu công tác, có đóng đủ bảo hiểm xã hội. Từ năm thứ hai mươi mốt trở đi, cứ mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội được trợ cấp 1/2 tháng tiền lương. Ở đây bạn đóng được 29 năm 4 tháng bảo hiểm xã hội thì trong 20 năm đầu công tác, bạn sẽ được hưởng trợ cấp 05 tháng tiền lương. Từ năm thứ 21 đến năm thứ 29, bác có 9 năm 4 tháng đóng tương ứng với 9 x 1/2 tháng = 4,5 tháng tiền lương.
– Trợ cấp 03 tháng tiền lương cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi so với quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 54 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014. Thời gian nghỉ hưu trước tuổi của bạn là: 55 – 50 tuổi = 5 năm. Vì thế bạn sẽ được hưởng 15 tháng tiền lương (mỗi năm 3 tháng).
Về trình tự thực hiện tinh giản biên chế được quy định tại Điều 14 Nghị định 108/2014/NĐ-CP.
Theo đó, người đứng đầu cơ quan tổ chức phải tuyên truyền phổ biến chính sách tinh giản biên chế, sau đó phải xây dựng phương án, lập danh sách và dự toán số tiền trợ cấp cho từng đối tượng tinh giản biên chế. Về trình tự xây dựng phương án tinh giản biên chế được quy định tại Điều 15 Nghị định 108/2014/NĐ-CP như sau:
– Người đứng đầu rà soát chức năng, nhiệm vụ để xác định những nhiệm vụ không còn phù hợp cần loại bỏ, những nhiệm vụ trùng lắp cần chuyển giao sang cơ quan, đơn vị khác; những nhiệm vụ cần phân cấp cho cấp dưới, địa phương và tổ chức sự nghiệp hoặc doanh nghiệp đảm nhận.
– Sắp xếp lại tổ chức, gắn với cải tiến quy chế làm việc, cải cách thủ tục hành chính, loại bỏ tổ chức trung gian.
– Sắp xếp cán bộ, công chức, viên chức, lao động hợp đồng: trong đó, có nội dung lập danh sách tinh giản biên chế
Khi xây dựng phương án xong thì cơ quan có trách nhiệm lập danh sách tinh giản: Chậm nhất là ngày 1/11 năm trước liền kề, các bộ, ngành, địa phương gửi Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính danh sách đối tượng tinh giản biên chế và dự toán kinh phí thực hiện tinh giản biên biên chế để giải quyết 6 tháng đầu năm; Chậm nhất là ngày 01 tháng 5 hàng năm các Bộ, ngành, địa phương gửi Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính danh sách đối tượng tinh giản biên chế và dự toán kinh phí thực hiện tinh giản biên chế 6 tháng cuối năm của Bộ, ngành, địa phương mình để giải quyết theo thẩm quyền. Sau ngày 01 tháng 11 của năm trước liền kề hoặc sau ngày 01 tháng 5 hàng năm, nếu Bộ, ngành, địa phương không gửi danh sách tinh giản biên chế thì không thực hiện tinh giản biên chế theo quy định tại Khoản 1, 2 Điều 16 Nghị định 108/2014/NĐ-CP.
3. Thủ tục xin nghỉ hưu trước tuổi
Muốn nộp đơn xin nghỉ hưu trước tuổi, cần phải chuẩn bị các loại giấy tờ dưới đây theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội.
Câu hỏi: Tôi đóng bảo hiểm xã hội được 32 năm, hiện nay sức khoẻ suy giảm, tôi muốn xin nghỉ hưu trước tuổi thì cần thủ tục gì?
Trả lời:
Điều 108 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về hồ sơ hưởng lương hưu như sau:
1. Hồ sơ hưởng lương hưu đối với người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm:
a) Sổ bảo hiểm xã hội;
b) Quyết định nghỉ việc hưởng chế độ hưu trí hoặc văn bản chấm dứt hợp đồng lao động hưởng chế độ hưu trí;
c) Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa đối với người nghỉ hưu theo quy định tại Điều 55 của Luật này hoặc giấy chứng nhận bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp đối với trường hợp người lao động quy định tại Điều 54 của Luật này.
Như vậy, bạn cần chuẩn bị hồ sơ trên và nộp tại cơ quan Bảo hiểm xã hội để được hưởng lương hưu.
.................................................
Trên đây là nội dung chi tiết của bài viết Giáo viên xin nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 108 được không? Tất cả các tài liệu về Văn bản Giáo dục đào tạo được VnDoc cập nhật và đăng tải thường xuyên. Chi tiết nội dung của các Văn bản, Thông tư mời các bạn cùng theo dõi và tải về sử dụng.
Xem thêm các tài liệu Dành cho Giáo viên chi tiết: